Amidan Bình Thường Và Amidan Bị Viêm: Cách Nhận Biết Nhanh
Amidan bình thường và amidan bị viêm khác biệt như thế nào? Amidan là một tổ chức thuộc vòng bạch huyết Waldayer. Do đó, nó có vai trò miễn dịch quan trọng đối với hệ hô hấp. Tuy nhiên, do nằm ở vị trí đặc biệt nên amidan cũng dễ bị viêm nhiễm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc nhận biết khi nào amidan bình thường và khi nào amidan đang bị viêm.
Amidan là gì? Bình thường như thế nào?
Amidan là các tổ chức miễn dịch cấu thành vòng bạch huyết Waldayer. Vòng bạch huyết là một vòng tròn khép kín bao gồm 4 tổ chức là amidan vòm (VA), amidan vòi, amidan khẩu cái và amidan lưỡi. Đây chính là nơi tiếp nhận tất cả các vi sinh vật gây hại đi qua mũi miệng và sản sinh ra tế bào miễn dịch để tiêu diệt chúng. Có thể nói các amidan chính là tấm lá chắn bảo vệ hệ hô hấp đầu tiên.
Trong số các amidan, hai amidan khẩu cái và một amidan vòm (VA) là bộ phận dễ bị viêm nhiễm nhất. Các tổ chức này cũng là nơi sản sinh ra nhiều tế bào miễn dịch nhất trong vòng bạch huyết Waldayer. Trước 5 tuổi là thời điểm chúng phát triển mạnh và đảm nhiệm vai trò chính. Sau đó, chúng thoái triển dần và teo nhỏ lại trước dậy thì. Viêm VA là tình trạng nhiễm trùng tại amidan vòm. Còn viêm amidan là tình trạng nhiễm trùng tại amidan khẩu cái.
Amidan được cấu tạo với 3 lớp từ ngoài vào trong cụ thể như sau:
- Biểu mô phủ: Lớp này nằm ngay trên bề mặt amidan với chức năng bảo vệ cũng như ngăn chặn các tác nhân gây bệnh xâm nhập và neo bám trên bề mặt của bộ phận này.
- Mô liên kết: Mô này nằm bên dưới lớp biểu mô phủ, có cấu tạo rất mỏng với nhiều mạch máu và có chức năng cung cấp dưỡng chất, nuôi dưỡng amidan.
- Hạng bạch huyết: Đây là lớp trong cùng và là bộ phận quan trọng nhất của amidan. Hạng bạch tuyết có nhiệm vụ tiết ra các kháng thể tự nhiên giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
Ở trạng thái bình thường, amidan khẩu cái là hai khối mô được nâng đỡ bằng 2 trụ là trụ trước và trụ sau. Chúng có hình dạng bầu dục như hạt hạnh nhân, hồng hào, không bị sưng tấy. Ở trẻ em sẽ quan sát dễ hơn vì amidan ở người lớn đã bị teo lại.
Chức năng của amidan bình thường
Vai trò quan trọng nhất của amidan là cung cấp các thụ thể miễn dịch có lợi để bảo vệ cơ thể. Khi ở trạng thái bình thường, amidan được ví như cửa ngõ quan trọng của hệ hô hấp cũng như tuyến phòng vệ quan trọng trong hệ thống cấu trúc lympho.
Amidan sẽ bảo vệ các cơ quan hầu họng khác trước các mầm mống gây bệnh đường hô hấp. Khi amidan bị viêm, các lympho sẽ sưng to và làm nhiệm vụ che chắn các vi khuẩn không xâm lấn sâu thêm vào cơ thể người bệnh.
Amidan bình thường giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống hô hấp, hầu họng từ các cấu trúc chặt chẽ. Vậy nên khi bị viêm, cơ thể bạn sẽ không được bảo vệ khỏi các xâm nhập bên ngoài. Đồng thời chúng trở thành khu vực lưu trú của các loại vi trùng, vi khuẩn gây bệnh cho các cơ quan khác.
Bằng mắt thường chúng ta khó có thể thấy amidan vòm hay amidan khẩu cái. Amidan có thể phình to hơn so bình thường nhờ khả năng xếp thành nhiều nếp. Các amidan dễ nhìn thấy bằng mắt thường là những amidan dễ bị viêm nhất. Như vậy, amidan vừa giữ trọng trách nhận diện vi khuẩn, tạo kháng thể, đồng thời vừa có thể tiêu diệt vi khuẩn khi chúng tái xâm nhập.
Nguyên nhân khiến amidan bình thường bị viêm
Viêm amidan là triệu chứng viêm nhiễm đường hô hấp, bệnh nếu không được can thiệp kịp thời sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm và để lại các ảnh hưởng nặng nề với sức khỏe người bệnh. Các nguyên nhân khiến amidan bình thường bị viêm là do:
- Do người bệnh có sức đề kháng kém
- Do vi khuẩn streptococcus hoặc virus herpes, cúm, epstein-barr, enterovirus,… gây viêm.
- Vi khuẩn bạch cầu gây ra tình trạng giả mạc khiến đường thở bị tắc nghẽn và tạo ra độc tố.
- Do vệ sinh răng miệng kém tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn phát triển gây bệnh.
- Thời tiết thay đổi đột ngột hoặc do môi trường sống ô nhiễm.
- Người bệnh bị mắc các bệnh khác như: Ho gà, cúm, bệnh răng miệng,.. cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm amidan.
Bên cạnh đó, do cấu trúc vòm họng có nhiều khe, hốc là một trường lý tưởng để xác của vi khuẩn, xác bạch cầu đọng lại. Nếu lâu ngày không được vệ sinh đúng cách sẽ hình thành mủ trắng và gây mùi hôi tại khoang miệng. Vấn đề nhiễm trùng từ đó có thể phát sinh và gây ra tình trạng viêm nhiễm quanh amidan.
Dấu hiệu nhận biết amidan bị viêm
Viêm amidan gồm có hai giai đoạn là viêm amidan cấp và viêm amidan mãn tính. Sau đó có các biến thể như viêm amidan hốc mủ, viêm amidan quá phát viêm amidan do Streptococcus… Mỗi một dạng viêm amidan sẽ có những dấu hiệu điển hình khác nhau.
- Viêm amidan cấp tính: Người bệnh sẽ bị sưng hạch cổ, sốt cao đột ngột từ 39-40 độ C, cảm giác nuốt vướng, lưỡi trắng, bẩn, miệng khô, ho khan hoặc ho có đờm, khàn giọng.
- Viêm amidan mãn tính: Các đợt cấp của viêm amidan tái phát nhiều trong năm, giọng nói thay đổi, thường bị ho vào sáng sớm, hơi thở có mùi hôi, luôn có cảm giác nuốt vướng.
Viêm amidan hốc mủ và viêm amidan quá phát thường xuất hiện ở giai đoạn mãn tính. Viêm amidan hốc mủ đặc trưng bởi hiện tượng xuất hiện đốm trắng trên amidan. Khi khạc nhổ hoặc chạm vào amidan sẽ chảy ra bã trắng, mùi hôi đặc. Còn ở người bị viêm amidan quá phát, amidan bị sưng to bất thường, phì đại sẽ chặn đường thở. Khi ngủ, người bệnh có những cơn ngáy ngủ hoặc ngừng thở từng đợt. Riêng viêm amidan do Streptococcus gây ra sẽ quan sát thấy đốm trên vòm họng, hạch ở cổ nổi lên.
Vậy dấu hiệu nhận biết viêm amidan ở người trưởng thành và trẻ nhỏ có gì khác nhau? Các dấu hiệu cụ thể như sau:
Dấu hiệu nhận biết viêm amidan ở người trưởng thành
- Khàn giọng, sưng đau cổ họng
- Đau nhức tai
- Xuất hiện đốm trắng trên amidan
- Viêm họng
- Sốt cao liên tục
- Khó nuốt và khát nước
Dấu hiệu nhận biết amidan ở trẻ em
Với trẻ nhỏ các dấu hiệu viêm amidan không có biểu hiện rõ nét như ở người lớn. Vậy nên các bậc phụ huynh thường nhầm lẫn triệu chứng này với bệnh cảm cúm hoặc viêm họng thông thường. Việc này rất nguy hiểm vì biến chứng amidan ở trẻ nhỏ có thể tiến triển và ảnh hưởng xấu tới tai – mũi – họng. Phụ huynh cần nhận biết tình trạng viêm amidan ở trẻ thông qua các biểu hiện sau:
- Đau họng, khóc khàn giọng kéo dài trong khoảng 2-3 ngày.
- Cơ thể suy nhược, mệt mỏi thường xuyên, sốt cao và luôn trong trạng thái uể oải.
- Khó nuốt thức ăn và thường có biểu hiện buồn nôn, nôn.
- Trẻ bị chảy nước mũi, ho, đau họng và thường xuyên bị nhức đầu.
- Đau bụng, khó thở.
Cách phòng tránh viêm amidan hiệu quả
Có nhiều nguyên nhân gây viêm amidan bao gồm yếu tố môi trường (ô nhiễm, nhiệt độ, độ ẩm không khí thay đổi), tác nhân vi sinh (virus, vi khuẩn), biến chứng các bệnh khác (viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa…), chế độ ăn uống, sinh hoạt… Do đó, muốn phòng tránh bệnh, bạn đọc cần lưu ý:
- Bảo vệ cổ họng: Luôn giữ ấm cổ họng vào mùa đông hoặc khi thời tiết chuyển mùa. Khi ra ngoài nên đeo khẩu trang để hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây hại. Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, tốt nhất sau khi ăn. Nên dùng thêm nước muối sinh lý để súc miệng, súc họng diệt khuẩn.
- Chế độ ăn uống: Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, Selen, Kẽm để nâng cao hệ miễn dịch. Uống đủ nước hàng ngày để cơ thể thải độc tốt, họng được cấp ẩm. Hạn chế ăn các thực phẩm chứa chua cay, thực phẩm tái sống, đồ uống có ga, có cồn… Tuyệt đối không hút thuốc lá.
- Chế độ sinh hoạt: Mỗi ngày ngủ đủ 6-8 tiếng, không nên thức đêm để hệ miễn dịch hoạt động tốt nhất. Tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng. Nên đến nha khoa định kỳ để khám và vệ sinh răng miệng.
Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết, bạn đọc đã phân biệt được amidan bình thường và amidan bị viêm. Đồng thời biết cách phòng chống viêm amidan hiệu quả. Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường tại cổ họng cũng như amidan, bạn đọc cần đến ngay bệnh viện để thăm khám. Bất kỳ căn bệnh nào liên quan đến amidan cũng nguy hiểm, thậm chí có khả năng tiến triển thành ung thư.
THÔNG TIN HỮU ÍCH:
Nội dung chínhAmidan là gì? Bình thường như thế nào?Chức năng của amidan bình thườngNguyên nhân khiến amidan bình thường bị viêmDấu hiệu nhận biết amidan bị viêmCách phòng tránh viêm amidan hiệu quả Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – […]
Xem chi tiếtNội dung chínhAmidan là gì? Bình thường như thế nào?Chức năng của amidan bình thườngNguyên nhân khiến amidan bình thường bị viêmDấu hiệu nhận biết amidan bị viêmCách phòng tránh viêm amidan hiệu quả Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – […]
Xem chi tiếtNội dung chínhAmidan là gì? Bình thường như thế nào?Chức năng của amidan bình thườngNguyên nhân khiến amidan bình thường bị viêmDấu hiệu nhận biết amidan bị viêmCách phòng tránh viêm amidan hiệu quả Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – […]
Xem chi tiếtNội dung chínhAmidan là gì? Bình thường như thế nào?Chức năng của amidan bình thườngNguyên nhân khiến amidan bình thường bị viêmDấu hiệu nhận biết amidan bị viêmCách phòng tránh viêm amidan hiệu quả Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – […]
Xem chi tiếtNội dung chínhAmidan là gì? Bình thường như thế nào?Chức năng của amidan bình thườngNguyên nhân khiến amidan bình thường bị viêmDấu hiệu nhận biết amidan bị viêmCách phòng tránh viêm amidan hiệu quả Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – […]
Xem chi tiết