Cảnh báo biến chứng viêm amidan nguy hiểm và cách điều trị
Theo các bác sĩ chuyên khoa TMH, biến chứng viêm amidan tương đối nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu nhiễm trùng tái phát nhiều lần. Hiện nay, nhiều người còn chưa nhận thức được mức độ ảnh hưởng của viêm amidan đến sức khỏe nên thường chủ quan trong điều trị. Điều này đã dẫn đến tỷ lệ gặp biến chứng do viêm amidan ngày càng tăng cao.
Biến chứng viêm amidan thường gặp
Viêm amidan là căn bệnh nhiễm trùng ở tổ chức miễn dịch tại họng. Do là cửa ngõ đầu tiên dẫn đến phổi và nối thông với các cơ quan tai, mũi nên người bị viêm amidan có nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm như:
- Biến chứng viêm amidan tại chỗ: Viêm amidan nặng có thể hình thành ổ áp xe tại chỗ hoặc các vi sinh vật gây hại di chuyển đến các mô xung quanh amidan gây viêm. Nếu ổ viêm phát triển quá lớn, phì đại có thể chặn kín họng, khiến người bệnh khó nhai nuốt, ăn uống và thở. Người bị viêm amidan phì đại thường có những cơn thở ngắt quãng khi ngủ.
- Viêm tai giữa: Tai giữa nối thông với mũi họng qua vòi Ơ-tát (vòi Eustache, vòi nhĩ) nên không khí chứa đựng vi khuẩn, virus từ họng có thể di chuyển sang tai và gây viêm tai giữa. Đây cũng là biến chứng thường gặp nhất khi bị viêm amidan, đặc biệt là ở trẻ em. Người bị viêm amidan thường kèm theo viêm tai giữa và ngược lại.
- Viêm xoang mũi: Cũng nằm ở vị trí nối thông với tai, họng nên các vi sinh vật từ amidan có thể dễ dàng di chuyển đến mũi gây nhiễm trùng. Lớp niêm mạc mũi sẽ bị phù nề, xoang mũi trở nên khó lưu thông, dịch tiết không thể thoát ra ngoài và ứ đọng lại. Nếu bạn bị viêm amidan vào tiết trời lạnh, khả năng biến chứng sang viêm xoang mũi là rất cao.
- Viêm thanh quản: Thanh quản gần nhất với amidan nên các vi khuẩn, virus có thể dễ dàng xâm nhập xuống cổ họng và gây viêm. Người bị viêm thanh quản sẽ bị khàn tiếng, ảnh hưởng đến khả năng nói và ăn uống. Nếu viêm thanh quản phát triển theo chiều hướng xấu, người bệnh có thể mất giọng nói.
- Sốt thấp khớp, thấp tim: Đây là một trong những biến chứng toàn thân ở người bị viêm amidan mãn tính do tái nhiễm trùng nhiều lần. Trong trường hợp bị amidan do Streptococcus pyogenes sẽ có nguy cơ gây sốt thấp khớp, thấp tim. Loại vi khuẩn này có thể theo đường máu di chuyển toàn thân gây viêm nhiễm nhiều vùng cơ quan. Nhưng biểu hiện rõ rệt nhất là ở khớp và tim. Tỷ lệ bị tổn thương van tim lên đến 50%. Tổn thương van tim có thể tiến triển đến suy tim và tăng nguy cơ phát sinh chứng rung nhĩ, nhiễm trùng van.
- Viêm cầu thận: Viêm amidan do liên khuẩn cầu dẫn đến viêm cầu thận có tỷ lệ lên đến khoảng 40%. Đây là một biến chứng nhanh do có khả năng xảy ra trong vòng 10 – 15 ngày kể từ lúc nhiễm khuẩn. Viêm cầu thận là căn bệnh rất nguy hiểm bởi thường tiến triển thầm lặng và kéo theo biến chứng suy tim, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Người bị viêm cầu thận thường có biểu hiện phù, tiểu ra máu, tăng huyết áp.
Viêm amidan không phải là bệnh lý gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, trong trường hợp không được điều trị sớm, đúng cách bệnh có thể diễn tiến nghiêm trọng và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần chủ động khám, điều trị viêm amidan sớm ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường của bệnh, để kịp thời ngăn ngừa biến chứng.
Cách điều trị viêm amidan ngăn ngừa biến chứng
Ngay khi xuất hiện những dấu hiệu như đau họng, sưng họng (một bên hoặc cả hai bên), khó nuốt nước bọt, ho, sốt cao đột ngột (39 độ C), người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám. Nếu người bệnh được chẩn đoán là viêm amidan thì cần ngay lập tức tiếp nhận điều trị, tránh để viêm amidan cấp tái phát nhiều chuyển thành mãn tính.
Điều trị viêm amidan theo Tây y
Với viêm amidan, y học hiện đại sẽ điều trị nội khoa trước tiên. Nếu việc dùng thuốc không có hiệu quả mới sử dụng đến thủ thuật ngoại khoa. Thông thường, bác sĩ sẽ kê các loại kháng sinh diệt khuẩn phối hợp cùng các loại thuốc kháng viêm, tiêu sưng, trị ho, giảm đờm…tùy theo triệu chứng xuất hiện ở người bệnh.
Các loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị viêm amidan bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Nhóm beta lactam (iba-mentin, Amoxicillin), nhóm macrolid (Roxithromycin, Clarithromycin)
- Thuốc kháng viêm tiêu sưng: Alphachymotrypsin, Prednisolon
- Thuốc điều trị tại chỗ: Thuốc xông họng (gentamycin pha với dexamethasone), dung dịch súc họng (Cineline), viêm ngậm (Tyrotab).
- Thuốc hạ sốt giảm đau: Aspirin, Ibuprofen, paracetamol.
Nhóm thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, không có tác dụng đối với virus. Trong trường hợp bị viêm amidan do virus, người bệnh sẽ chỉ được sử dụng các loại thuốc điều trị triệu chứng và để cơ thể tự miễn dịch loại bỏ virus gây bệnh.
Người bệnh không được tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà nếu không được bác sĩ chuyên khoa kê đơn. Bởi thuốc tây y thường kèm theo nhiều tác dụng phụ khác như rối loạn đường ruột gây tiêu chảy, khả năng lọc máu của thận giảm, chức năng gan yếu, đau dạ dày… Trẻ nhỏ và phụ nữ có thai khi sử dụng thuốc càng cần cẩn trọng.
Việc lạm dụng kháng sinh hoặc dùng sai liều lượng, cách thức có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc. Điều này rất nguy hiểm đối với việc chữa trị các căn bệnh nhiễm khuẩn về sau.
Trường hợp người bệnh điều trị nội khoa không hiệu quả, vẫn tái phát lại sau điều trị thì cần đến chuyên khoa tái khám lại. Nếu amidan bị viêm nhiễm nặng thì bác sĩ sẽ hội chẩn và đưa ra đề nghị phẫu thuật cắt bỏ. Việc cắt bỏ amidan chỉ được thực hiện trong trường hợp: Viêm amidan tái phát nhiều lần, phát triển phì đại chặn đường thở, dễ gặp biến chứng thấp tim, thấp khớp…
Tuy nhiên, nếu bạn có vấn đề về máu, tim mạch, huyết áp thì không thể phẫu thuật do nguy cơ tử vong là tương đối cao. Trên thực tế, người bị viêm amidan mãn tính có thể không cần phẫu thuật cắt bỏ amidan và điều trị tận gốc bằng Đông y.
Điều trị viêm amidan theo Đông y
Từ xa xưa, y học cổ truyền đã đề cập đến chứng bệnh viêm amidan, được gọi là chứng “nhũ nga”. Chứng bệnh này bắt nguồn từ chính khí hư, tà khí theo mũi miệng xâm nhập vào phế hệ, tà độc đánh kết khô hầu hạch, làm mạch lạc bị ngăn trở, màng cơ bị thiêu đốt. Do đó người bệnh có biểu hiện cổ họng sưng đau, hầu họng đỏ, có thể có nốt mủ trắng, xuất hiện chứng phong nhiệt (sốt cao đột ngột).
Đông y sở hữu rất nhiều bài thuốc điều trị tận gốc viêm amidan cấp – mãn tính, kể cả viêm amidan hốc mủ nguy hiểm. Trong đó phải kể đến:
- Thanh yết lợi cách thang trị viêm amidan cấp tính theo nguyên lý sơ phong thanh nhiệt, giải độc tiết hỏa, lợi yết tiêu thũng: Ngưu bàng tử 12g, Ngân hoa 36g, Liên kiều 20g. Bạc hà, Cát cánh mỗi loại 6g. Cam thảo, Hoàng cầm, Mã thầy, Xuyên tiêu mỗi loại 4g. Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc uống, thuốc sắc chia làm 2 lần sử dụng trong ngày.
- Thanh hầu bổ phế thang trị viêm amidan mãn tính theo nguyên lý dưỡng âm thanh phế, tư thận giáng hỏa, thanh lợi yết hầu: Kha tử, phật tử, cương tàm, tân chỉ, bạch nghệ, sơn trà, quất hồng bì,… Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc uống, thuốc sắc chia làm 2 lần sử dụng trong ngày.
Bên cạnh đó người bệnh có thể kết hợp châm cứu trị liệu:
- Cấp tính: Châm tả các huyệt hợp cốc, nội đình, khúc trì là chủ huyệt, thiên đột, thiểu trạch, ngư tế là phối huyệt, mỗi lần chọn 3 – 4 huyệt, kích thích mạnh, ngày châm cứu từ 1-2 lần.
- Mãn tính: Châm kim các huyệt hợp cốc, khúc trì, túc tam lý, giáp xa. Kích thích vừa hoặc yếu, lưu kim 20-30 phút, mỗi ngày châm 1 lần, thực hiện 7 ngày.
Để điều trị viêm amidan một cách an toàn, người bệnh nên tìm hiểu và lựa chọn những nhà thuốc, trung tâm Đông y uy tín, thầy thuốc có chuyên môn cao.
Dùng mẹo dân gian đẩy lùi viêm amidan
Bên cạnh việc áp dụng phương pháp Đông y hoặc Tây y, người bệnh có thể tham khảo các mẹo dân gian để điều trị viêm amidan. Những bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng nhờ khả năng diệt khuẩn, kháng virus, tiêu viêm, giảm sưng, trừ ho. Dưới đây là một số cách chữa amidan bằng phương pháp dân gian đơn giản bạn có thể tham khảo:
- Dùng chanh tươi trị viêm amidan
Trong chanh tươi chứa rất nhiều khoáng chất, vitamin, canxi, axit citric, chất xơ,… giúp bạn cải thiện và nâng cao hệ thống miễn dịch cơ thể. Hơn nữa chanh còn có khả năng sát trùng, thanh nhiệt giúp người bệnh viêm amidan nhanh khỏi hơn.
Cách sử dụng chanh tươi để trị viêm amidan như sau: Lấy một quả chanh tươi, vắt lấy nước cốt sau đó pha cùng 2 muỗng cà phê mật ong, 50ml nước ấm, khuấy đều và uống ngày 2 lần.
- Chữa viêm amidan bằng rượu tỏi ngay tại nhà
Tỏi là nguyên liệu quen thuộc có tính kháng viêm, kháng trùng và giảm sưng rất hiệu quả. Hơn nữa tỏi còn được ví như một loại kháng sinh tự nhiên giúp cơ thể tăng cường miễn dịch.
Cách sử dụng cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một vài nhánh tỏi, bỏ vỏ, giã nát, đựng trong bình thủy tinh. Tiếp theo đổ rượu 45 độ vào, ngâm trong 10 ngày, khi thấy tỏi chuyển sang vào vàng là có thể dùng. Mỗi ngày bạn sử dụng 2 thìa cà phê nhỏ nước rượu tỏi (sáng, tối). Lưu ý người bị đau dạ dày không nên dùng rượu tỏi vì có thể khiến tình trạng viêm loét trở nên nghiêm trọng. Bên cạnh đó phụ nữ có thai hay người sắp phẫu thuật, rối loạn đông máu cũng không dùng rượu tỏi.
- Kết hợp lá trầu không cùng mật ong
Lá trầu không được biết đến với khả năng chống oxy hóa, kháng khuẩn, diệt trùng, ức chế tác nhân gây bệnh. Vì thế nó rất thích hợp để cải thiện viêm amidan.
Mật ong cũng là nguyên liệu kháng khuẩn, chống viêm vô cùng tốt. Kết hợp lá trầu không và mật ong sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ cho người bị viêm amidan.
Cách sử dụng như sau: Bạn chuẩn bị khoảng 10 lá trầu không, rửa sạch và đem hãm cùng nước sôi. Loại bỏ bã, chắt lấy phần nước cốt rồi cho thêm 4 thìa mật ong vào, khuấy đều, uống sau ăn 30 phút. Mỗi ngày người bệnh nên sử dụng nước lá trầu không mật ong 2 lần.
- Cách trị viêm amidan bằng trà gừng
Một trong những mẹo dân gian phòng ngừa biến chứng viêm amidan đơn giản chính là sử dụng trà gừng. Bởi lẽ gừng có tác dụng hiệu quả trong điều trị một số bệnh lý nhiễm khuẩn nhờ hoạt chất capsaicin và piperine giúp giảm đờm, chống viêm, diệt khuẩn, trừ ho.
Cách thực hiện như sau: Bạn chuẩn bị một miếng gừng nhỏ, rửa sạch và thái nhỏ, hãm cùng nước sôi, sau đó uống mỗi ngày 1-2 lần.
- Cách trị viêm amidan bằng lá hẹ
Lá hẹ ngoài công dụng giúp món ăn thêm ngon còn được sử dụng để kháng khuẩn, kháng virus, nâng cao hệ miễn dịch, tái tạo mô và tế bào bị tổn thương.
Cách dùng lá hẹ ngăn biến chứng viêm amidan như sau: Bạn chuẩn bị một nắm lá hẹ, rửa sạch và cắt khúc nhỏ. Cho lá hẹ vào bát, thêm mật ong, trộn đều và đem đi hấp cách thủy từ 5-10 phút. Cuối cùng bỏ bã, chắt lấy nước cốt lá hẹ mật ong và uống mỗi ngày.
- Cách trị viêm amidan bằng rau diếp cá
Sử dụng rau diếp cá cũng chính là một cách để cải thiện viêm amidan. Cách sử dụng cũng vô cùng đơn giản, bạn chuẩn bị khoản 300g rau diếp cá, rửa sạch cho vào nồi, đổ thêm 500ml nước vo gạo và đun sôi. Khi nước sôi đun tiếp khoảng 5 phút, sau đó bỏ bã, lọc lấy phần nước uống hằng ngày.
Lưu ý khi điều trị và phòng ngừa biến chứng amidan
Ngoài thực hiện các phương pháp điều trị viêm amidan trên, người bệnh cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Để ngăn ngừa biến chứng viêm amidan một cách hiệu quả và an toàn, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám, điều trị.
- Các mẹo dân gian chỉ thích hợp với trường hợp bệnh nhẹ, chưa chuyển biến xấu. Đồng thời để đạt được kết quả bạn nên kiên trì thực hiện mỗi ngày.
- Các phương pháp đều cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không quá lạm dụng hay tự ý tăng liều lượng thuốc.
- Kết hợp vệ sinh tai mũi họng thường xuyên để ngăn ngừa hiệu quả biến chứng viêm amidan.
- Xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, khoa học. Theo đó người bệnh nên uống nhiều nước, ăn thực phẩm giàu vitamin C, A, E,… Đồng thời hạn chế ăn thực phẩm quá lạnh, khô cứng.
- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh viêm amidan.
- Luôn giữ không gian sống sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát. Chuyên gia khuyên rằng người bệnh có thể sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ.
- Luôn giữ ấm vùng cổ họng mỗi khi thay đổi thời tiết.
- Hạn chế nói to, nói nhiều gây tổn thương vòm họng.
- Tăng cường rèn luyện thân thể bằng những bài tập thể dục vừa sức.
- Thăm khám định kỳ một năm 2 lần để kịp thời phát hiện biến chứng, điều trị dứt điểm.
Với những thông tin về biến chứng viêm amidan trên mong rằng đã giúp người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng, mức độ ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe. Viêm amidan hoàn toàn có thể chữa khỏi và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu được khám và điều trị kịp thời. Do đó, người bệnh cần sớm đến cơ sở y tế và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để ngăn ngừa các ảnh hưởng không tốt, biến chứng nguy hiểm của bệnh với sức khỏe.
Nội dung chínhBiến chứng viêm amidan thường gặpCách điều trị viêm amidan ngăn ngừa biến chứng Điều trị viêm amidan theo Tây yĐiều trị viêm amidan theo Đông yDùng mẹo dân gian đẩy lùi viêm amidanLưu ý khi điều trị và phòng ngừa biến chứng amidan Viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không ắt hẳn […]
Xem chi tiếtNội dung chínhBiến chứng viêm amidan thường gặpCách điều trị viêm amidan ngăn ngừa biến chứng Điều trị viêm amidan theo Tây yĐiều trị viêm amidan theo Đông yDùng mẹo dân gian đẩy lùi viêm amidanLưu ý khi điều trị và phòng ngừa biến chứng amidan Viêm amidan mãn tính có nên cắt không là mối […]
Xem chi tiếtNội dung chínhBiến chứng viêm amidan thường gặpCách điều trị viêm amidan ngăn ngừa biến chứng Điều trị viêm amidan theo Tây yĐiều trị viêm amidan theo Đông yDùng mẹo dân gian đẩy lùi viêm amidanLưu ý khi điều trị và phòng ngừa biến chứng amidan Có nên cắt amidan cho người lớn không? Cũng giống […]
Xem chi tiếtNội dung chínhBiến chứng viêm amidan thường gặpCách điều trị viêm amidan ngăn ngừa biến chứng Điều trị viêm amidan theo Tây yĐiều trị viêm amidan theo Đông yDùng mẹo dân gian đẩy lùi viêm amidanLưu ý khi điều trị và phòng ngừa biến chứng amidan Sau cắt amidan có hết viêm họng hay không? Thực […]
Xem chi tiếtNội dung chínhBiến chứng viêm amidan thường gặpCách điều trị viêm amidan ngăn ngừa biến chứng Điều trị viêm amidan theo Tây yĐiều trị viêm amidan theo Đông yDùng mẹo dân gian đẩy lùi viêm amidanLưu ý khi điều trị và phòng ngừa biến chứng amidan Sỏi amidan có nguy hiểm không là vấn đề mà […]
Xem chi tiết