Viêm xoang ở trẻ em: Cách nhận biết và điều trị bệnh an toàn
Viêm xoang ở trẻ em thường gây biến chứng nhanh hơn so với người lớn. Bởi hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu nên các tác nhân vi sinh có thể nhanh chóng lan rộng đến các cơ quan khác. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết trẻ có đang bị viêm xoang hay không, đồng thời hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị an toàn cho trẻ.
Tại sao trẻ thường bị viêm xoang mũi? Nguyên nhân dẫn đến bệnh
Dạng viêm xoang thường gặp ở trẻ em là viêm xoang mũi. Viêm xoang mũi là tình trạng nhiễm trùng niêm mạc mũi và các xoang bên cạnh khiến cho trẻ gặp tình trạng đau nhức và chảy nhiều dịch mũi. Nếu viêm xoang kéo dài dưới 4 tuần là viêm xoang mũi cấp tính, kéo dài từ 4-8 tuần là bán cấp. Còn viêm xoang mũi mãn tính sẽ kéo dài ít nhất 8-12 tuần.
Độ tuổi trẻ bị viêm xoang mũi nhiều nhất là dưới 6 tuổi. Bởi lúc này hệ miễn dịch của trẻ còn chưa phát triển toàn diện nên dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường, thời tiết và các tác nhân vi sinh tấn công. Đây cũng là độ tuổi mà trẻ thường bị mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên và dẫn đến biến chứng viêm xoang.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm xoang ở trẻ em nhưng tỷ lệ mắc bệnh do vi sinh (bao gồm vi khuẩn, virus, nấm) là cao nhất. Các loại vi sinh gây viêm xoang cũng chính là các chủng thường gây viêm amidan, viêm họng hay viêm tai giữa ở trẻ.
Trong đó phải kể đến:
- Hemophillus influenzae
- Streptococcus pneumoniae
- Trực khuẩn mủ xanh (P.aeruginosa)
- E.coli
- Cầu khuẩn (tụ cầu và liên cầu)
- Klebsiella
Các chủng vi sinh này thường khu trú tại mũi họng, phế quản và di chuyển đến mũi để gây nhiễm trùng khi hệ miễn dịch bị suy yếu. Đặc biệt là khi trẻ đang mắc các bệnh lý viêm đường hô hấp trên khác, có cơ địa dị ứng hoặc gầy gò, ốm yếu, khó hấp thụ.
Trẻ bị vẹo vách ngăn, quá phát cuốn mũi, quá phát VA vòm, VA vòi cũng dễ bị viêm xoang. Sự bất thường về mặt cấu trúc khiến cho chức năng mũi suy giảm, quá trình dẫn lưu dịch bị cản trở nên gây ra hiện tượng ứ đọng dịch tại các xoang và dẫn tới viêm xoang.
Như vậy, trẻ sẽ dễ bị viêm xoang nếu ở trong các trường hợp:
- Trẻ từng mắc các bệnh liên quan đến dị ứng hoặc viêm mũi dị ứng
- Trẻ từng bị viêm VA, viêm amidan, hen phế quản
- Trẻ vừa bị cảm cúm, cảm lạnh
- Trẻ bị suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng
- Trẻ bị suy giảm miễn dịch do cha mẹ bị AIDS
- Trẻ có bất thường về giải phẫu hốc mũi
- Trẻ thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá
- Trẻ từng bị trào ngược dạ dày thực quản
Triệu chứng viêm xoang ở trẻ em
Viêm xoang ở trẻ em cũng có những dấu hiệu tương tự như viêm xoang ở người lớn. Tuy nhiên, cha mẹ thường khó nhận biết ngay do biểu hiện viêm xoang mũi ở trẻ em khá tương đồng với bệnh viêm mũi do virus, cảm lạnh hay viêm mũi dị ứng. Dưới đây là những biểu hiện lâm sàng mà cha mẹ có thể quan sát để phán đoán trẻ có đang bị viêm xoang hay không:
- Sốt nhẹ, sổ mũi kéo dài
- Nước mũi chuyển sang màu vàng xanh
- Trẻ bị ho, đau họng, hơi thở hôi
- Có hiện tượng đau mắt hoặc phù nề quanh mắt
- Trẻ trên 6 tuổi có thể phàn nàn về tình trạng nhức đầu
- Trẻ dưới 2 tuổi có biểu hiện đau tai, chảy dịch tai của viêm tai giữa
Viêm xoang ở trẻ nhỏ nguy hiểm không?
Trẻ em bị viêm xoang thường gặp biến chứng nhanh hơn so với người lớn. Hệ miễn dịch suy yếu sẽ tạo điều kiện cho các vi sinh gây bệnh thuận lợi di chuyển đến các cơ quan khác để gây nhiễm trùng.
Trong số các biến chứng của bệnh viêm xoang, trẻ thường mắc phải:
- Viêm họng mãn tính
- Viêm tai giữa ứ dịch
- Viêm phế quản mạn tính, hen suyễn
- Viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu
- Viêm tấy ổ mắt – viêm mí mắt – viêm túi lệ
- Viêm màng não
Các biến chứng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nên cha mẹ cần điều trị dứt điểm cho trẻ càng sớm càng tốt. Sau điều trị cũng cần điều dưỡng cho trẻ cẩn thận để phòng tránh bệnh tái phát nhanh trở lại.
Cách chữa bệnh viêm xoang ở trẻ em
Điều trị viêm xoang ở trẻ em cần đảm bảo các nguyên tắc: Kiểm soát được nguyên nhân dẫn đến bệnh, triệt tiêu các triệu chứng và phòng tránh bệnh tái phát. Các biện pháp chữa viêm xoang ở trẻ hiện nay bao gồm:
Phác đồ điều trị viêm mũi xoang ở trẻ em của Tây y
Ở giai đoạn viêm xoang cấp, trẻ sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh, xịt mũi chống sung huyết hoặc giảm phù nề bằng Corticoid. Đồng thời kết hợp rửa mũi bằng nước mũi sinh lý hoặc khí dung làm giảm tắc nghẽn mũi.
Các loại thuốc kháng sinh thường được chỉ định cho trẻ bao gồm nhóm Beta – lactam, Cephalosporin, thế hệ 1, 2, Macrolid… Thời gian điều trị thường kéo dài trong khoảng 7-14 ngày tùy vào mức độ viêm nhiễm cụ thể và khả năng đáp ứng với kháng sinh của trẻ.
Thuốc chống sung huyết mũi thường chứa Oxymethazolone 0,05% hoặc Xylomethazoline 0,05%. Các loại thuốc này thường được bào chế dưới dạng xịt, tiện sử dụng và giúp giảm nhanh các triệu chứng: đau nhức, phù nề niêm mạc, tắc nghẽn mũi…
Tuy nhiên, các loại thuốc tây y điều trị viêm xoang đều tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Kháng sinh có thể gây ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày, khiến hệ miễn dịch bị suy yếu… Trong khi đó các loại thuốc xịt mũi thường gây khô niêm mạc mũi, dễ dẫn đến tình trạng chảy máu cam.
Cho nên cha mẹ chỉ được dùng thuốc cho trẻ khi đã thăm khám cẩn thận và được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn. Trẻ em dưới 2 tuổi cần đặc biệt thận trọng trong suốt quá trình điều trị bởi khả năng gặp tác dụng phụ là rất cao.
Đối với trẻ bị viêm xoang mũi mãn tính không đáp ứng tốt với thuốc, có bất thường về cấu trúc mũi hoặc đang bị viêm VA, viêm amidan phì đại thì bác sĩ sẽ xem xét và đề nghị phẫu thuật. Các thủ thuật ngoại khoa luôn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nên cha mẹ cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định cho trẻ phẫu thuật.
Cách chữa viêm xoang cho trẻ em bằng dân gian
Điều trị viêm xoang ở trẻ em bằng mẹo dân gian là giải pháp được nhiều phụ huynh lựa chọn nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, các mẹo dân gian chỉ phù hợp để điều trị cho viêm xoang cấp và không hiệu quả với trường hợp viêm xoang mãn tính.
Cha mẹ có thể tham khảo chữa viêm xoang cho trẻ bằng các bài thuốc dân gian an toàn, lành tính sau:
- Gừng và mật ong: Gừng cạo sạch vỏ, đập dập và hãm cùng 200ml nước sôi. Sau khoảng 15 phút thì gạt bỏ bã, thêm một ít mật ong hòa cùng với nước cốt và cho trẻ uống. Mỗi ngày cha mẹ cho trẻ uống 2 lần vào buổi sáng và tối. Lưu ý: Không dùng bài thuốc này cho trẻ dưới 1 tuổi.
- Kinh giới: Lấy một nắm rau kinh giới rửa sạch và đun sôi cùng nước trong khoảng 10 phút để tinh dầu kinh giới được hòa tan. Sau đó cho bé xông mũi với nước kinh giới trong khoảng 15 phút. Bài thuốc này chỉ nên áp dụng với trẻ trên 5 tuổi. Khi xông mũi nên cách mặt nước khoảng 35cm.
- Mộc nhĩ và đường phèn: Mộc nhĩ khô rửa sạch, cắt nhỏ và hấp cùng đường phèn trong khoảng 15 phút. Sau khi mộc nhĩ chín thì để nguội bớt và cho bé ăn. Bài thuốc an toàn và lành tính với mọi lứa tuổi.
Hiệu quả của các bài thuốc dân gian còn tùy thuộc vào cơ địa của trẻ. Nếu trẻ có cơ địa hấp thu tốt thì bài thuốc có thể mang lại hiệu quả cao. Sau 5-7 ngày sử dụng thuốc mà không đem lại hiệu quả tốt, cha mẹ nên ngừng dùng và chuyển sang các biện pháp điều trị khác. Việc kéo dài điều trị có thể khiến bệnh diễn tiến theo chiều hướng xấu và trẻ dễ gặp biến chứng nguy hiểm.
Cách điều trị viêm xoang ở trẻ em theo đông y
Thay vì sử dụng mẹo dân gian, cha mẹ nên áp dụng các bài thuốc đông y chữa viêm xoang cho trẻ. Cũng giống như tây y, đông y là giải pháp chữa bệnh mang tính đặc trị nên cho hiệu quả cao. Việc sử dụng thảo dược tự nhiên rất an toàn và lành tính với trẻ nhỏ. Có thể nói, đông y khắc phục hoàn toàn nhược điểm của của tây y lẫn dân gian.
Theo đông y, viêm xoang ở trẻ chủ yếu do chính khí hư tổn, vệ khí không đủ sức khống chế phong hàn mà hình thành. Cho nên việc điều trị phải chú trọng tăng cường chính khí lẫn giải trừ tà độc.
Lời khuyên của chuyên gia dành cho trẻ bị viêm xoang
Để quá trình điều trị và phòng ngừa viêm xoang cho trẻ đạt hiệu quả tốt nhất, bác sĩ Lê Phương chỉ ra một số điểm cần lưu ý như:
Trẻ bị viêm xoang nên ăn gì, kiêng gì?
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với quá trình điều trị viêm xoang và phục hồi sức khỏe sau bệnh của trẻ. Trong bữa ăn hàng ngày, cha mẹ cho trẻ ăn nhiều các thực phẩm như:
- Thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, chanh…giúp tăng cường sức đề kháng.
- Các thực phẩm chứa nhiều vitamin A như khoai lang, đu đủ, bí đỏ giúp giảm tắc nghẽn xoang hiệu quả.
- Thực phẩm giàu omega-3 như bơ, dầu oliu…giúp phục hồi niêm mạc xoang.
- Thực phẩm giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể như sắn dây, trà hoa cúc…
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên kiêng cho trẻ ăn các thực phẩm gây hại như:
- Thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, hải sản, sữa bò, sữa dê…
- Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ khiến trẻ khó hấp thụ như đồ chiên rán
- Bánh kẹo, nước ngọt có ga chứa nhiều đường
- Thực phẩm cay nóng khiến cơ thể trẻ tích tụ nhiều độc tố hơn.
- Đồ ăn lạnh khiến cho xoang bị sưng nề và tắc nghẽn nghiêm trọng hơn.
Phòng ngừa bệnh viêm xoang ở trẻ
Theo bác sĩ Lê Phương, để ngăn ngừa viêm xoang diễn tiến theo chiều hướng xấu cũng như làm giảm nguy cơ tái phát bệnh sau điều trị, cha mẹ cần lưu ý:
- Điều trị triệt để các bệnh lý viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm, viêm mũi dị ứng…
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người đang bị cảm lạnh, cảm cúm. Trong trường hợp vừa tiếp xúc thì cần rửa tay ngay cho trẻ sau khi tiếp xúc.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc các chất dễ gây dị ứng, dễ kích thích đến mũi như phấn hoa, mỹ phẩm, hóa chất, lông động vật…
- Tăng cường bảo vệ hệ hô hấp của trẻ bằng cách đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài, đến nơi công cộng. Rửa mũi cho trẻ hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
- Cải thiện không khí trong nhà bằng cách thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh và sử dụng máy tạo ẩm, máy lọc không khí.
Viêm xoang ở trẻ em thường gặp nhất vào mùa lạnh nên cha mẹ cần đặc biệt chú ý chăm sóc trẻ cẩn thận. Đặc biệt là sau những đợt cảm cúm, cảm lạnh. Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện bị viêm xoang, cha mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nội dung chínhTại sao trẻ thường bị viêm xoang mũi? Nguyên nhân dẫn đến bệnhTriệu chứng viêm xoang ở trẻ emViêm xoang ở trẻ nhỏ nguy hiểm không?Cách chữa bệnh viêm xoang ở trẻ emPhác đồ điều trị viêm mũi xoang ở trẻ em của Tây yCách chữa viêm xoang cho trẻ em bằng dân […]
Xem chi tiếtNội dung chínhTại sao trẻ thường bị viêm xoang mũi? Nguyên nhân dẫn đến bệnhTriệu chứng viêm xoang ở trẻ emViêm xoang ở trẻ nhỏ nguy hiểm không?Cách chữa bệnh viêm xoang ở trẻ emPhác đồ điều trị viêm mũi xoang ở trẻ em của Tây yCách chữa viêm xoang cho trẻ em bằng dân […]
Xem chi tiếtNội dung chínhTại sao trẻ thường bị viêm xoang mũi? Nguyên nhân dẫn đến bệnhTriệu chứng viêm xoang ở trẻ emViêm xoang ở trẻ nhỏ nguy hiểm không?Cách chữa bệnh viêm xoang ở trẻ emPhác đồ điều trị viêm mũi xoang ở trẻ em của Tây yCách chữa viêm xoang cho trẻ em bằng dân […]
Xem chi tiếtNội dung chínhTại sao trẻ thường bị viêm xoang mũi? Nguyên nhân dẫn đến bệnhTriệu chứng viêm xoang ở trẻ emViêm xoang ở trẻ nhỏ nguy hiểm không?Cách chữa bệnh viêm xoang ở trẻ emPhác đồ điều trị viêm mũi xoang ở trẻ em của Tây yCách chữa viêm xoang cho trẻ em bằng dân […]
Xem chi tiếtNội dung chínhTại sao trẻ thường bị viêm xoang mũi? Nguyên nhân dẫn đến bệnhTriệu chứng viêm xoang ở trẻ emViêm xoang ở trẻ nhỏ nguy hiểm không?Cách chữa bệnh viêm xoang ở trẻ emPhác đồ điều trị viêm mũi xoang ở trẻ em của Tây yCách chữa viêm xoang cho trẻ em bằng dân […]
Xem chi tiết