Đau Khớp Vai Nên Uống Thuốc Gì? Chuyên Gia Giải Đáp

Đau khớp vai nên uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh? Chắc hẳn đây là câu hỏi khiến rất nhiều người bệnh băn khoăn hiện nay. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của chuyên gia về vấn đề này nhé!

Khớp vai là một trong những bộ phận có phạm vi cử động rộng và tần suất linh hoạt nhất của cơ thể. Khi bị tổn thương, vùng vai sẽ xuất hiện những cơn đau nhức dai dẳng, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi vận động. Dần dần, cơn đau có thể lan sang vùng cổ, gáy và hai cánh tay, gây ra hiện tượng tê bì hoặc đau nhức.

Bệnh đau khớp vai thường phổ biến ở những người cao tuổi, nhưng đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa và diễn biến nghiêm trọng hơn. Nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh có thể bị biến dạng khớp, hoặc đứng trước nguy cơ liệt và tàn phế suốt đời. Chính vì vậy, việc điều trị kịp thời, đúng cách là hết sức quan trọng.

Đau khớp vai là bệnh lý nghiêm trọng
Đau khớp vai là bệnh lý nghiêm trọng

Theo các chuyên gia, khi bệnh mới khởi phát, cơ thể bắt đầu xuất hiện những cơn đau nhẹ, ngắt quãng. Lúc này, người bệnh nên áp dụng ngay các phương pháp chữa trị ở mức độ nhẹ để đẩy lùi cơn đau nhanh chóng.

Bệnh nhân có thể chườm nóng, lạnh, hoặc đắp các bài thuốc dân gian tại nhà,… kết hợp sử dụng các loại thuốc Tây để chống viêm, giảm đau từ bên trong. Thuốc Tây có ưu điểm mang lại hiệu quả nhanh, được nhiều người sử dụng.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết, khi đau khớp vai thì nên uống thuốc gì và uống như thế nào để đạt được hiệu quả nhanh nhất. Để trả lời câu hỏi này, bạn hãy tìm hiểu ngay các loại thuốc sau đây:

  • Thuốc giảm đau thông thường: Panadol, Efferalgan,…
  • Thuốc giảm đau tại chỗ: Capsaicin,…
  • Thuốc kháng viêm: Anacin, Glucocorticoid,…
  • Thuốc giãn cơ: Eperisone, mephenesin,…

Đau khớp vai nên uống thuốc gì nhanh khỏi?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc giảm đau và chống viêm hiệu quả cho người mắc bệnh lý về xương khớp. Tuy nhiên, việc nên uống thuốc gì và uống như thế nào khi bị đau khớp vai còn phụ thuộc vào điều kiện sức khỏe và tình trạng bệnh của mỗi người.

Một số thuốc giảm đau loại nhẹ có thể sử dụng mà không cần đơn kê của bác sĩ. Người bệnh chỉ cần lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, kết hợp với tư vấn của dược sĩ nơi mình chọn mua.

Tuy nhiên, khi các triệu chứng chuyển biến trầm trọng hơn, người bệnh cần đến các loại thuốc đặc trị, có dược tính mạnh hơn. Những loại thuốc này thường kèm theo nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, bạn cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để sử dụng đúng cách.

Dưới đây là một số loại thuốc trị đau khớp vai phổ biến hiện nay:

Thuốc giảm đau Panadol

Panadol là một sản phẩm không thể thiếu trong tủ thuốc của nhiều gia đình. Loại thuốc này có tác dụng giảm đau, hạ sốt nhanh chóng, phù hợp với các trường hợp từ đau nhẹ đến vừa.

Thuốc giảm đau Panadol
Thuốc giảm đau Panadol

Bạn có thể tìm thấy sản phẩm này tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Panadol có thể sử dụng mà không cần đơn kê của bác sĩ.

Công dụng:

  • Giảm đau cơ, đau do viêm xương khớp.
  • Trị bệnh đau đầu, đau nửa đầu.
  • Phù hợp với các chị em bị đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Giảm đau họng, hạ sốt nhanh chóng.
  • Giảm đau răng sau khi nhổ hoặc thực hiện phẫu thuật nha khoa.

Cách dùng: Các loại thuốc Panadol trên thị trường có hàm lượng chất giảm đau khác nhau, người bệnh cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng:

  • Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: 500 – 1000mg/ lần. Mỗi lần cách nhau 4 – 6 giờ đồng hồ. Không vượt quá 4000mg/ ngày.
  • Trẻ em 6 – 11 tuổi: 250mg – 500mg/ lần. Mỗi lần cách nhau 4 – 6 giờ.

Tác dụng phụ: Panadol ít gây ra các tác dụng phụ. Tuy nhiên, một số ít trường hợp vẫn có thể gặp các triệu chứng như:

  • Rối loạn máu và hệ bạch huyết do giảm tiểu cầu.
  • Phản ứng mẫn cảm trên da như phát ban, phù nề, hội chứng Steven – Johnson.
  • Một số bệnh nhân mẫn cảm với thành phần của thuốc có thể bị co thắt phế quản.
  • Gan xuất hiện những dấu hiệu bất thường.

Chống chỉ định:

  • Người mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.
  • Người dị ứng với caffeine.
  • Người bị bệnh gan, có tiền sử nghiện rượu.

Giá bán:

  • Panadol Extra: khoảng 180.000 – 190.000 VNĐ/ hộp 15 vỉ.
  • Panadol dạng sủi: khoảng 70.000 – 80.000 VNĐ/ hộp 12 vỉ.
  • Panadol viên nhai: khoảng 70.000 – 80.000 VNĐ/ hộp.

Thuốc giảm đau loại nhẹ Efferalgan

Efferalgan cũng là một loại thuốc giảm đau loại nhẹ, thường được người bệnh sử dụng tại nhà để khắc phục nhanh các triệu chứng đau nhức.

Thuốc giảm đau loại nhẹ Efferalgan
Thuốc giảm đau loại nhẹ Efferalgan

Công dụng:

  • Ngăn chặn đường truyền của xung lực đau ngoại biên.
  • Ức chế quá trình điều chế nhiệt ở vùng dưới đồi, để hạ sốt nhanh chóng.
  • Phù hợp với các cơn đau thông thường như: đau đầu, đau khớp bả vai, đau răng, đau mỏi cơ,…
  • Kháng viêm dạng nhẹ.

Cách dùng:

  • Người lớn và trẻ em từ đủ 12 tuổi: 1 – 2 viên/ lần. Mỗi lần cách nhau 4 – 6 tiếng. Tối đa 8 viên/ ngày. Không dùng quá 10 ngày liên tiếp.
  • Trẻ nhỏ 7 – 12 tuổi: 1 – 2 viên/ lần, cách nhau 4 – 6 tiếng. Tối đa 4 viên/ ngày. Không dùng quá 5 ngày liên tiếp.
  • Không được dùng chung với các thuốc có chứa paracetamol khác.

Tác dụng phụ:

  • Triệu chứng phổ biến: nôn mửa, chán ăn, tiêu chảy, ra nhiều mồ hôi, đau hoặc co thắt dạ dày, vùng bụng trên bị sưng,…
  • Triệu chứng hiếm gặp, nguy hiểm: phân chuyển màu đen, nước tiểu đục hoặc có máu, sốt, ớn lạnh bất thường, đau bên hông, thắt lưng, da phát ban, nổi chấm đỏ, mề đay, lở loét miệng môi,…

Chống chỉ định:

  • Người dị ứng với thành phần của Efferalgan.
  • Người bị suy gan, suy thận nặng.
  • Người thiếu hụt men G6PD hoặc người nghiện rượu.

Giá bán: Khoảng 48.000 VNĐ/ 16 viên.

Đau khớp vai nên uống thuốc gì? – Capsaicin

Để trả lời câu hỏi bị đau khớp vai nên uống thuốc gì hiệu quả nhanh nhất, chắc chắn không thể thiếu những loại kem bôi ngoài da như Capsaicin.

Capsaicin hạn chế sự nhạy cảm của các dây thần kinh tại chỗ, giúp bạn xoa dịu cơn đau nhanh chóng. Thuốc dược điều chế từ những hoạt chất trong một số loài ớt khô. Thường được sử dụng dưới dạng gel, kem,… bôi ngoài da.

Công dụng:

  • Giảm đau tại chỗ.
  • Điều trị viêm dây thần kinh do bệnh Zona, đái tháo đường,…
  • Giảm đau nhức xương khớp, viêm khớp dạng thấp và viêm khớp mãn tính.
  • Hỗ trợ giảm đau sau phẫu thuật.
  • Điều trị hội chứng loạn dưỡng phản xạ giao cảm.
  • Trị một số bệnh ngoài da như mẩn ngứa do tiếp xúc nguồn nước ô nhiễm, bệnh vảy nến,…

Cách dùng: Bôi một lớp mỏng vào phần khớp vai bị đau. Dùng 3 – 4 lần/ ngày.

Tác dụng phụ:

  • Có cảm giác nóng ngứa ở da vừa bôi thuốc.
  • Xuất hiện nốt ban đỏ.
  • Bị ho, hô hấp khó khăn.

Chống chỉ định: Người dị ứng với ớt hoặc Capsaicin.

Giá bán:

  • Gel Capsaicin: khoảng 32.000 – 34.000 VNĐ/ tuýp.
  • Kem Capsaicin: 35.000 VNĐ.
  • Miếng dán: 65.000 VNĐ/ 24 miếng.
  • Kem dưỡng da có Capsaicin: 300.000 – 350.000 VNĐ/ lọ 350mg.

Thuốc kháng viêm Advil

Advil là loại thuốc thuộc nhóm kháng viêm không steroid. Loại thuốc này không cần đơn kê, thường được chỉ định để hạ sốt, chống viêm dạng nhẹ, phù hợp với các trường hợp đau nhức do thoái hóa khớp, viêm xương khớp,…

Đau khớp vai nên uống thuốc gì? - Thuốc kháng viêm Advil
Đau khớp vai nên uống thuốc gì? – Thuốc kháng viêm Advil

Công dụng:

  • Giảm thiểu hormone gây viêm và đau.
  • Hạ sốt.
  • Chống viêm.
  • Trị đau đầu, đau răng, đau do chấn thương nhẹ,…
  • Dùng cho người bị viêm, thoái hóa xương khớp, viêm tuyến tụy,…
  • Giảm đau cho người mới phẫu thuật, người đang trong quá trình điều trị ung thư.
  • Chống viêm xương chậu, viêm bộ phận phụ,…

Cách dùng:

  • Giảm đau: dùng 1 – 2 viên/ lẫn. Mỗi ngày 3 lần. Tối đa 6 viên.
  • Viêm khớp vai: dùng 3 – 4 lần/ ngày. Mỗi lần 400mg.

Tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc, người bệnh có thể phải đối diện với các nguy cơ như:

  • Miệng khô, có thể bị kích ứng, lở loét.
  • Đầy bụng, buồn nôn, ợ nóng, chán ăn, tiêu chảy.
  • Mất ngủ, hoa mắt chóng mặt thường xuyên, suy giảm trí nhớ.
  • Hô hấp khó khăn.
  • Tim đập nhanh, huyết áp tăng cao.
  • Thiếu máu, nổi ban xuất huyết.
  • Da ngứa, phát ban.
  • Viêm bàng quang và gặp các vấn đề về thận.

Chống chỉ định:

  • Người bị xuất huyết nội tạng, hen suyễn, suy tim,…
  • Người rối loạn tiền đình, hoặc mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày – tá tràng, đại tràng.
  • Người bị suy tim, đông máu.
  • Có các vấn đề về suy giảm, rối loạn thị giác.

Giá bán: khoảng 520.000 VNĐ/ hộp 360 viên.

Đau khớp vai nên uống thuốc gì? – Glucocorticoid

Glucocorticoid là một loại thuốc chống viêm có dược tính mạnh, đem lại hiệu quả nhanh chóng, nhưng nếu lạm dụng trong thời gian dài có thể dẫn đến các bệnh lý về gan, thận, tiểu đường,…

Công dụng:

  • Chống viêm và dị ứng.
  • Phù hợp với trường hợp viêm khớp và viêm khớp dạng thấp nặng.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh thấp tim.
  • Giảm viêm đau cơ, viêm nút quanh mạch.
  • Các bệnh dị ứng và bệnh ngoài da có tăng sinh tế bào.

Cách dùng:

  • Liều đầu tiên khoảng 10mg.
  • Khi quá đau có thể tiêm trực tiếp 5 – 20mg. Kỹ thuật này chỉ thực hiện tại các bệnh viện với điều kiện vô khuẩn.

Tác dụng phụ:

  • Xuất huyết, ban đỏ,…
  • Gây đốp xương.
  • Tăng nguy cơ sỏi tiết niệu.
  • Gây loét dạ dày, tá tràng.
  • Làm tăng áp lực nhãn cầu.
  • Tác dụng tại chỗ: sần, nổi mụn, mủ, teo da,…

Chống chỉ định:

  • Người bị viêm gan A, B, viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Người bị loãng xương, đái tháo đường, tăng huyết áp.

Giá bán: Glucocorticoid được bán theo đơn kê của bác sĩ, với giá thành quy định tại các bệnh viện.

Thuốc giãn cơ Eperisone

Eperisone là một loại thuốc giãn cơ, giúp làm giảm phản xạ đau của cơ thể tại ổ khớp vai và xung quanh khớp vai. Đồng thời, tăng cường tuần hoàn máu, thư giãn các cơ gân.

Đau khớp vai nên uống thuốc gì? - Eperisone
Đau khớp vai nên uống thuốc gì? – Eperisone

Công dụng:

  • Thư giãn cơ.
  • Giảm đau nhức cơ và xương khớp.
  • Cải thiện hệ thống tuần hoàn máu.

Cách dùng:

  • 50mg chia làm 3 lần uống mỗi ngày.
  • Dùng trong hoặc ngay sau bữa ăn.
  • Liều dùng được chỉ định khoảng 150mg trong 14 ngày liên tục.

Tác dụng phụ:

  • Mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ liên tục, tay chân run rẩy hoặc tê bì.
  • Khó thở, mặt, môi và lưỡi bị sưng.
  • Rối loạn chức năng gan, thận, hệ tiêu hóa, tiết niệu,…
  • Da ngứa hoặc phát ban.
  • Một số ít trường hợp bị sốc thuốc.

Chống chỉ định:

  • Người mẫn cảm với thành phần của Eperisone.
  • Bệnh nhân có vấn đề về gan, thận.
  • Phụ nữ có thai và đang trong giai đoạn cho con bú.

Giá bán: khoảng 200.000 VNĐ/ hộp 50 viên.

Đau khớp vai nên uống thuốc gì? – Mephenesin

Tương tự như Eperisone, Mephenesin cũng là một loại thuốc giãn cơ, thường được chỉ định cho các trường hợp viêm đau khớp vai đi kèm co thắt cơ.

Thuốc giãn cơ hiệu quả Mephenesin
Thuốc giãn cơ hiệu quả Mephenesin

Công dụng:

  • Trị đau lưng, cong vẹo cổ.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như viêm đau khớp bả vai, vôi hóa đốt sống,…

Cách dùng:

  • Dạng viên: Uống 2 – 3 viên/ lần. Mỗi ngày 3 lần.
  • Dạng kem: Sử dụng kết hợp với rubefacient để bôi lên vùng bị đau.

Tác dụng phụ:

  • Mệt mỏi, cơ thể suy nhược.
  • Chán ăn, buồn nôn và nôn mửa.

Chống chỉ định:

  • Người bệnh quá mẫn cảm với thành phần của Mephenesin.
  • Phụ nữ có thai và người đang cho con bú.
  • Trẻ em chưa đủ 15 tuổi.

Giá bán: khoảng 40.000 VNĐ/ hộp 2 vỉ. Mỗi vỉ 12 viên x 500mg.

Lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc điều trị

Đau khớp vai có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào. Các cơn đau sẽ kéo đến đột ngột và tái phát nhiều lần hơn theo thời gian. Nếu người bệnh chủ quan và không có biện pháp chữa trị kịp thời, rất có thể sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như bại liệt, tàn phế,…

Để đẩy lùi cơn đau nhanh chóng, các loại thuốc Tây được xem là phương pháp hữu hiệu và phổ biến hơn cả. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá nhiều hoặc sử dụng thuốc không đúng liều, đúng cách, cũng có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ.

Chính vì vậy, người bệnh nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định sử dụng thuốc. Tốt nhất, bạn nên đến các cơ sở thăm khám để được bác sĩ tư vấn.

Những lưu ý trong quá trình điều trị
Những lưu ý trong quá trình điều trị

Bên cạnh câu hỏi đau khớp vai nên uống thuốc gì, người bệnh cũng cần sửa đổi một số thói quen xấu trong sinh hoạt, tránh ảnh hưởng đến quá trình điều trị và khiến các tổn thương ở vai chuyển biến nghiêm trọng hơn.

Để đẩy nhanh quá trình điều trị và kéo dài thời gian tác dụng của thuốc, người bệnh nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Không tự ý sử dụng những loại thuốc cần đơn kê của bác sĩ.
  • Không tự ý tăng, giảm liều dùng quá mức khuyến cáo được ghi trên hướng dẫn sử dụng của sản phẩm.
  • Hạn chế tối đa các vận động mạnh, có thể gây tổn thương lên vùng vai.
  • Không mang vác các vật nặng và cồng kềnh. Nên dùng cả lực đầu gối và thân trên khi cần nâng đỡ vật dụng. Điều này sẽ giúp vai bạn được giải tỏa áp lực, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ thoát vị đĩa đệm ở những người lớn tuổi.
  • Khi ngủ chú ý không nằm nghiêng, tì đè lên phía khớp vai bị đau.
  • Với trường hợp bệnh mới khởi phát, các cơn đau còn ở mức độ nhẹ, bạn vẫn có thể duy trì việc tập luyện thể dục, thể thao hợp lý. Tuy nhiên, nên tránh các bộ môn dùng nhiều lực cánh tay và bả vai như cầu lông, bóng bàn,…
  • Luôn khởi động kĩ càng trước khi tập luyện các bài tập thể dục hoặc vật lý trị liệu.
  • Tốt nhất, bạn nên dành 15 – 20 phút mỗi ngày để đi bộ, kết hợp vung tay đúng cách. Giúp toàn bộ cơ thể được được rèn luyện nhẹ nhàng, xương khớp linh hoạt hơn.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu canxi, omega – 3,… và các thực phẩm nhằm tăng cường chất nhầy giữa các ổ khớp. Từ đó, hạn chế tình trạng đau nhức và ngăn ngừa các bệnh lý về khớp ở bả vai.
  • Tuyệt đối không sử dụng rượu bia và các chất kích thích trong quá trình điều trị. Điều này không chỉ cản trở tác dụng của thuốc, mà còn có thể gây ra những phản ứng tiêu cực bên trong cơ thể.
Array
Cách chữa
Thuốc chữa
string(13) "viem-khop-vai"

Chuyên mục

Tin mới

Gợi Ý 6 Cách Chữa Mộng Tinh Tại Nhà Hiệu Quả Cho Nam Giới

15 Cách Chữa Yếu Sinh Lý Tại Nhà Hiệu Quả Không Dùng Thuốc

4 Cách Chữa Viêm Họng Hạt Nhanh Khỏi Và Ngăn Ngừa Tái Phát

14 Cách Trị Vảy Nến Dân Gian Hiệu Quả Và Dễ Thực Hiện Tại Nhà

Viêm Xoang Mãn Tính: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Điều Trị

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?