Viêm xoang trán uống thuốc gì? Các loại thuốc bác sĩ khuyên dùng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tai – Mũi – HọngPhó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Viêm xoang trán uống thuốc gì thì điều trị bệnh triệt để? Hiện nay thuốc chữa viêm xoang trán chủ yếu gồm hai loại là thuốc tây y và đông y. Tùy vào thể trạng, độ tuổi, mức độ bệnh cũng như cân nhắc về ưu/nhược điểm của từng loại, người bệnh có thể lựa chọn cho mình phương hướng điều trị phù hợp.

Viêm xoang trán uống thuốc gì?

Người bị viêm xoang trán thường có biểu hiện đau nhức đầu, mặt, chảy nhiều dịch nhầy, tắc nghẽn mũi, khó thở… Để điều trị bệnh hiệu quả, thuốc sử dụng  ngoài làm thuyên giảm triệu chứng phải kiểm soát được nguyên nhân nhiễm trùng (virus, vi khuẩn…). 

Bị xoang trán uống thuốc gì? Thuốc tây y 

Viêm xoang trán thuộc nhóm xoang trước, dịch đổ về phía ngách mũi giữa. Cho nên ngoài thuốc kháng sinh diệt khuẩn thì người bệnh cần kết hợp cả thuốc xịt mũi trong phác đồ điều trị. 

Kháng sinh chữa viêm xoang trán

Kháng sinh dùng để chữa viêm xoang trán cũng tương tự như các dạng bệnh viêm xoang khác. Hiện nay, thuốc kháng sinh đường uống để chữa viêm xoang bao gồm các loại: Penicillin/Amoxicillin, Amoxicillin/clavulanate, Cephalosporins thế hệ 1,2,3, Macrolide, Clindamycin, Imipenem/Meropenem, Trimethoprim/Sulfamethoxazole, Quiniolones (cũ), Aminoglycosides, Quinolones (mới).

Việc sử dụng loại kháng sinh nào trong phác đồ điều trị sẽ phụ thuộc vào:

  • Chúng vi khuẩn gây bệnh và khả năng kháng lại kháng sinh của chúng.
  • Tiền sử dùng kháng sinh trong 4-6 tuần của người bệnh.
  • Độ tuổi, thể trạng và mức độ nghiêm trọng của viêm xoang trán

Nếu người bệnh bị viêm xoang trán ở mức độ trung bình và không sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian gần, người bệnh có thể dùng 1 trong 3 loại kháng sinh sau: 

Cefdinir là kháng sinh thường được sử dụng để điều trị viêm xoang
Cefdinir là kháng sinh thường được sử dụng để điều trị viêm xoang
  • Amoxicillin/clavulanate 
  • Cefpodoxime, cefuroxime 
  • Cefdinir

Trong trường hợp người bệnh bị dị ứng với nhóm kháng sinh beta-lactam thì chuyển sang dùng Trimethoprim/Sulfamethoxazole hoặc nhóm Macrolide. Tuy nhiên, tỷ lệ kháng thuốc của vi khuẩn gây viêm xoang với nhóm kháng sinh không phải beta-lactam có thể lên đến 25%.

Nếu người bệnh có tiền sử điều trị kháng sinh trong thời gian gần thì sử dụng thuốc Quinolone đường hô hấp, amoxicillin/clavulanate, ceftriaxone cho người lớn. Đối với trẻ em thì sử dụng Amoxicillin/clavulanate, Ceftriaxone.

Thông thường, việc kê kháng sinh sẽ dựa trên kinh nghiệm của bác sĩ. Trong vòng 72 giờ sử dụng thuốc, nếu điều trị thất bại và không có thuyên giảm bệnh, bác sĩ sẽ nuôi cấy vi khuẩn để sử dụng loại thuốc có khả năng tương tác tốt nhất.

Thuốc xịt mũi điều trị viêm xoang trán

Ngoài việc sử dụng thuốc kháng sinh, trong phác đồ điều trị viêm xoang của tây y luôn kèm theo thuốc xịt mũi có tác dụng làm giảm tiết dịch nhầy và chống viêm. Thành phần của thuốc xịt mũi thường chứa oxymetazoline hydrochloride 0,05%. Người bệnh có thể tham khảo các loại thuốc như:

Thuốc Hadocort-D trị viêm xoang
Thuốc Hadocort-D trị viêm xoang
  • Hadocort
  • Flixonase
  • Avamys
  • Coldi-B
  • Otrivin

Các loại thuốc trị triệu chứng khác

Ngoài ra thuốc kháng sinh và thuốc xịt mũi là hai loại thuốc thường cố định, tùy vào triệu chứng cụ thể mà bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc:

  • Thuốc kháng histamin H1 dùng điều trị cho người viêm mũi dị ứng diễn tiến thành viêm xoang.
  • Thuốc làm tan nhầy như Guaifenesin để đào thải dịch nhầy dễ dàng hơn.
Thuốc Guaifenesin có tác dụng làm loãng dịch nhầy giúp mũi thông thoáng
Thuốc Guaifenesin có tác dụng làm loãng dịch nhầy giúp mũi thông thoáng

Bất cứ loại thuốc tân dược nào cũng tiềm ẩn tác dụng phụ khi sử dụng. Trong khi thuốc kháng sinh có thể gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, gan, thận, dạ dày thuốc xịt mũi có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng nếu dùng quá liều. Trẻ em dưới 2 tuổi và phụ nữ có thai cần cân nhắc kỹ về việc sử dụng thuốc tây y để trị viêm xoang trán.

Thuốc đông y điều trị viêm xoang trán

Đông y được coi là giải pháp vàng trong điều trị viêm xoang do có khả năng chữa dứt điểm và ngăn ngừa tái phát sau điều trị. Trên thực tế, rất nhiều người bệnh bị nhờn thuốc kháng sinh, mắc viêm xoang mãn tính sau khi dùng thuốc đông y đã điều trị thành công. Người bệnh bị viêm xoang trán có thể tham khảo các bài thuốc sau:

Thuốc đông y chữa viêm xoang trán
Thuốc đông y chữa viêm xoang trán

Tân di thanh phế ẩm 

Tân di thanh phế ẩm là phương thuốc chữa viêm xoang tác động vào tạng Phế nên được các y gia dùng trong trường hợp bệnh do Phế nhiệt. Bài thuốc sử dụng các thảo dược có tác dụng trị phong nhiệt uất trở ở kinh phế, giúp khai thông khí, giảm nghẹt mũi. Thành phần bao gồm các vị:

  • Bách hợp
  • Cam thảo
  • Hoàng cầm
  • Mạch môn
  • Sơn chi
  • Tân di
  • Thăng ma
  • Thạch cao
  • Tri mẫu
  • Tỳ bà diệp

Bài thuốc cổ phương trị viêm xoang có dị ứng

Đối với những người có cơ địa dị ứng, bệnh hình thành do vệ khí suy yếu và tà độc phong hàn xâm nhập cơ thể. Từ đó khiến trán đau nhức, mũi chảy nhiều dịch kèm theo biểu hiện sợ lạnh, sốt thì cần sử dụng bài thuốc có tác dụng bổ khí, cố biểu, khu phong tán hàn. Thành phần bao gồm các vị thuốc:

  • Quế chi
  • Cam thảo
  • Sinh khương
  • Ma hoàng
  • Tang bạch bì
  • Bạch chỉ
  • Ké đầu ngựa
  • Hoàng kỳ
  • Xuyên khung
  • Tế tân

Lưu ý khi dùng thuốc chữa viêm xoang trán an toàn, hiệu quả

Cho dù lựa chọn phương pháp điều trị nào thì người bệnh cũng cần ghi nhớ những lưu ý sau:

  • Đảm bảo đã thực hiện chẩn đoán tại bệnh viện để nắm rõ về bệnh và tình trạng sức khỏe.
  • Sử dụng thuốc theo phác đồ mà bác sĩ/thầy thuốc đưa ra, không tự ý thay đổi liều dùng cũng như ngừng thuốc giữa chừng.
  • Thuốc kháng sinh cần sử dụng đủ ngày, đúng liều để tránh gặp tình trạng nhờn/kháng thuốc.
  • Thuốc xịt mũi chỉ sử dụng liên tục trong 3 ngày rồi ngừng lại, nếu cần sử dụng thêm phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Người bệnh dùng thuốc đông y cần kiên trì do thuốc có tác động từ gốc nên hiệu quả bên ngoài tương đối chậm.
  • Trong quá trình điều trị cần kết hợp điều dưỡng, ăn uống và sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Người bệnh nên phối hợp rửa mũi bằng nước muối sinh lý ít nhất 2 lần/ngày để hỗ trợ diệt khuẩn và làm thông thoáng mũi.

Hy vọng bạn đọc đã giải đáp được vấn đề viêm xoang trán uống thuốc gì qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây. Xoang trán có vị trí tương đối đặc biệt, dễ ảnh hưởng đến các cơ quan khác khi bị viêm nhiễm dễ gây biến chứng. Người bệnh cần nhanh chóng điều trị càng sớm càng tốt để tránh sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Array
Cách chữa
Thuốc chữa

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?