Đau Bụng Dưới Bên Trái Nữ Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Cách Xử Lý
Đau bụng dưới bên trái nữ là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm. Vậy, các bệnh đó là gì? Làm sao để nhận biết và đâu là biện pháp xử lý tốt nhất? Hãy theo dõi bài chia sẻ dưới đây để nhận biết các bệnh lý do đau bụng dưới gây ra chính xác nhất.
Nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái nữ
Bụng dưới bên trái là khu vực được tính từ rốn cho đến xương chậu. Khu vực ổ bụng này ở nữ giới bao gồm phần cuối của ruột già, đại tràng sigma, trực tràng, buồng trứng. Chính vì vậy, khi có biểu hiện đau nhức vùng bụng này có thể do cơ
Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là một trong những nguyên nhân gây đau bụng dưới ở bên trái dễ gặp phải nhất. Tình trạng này do ăn uống không đảm bảo dẫn đến ruột già có thể đau sưng hoặc bị co thắt. Từ đó gây ra các cơn đau co thắt kèm triệu chứng người nóng sốt, đầy bụng, tiêu chảy, đi ngoài ra máu.
Tình trạng rối loạn tiêu hóa không được điều trị kịp thời khiến cơ thể bị mất nước do tiêu chảy nhiều, cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Tình trạng bệnh xảy ra thường xuyên dẫn đến các bệnh lý như viêm đường ruột, viêm đại tràng, viêm loét dạ dày, và nguy hiểm hơn là ung thư đường ruột.
Viêm túi thừa
Đây là tình trạng bệnh xảy ra khi một hoặc nhiều túi thừa bị viêm nhiễm, sưng đỏ. Tình trạng bệnh ở 2 dạng là nhẹ hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng. Các dấu hiệu viêm lâu ngày không được điều trị sẽ dẫn đến tình trạng nguy hiểm như: Xuất huyết (chảy máu ruột già), thủng ruột, tắc nghẽn ruột, áp xe…
Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là tình trạng bệnh do viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau. Trường hợp nhẹ khiến niêm mạc kém bền vững và dễ gây chảy máu. Khi viêm nhiễm ở giai đoạn nặng có thể xuất hiện các ổ loét, xuất huyết và có ổ áp xe đại tràng.
Đối với phụ nữ, vùng bụng dưới bên trái là khu vực chứa cả buồng trứng. Chính vì vậy, khi có dấu hiệu đau ở khu vực này có thể do các nguyên nhân liên quan đến bệnh phụ khoa sau:
Thời kỳ rụng trứng
Những cơn đau nhói vùng bụng dưới xảy ra vào ngày rụng trứng là hiện tượng gặp phải ở rất nhiều phụ nữ. Vào thời gian này, buồng trứng thường rụng cùng một số chất dịch và máu gây kích ứng niêm mạc bụng gây ra cảm giác đau. Các dấu hiệu đau bụng này thường tự khỏi khi kỳ rụng trứng kết thúc.
Hội chứng tiền kinh nguyệt
Là triệu chứng thay đổi rõ rệt về mặt thể chất hoặc tâm trạng xảy ra đều đặn hàng tháng trong khoảng thời gian trước khi có kinh nguyệt. Ngoài đau bụng dưới bên trái, còn kèm theo các triệu chứng như: Đau đầu, nổi mụn trứng cá, tính khí thay đổi,…
Viêm vòi trứng
Đau bụng dưới bên trái nữ có thể là do bệnh viêm vòi trứng gây ra. Dấu hiệu nhận biết là những cơn đau buốt và lan tới cả vùng bụng, phía dưới rốn. Tình trạng bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
Viêm vùng chậu
Là tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục trên ở phụ nữ, bao gồm viêm nội mạc tử cung, viêm ống dẫn trứng, áp-xe tai vòi – buồng trứng và viêm phúc mạc chậu. Triệu chứng đau bụng dưới bên trái thường đột ngột, khoảng 1/3 trường hợp có xuất huyết âm đạo bất thường, ra khí hư nhầy mủ, sốt và tiểu đau. Bên cạnh đó, một số trường hợp kèm dấu hiệu tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói.
Biến chứng bệnh viêm vùng chậu có thể gặp phải là: Gây đau vùng chậu mãn tính, xuất huyết âm đạo, áp – xe phần phụ, mang thai ngoài tử cung hoặc vô sinh.
Buồng trứng bị xoắn
Đau bụng dưới bên trái nữ giới có thể là do buồng trứng bị xoắn lại với nhau. Bệnh gây ra tình trạng cắt đứt nguồn cung cấp máu cho buồng trứng và dẫn đến những cơn đau nhói. Tình trạng xoắn buồng trứng thường khó trở lại trạng thái như ban đầu mà sẽ dẫn đến tình trạng nguy hiểm như vỡ nứt, nhiễm trùng, nhiễm độc và mất máu cấp,…
U nang buồng trứng
Đây là tình trạng xuất hiện các cơn đau bụng dưới kèm hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, máu kinh có màu đen, vón cục to và vùng bụng dưới căng cứng. Bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây xoắn u nang, vỡ nang hoặc chèn ép các tạng xung quanh.
Mang thai ngoài tử cung
Đây là dấu hiệu mang thai nằm ở bên ngoài tử cung có thể đe dọa tới sức khỏe cũng như sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Dấu hiệu nhận biết là các cơn đau bụng âm ỉ rồi đau tăng dần, rong huyết, buồn nôn, nôn ói.
Đau bụng dưới bên trái nữ còn có thể do một số bệnh lý đường tiết niệu gây ra như:
Sỏi tiết niệu
Đây là hiện tượng sỏi kết lại ở thận và ống niệu – cơ quan vận chuyển nước tiểu từ thận đến bàng quang. Các viên sỏi có thể gây ra những cơn đau quặn ở bụng dưới và lan đến lưng giữa ở bên trái và bẹn. Một số triệu chứng đi kèm gồm: Buồn nôn, nôn mửa, đi tiểu buốt và tiểu ra máu.
Nhiễm trùng đường niệu
Tình trạng nhiễm trùng gây ra những cơn đau đột ngột ở vùng bụng dưới bên trái. Các cơn đau này có thể xảy ra tại các xương sườn nằm ở vùng lưng dưới hoặc nằm ở vị trí trung tâm. Bên cạnh đau bụng, đau lưng, người bệnh bị nhiễm trùng đường niệu còn gặp phải tình trạng tiểu tiện nhiều lần và đau buốt khi tiểu.
Ngoài các nguyên nhân trên, đau bụng dưới bên trái ở nữ giới còn do: Có vết bầm hay khối máu tụ bên trong thành bụng, viêm các mạch máu ở vùng bụng dưới bên trái,…
Đau bụng dưới bên trái ở nữ nguy hiểm không?
Đau bụng dưới bên trái ở nữ giới cực kỳ nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Ở nữ giới đây là vị trí gồm nhiều cơ quan quan trọng nhất là buồng trứng. Do đó, dấu hiệu đau nhức lâu ngày không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh mà còn ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.
Đối với một số căn bệnh, nhất là bệnh phụ khoa không điều trị kịp thời hoặc có giải pháp trị dứt điểm sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm là vô sinh. Chính vì vậy, khi có dấu hiệu đau vùng bụng dưới bên trái phụ nữ không nên chủ quan. Khi đó người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có giải pháp điều trị phù hợp.
Đau bụng dưới bên trái nữ giới cần làm gì?
Khi có dấu hiệu đau bụng dưới bên trái, phụ nữ nên xử lý bằng cách sau:
Giảm đau bằng các biện pháp dân gian
Khi xuất hiện các cơn đau, phụ nữ có thể thực hiện một số biện pháp dân gian để giảm cảm giác đau quặn trong bụng như sau:
- Chườm nóng: Chườm nóng được cho là phương pháp hữu hiệu giúp xoa dịu cơn đau bụng. Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị bình nước nóng sau đó bọc lại bằng khăn rồi lên khu vực bị đau chừng 5 – 10 phút. Hoặc bạn có thể dùng túi chườm đặt lên vùng bụng cũng có hiệu quả giảm đau nhanh chóng.
- Nước hoa hồng: Uống trà nụ hồng phơi khô rất tốt cho đường tiêu hóa cũng như trấn an tinh thần. Vì vậy, khi sử dụng loại trà này hằng ngày sẽ giúp hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa cũng như giảm cơn đau bụng kinh ở nữ giới.
- Mật ong: Mật ong có tác dụng như kháng sinh tự nhiên giúp giảm nhanh các triệu chứng đau và giúp ổn định hệ tiêu hóa. Cách dùng như sau: Pha 1 – 2 thìa mật ong với nước ấm dùng uống trực tiếp để làm dịu cơn đau.
- Trà gừng tươi: Gừng tác dụng làm ấm bụng, lưu thông máu hiệu quả nên có thể làm giảm cơn đau bụng dưới bên trái. Cách dùng: Pha nước nóng cùng với vài lát gừng rồi dùng khi nước còn ấm giúp cải thiện tình trạng đau ngay lập tức.
- Lá ổi: Để cải thiện chứng đau bụng dưới bên trái ở nữ theo cách dân gian có thể dùng lá ổi. Cách dùng: Lấy búp ổi non đem sao nóng cùng vài hạt muối và đun sắc cùng với một củ gừng đã nướng trong 15 phút. Chắt nước thuốc uống mỗi ngày 2 lần chứng đau bụng sẽ giảm dần.
Các cách giảm đau dân gian này chỉ có hiệu quả khi tình trạng đau nhẹ hoặc đau do kỳ kinh nguyệt gây ra. Vì vậy, nếu cơn đau kéo dài trên 3 ngày không rõ nguyên nhân người bệnh nên đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị.
Thăm khám tại các cơ sở y tế
Khi đến cơ sở y tế thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các dấu hiệu sau:
- Kiểm tra tổng quan cơ thể xem có bị thiếu máu, nhiễm trùng hay không.
- Kiểm tra phản ứng đau tại vùng bụng dưới bên trái và dấu hiệu khác trên bụng.
- Khám âm đạo, kiểm tra tình trạng khí hư có bất thường, bị viêm ở cổ tử cung, hay ra huyết bất thường không.
- Kiểm tra lâm sàng xem có dấu hiệu có u, đau của tử cung, tai vòi hay bệnh ở buồng trứng hay không.
- Khám hậu môn, trực tràng kiểm tra xem cơ thể có mắc bệnh lý về tiêu hoá không.
Thực hiện một số xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái nữ giới có thể gặp phải như:
- Công thức máu: Giúp kiểm tra dấu hiệu thiếu máu nếu có hoặc xuất huyết, tăng bạch cầu khi nhiễm trùng.
- Định lượng βhCG kiểm tra chính xác bệnh nhân có mang thai hay không.
- Siêu âm: Giúp kiểm tra và xác định các tình trạng u nang buồng trứng, u xơ tử cung, thai ngoài tử cung hoặc sỏi đường tiết niệu.
- Chụp MRI bụng chậu: Kiểm tra xem cơ thể người bệnh có dấu hiệu u buồng trứng xoắn, u xơ thoái hoá hoặc dấu hiệu nghi ngờ thai ngoài tử cung mà siêu âm không tìm thấy vị trí thai.
- Nội soi ổ bụng giúp chẩn đoán chính xác tình trạng viêm vùng chậu.
Sau khi tiến hành kiểm tra, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các biện pháp điều trị sao cho phù hợp với từng nguyên nhân cụ thể.
- Nếu nguyên nhân do kinh nguyệt, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc điều hòa kinh kèm theo chế độ ăn uống hợp lý.
- Nguyên nhân do viêm nhiễm, rối loạn tiêu hóa ở giai đoạn nhẹ thì được bác sĩ kê các loại thuốc giảm đau, kháng viêm để điều trị.
- Nếu đau bụng dưới bên trái do u, sỏi hoặc viêm nhiễm nặng cần tiến hành phẫu thuật để điều trị tránh bệnh biến chứng nặng hơn ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh sản.
Mỗi nguyên nhân gây bệnh đều có các phương pháp điều trị khác nhau sao cho phù hợp với tình trạng cụ thể. Do đó, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc Tây y khi chưa rõ nguyên nhân gây đau hoặc chưa được bác sĩ cho phép.
Cách phòng ngừa đau bụng dưới bên trái ở nữ giới
Một số cách phòng ngừa tình trạng đau bụng dưới bên trái nữ giới có thể thực hiện hàng ngày như:
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ nhất là khu vực vùng kín để tránh mắc phải các bệnh phụ khoa.
- Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm để tầm soát và theo dõi các bệnh lý u nang buồng trứng, u xơ tử cung, sỏi tiết niệu,….
- Khi nghi ngờ có thai, nên đi khám thai để kiểm tra thai đã vào trong tử cung hay chưa.
- Cần có chế độ quan hệ tình dục hợp lý, tránh lạm dụng quá nhiều. Bên cạnh đó, nên sử dụng bao cao su để giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục.
- Có chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể.
- Thường xuyên tập luyện thể dục cũng là cách phòng ngừa các nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái hiệu quả.
Đau bụng dưới bên trái nữ tiềm ẩn nguy cơ mắc phải các bệnh lý rất nguy hiểm. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, chị em phụ nữ cần có biện pháp phòng ngừa ngay từ những thói quen hàng ngày.
Nội dung chínhNguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái nữRối loạn tiêu hóaViêm túi thừaViêm đại tràngThời kỳ rụng trứngHội chứng tiền kinh nguyệt Viêm vòi trứngViêm vùng chậuBuồng trứng bị xoắnU nang buồng trứngMang thai ngoài tử cungSỏi tiết niệuNhiễm trùng đường niệu Đau bụng dưới bên trái ở nữ nguy hiểm không?Đau bụng dưới […]
Xem chi tiếtNội dung chínhNguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái nữRối loạn tiêu hóaViêm túi thừaViêm đại tràngThời kỳ rụng trứngHội chứng tiền kinh nguyệt Viêm vòi trứngViêm vùng chậuBuồng trứng bị xoắnU nang buồng trứngMang thai ngoài tử cungSỏi tiết niệuNhiễm trùng đường niệu Đau bụng dưới bên trái ở nữ nguy hiểm không?Đau bụng dưới […]
Xem chi tiếtNội dung chínhNguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái nữRối loạn tiêu hóaViêm túi thừaViêm đại tràngThời kỳ rụng trứngHội chứng tiền kinh nguyệt Viêm vòi trứngViêm vùng chậuBuồng trứng bị xoắnU nang buồng trứngMang thai ngoài tử cungSỏi tiết niệuNhiễm trùng đường niệu Đau bụng dưới bên trái ở nữ nguy hiểm không?Đau bụng dưới […]
Xem chi tiếtNội dung chínhNguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái nữRối loạn tiêu hóaViêm túi thừaViêm đại tràngThời kỳ rụng trứngHội chứng tiền kinh nguyệt Viêm vòi trứngViêm vùng chậuBuồng trứng bị xoắnU nang buồng trứngMang thai ngoài tử cungSỏi tiết niệuNhiễm trùng đường niệu Đau bụng dưới bên trái ở nữ nguy hiểm không?Đau bụng dưới […]
Xem chi tiếtNội dung chínhNguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái nữRối loạn tiêu hóaViêm túi thừaViêm đại tràngThời kỳ rụng trứngHội chứng tiền kinh nguyệt Viêm vòi trứngViêm vùng chậuBuồng trứng bị xoắnU nang buồng trứngMang thai ngoài tử cungSỏi tiết niệuNhiễm trùng đường niệu Đau bụng dưới bên trái ở nữ nguy hiểm không?Đau bụng dưới […]
Xem chi tiết