Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Điều trị như nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tiêu hóaPhó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Mức độ nguy hiểm của trào ngược dạ dày – một vấn đề quan tâm của nhiều người bị mắc bệnh này. Vậy tình trạng trào ngược acid từ dạ dày lên thực quản có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của bệnh nhân? Hãy tiếp tục theo dõi bài chia sẻ dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.

Khái niệm và triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là một căn bệnh thường gặp liên quan đến dạ dày. Thông qua thống kê, ta nhận thấy rằng tình trạng trào ngược dạ dày đang có xu hướng gia tăng ở Việt Nam.

Bệnh được gây ra bởi một số nguyên nhân như thói quen ăn uống không đúng cách, chế độ sinh hoạt và làm việc không khoa học. Những tác động xấu này gây ảnh hưởng đến dạ dày, làm tăng tiết acid dạ dày và gây ra hiện tượng trào ngược lên thực quản. Bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng đặc trưng của trào ngược dạ dày như:

  • Hiện tượng ợ hơi: Khi acid dạ dày trào ngược, cơ thắt thực quản thư giãn làm cho khí hơi không thể được giữ trong dạ dày và bị đẩy lên miệng, gây ra triệu chứng ợ hơi.
  • Cảm giác chát hoặc chua: ợ chua và ợ chát là kết quả của sự trào ngược acid và khí từ dạ dày lên miệng, gây ra cảm giác cháy rát và vị chát ở vùng cuống họng.
  • Cảm giác buồn nôn, nôn: Đây là những triệu chứng phổ biến khác mà người bị trào ngược dạ dày có thể gặp phải.

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể trải qua một số triệu chứng khác như: cảm giác nóng rát ở vùng ngực và cổ; ho khan, giọng khàn hoặc mất tiếng; cảm giác đắng miệng, tiết nước bọt nhiều trong miệng; đau ngực, khó thở hoặc thở gấp;…

Vì vậy, để tránh tình trạng trào ngược dạ dày, bệnh nhân cần tìm hiểu về mức độ nguy hiểm của bệnh và các phương pháp ngăn ngừa nguy cơ và điều trị bệnh từ giai đoạn ban đầu.

Trào ngược dạ dày là bệnh về tiêu hóa phổ biến đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc phải
Trào ngược dạ dày là bệnh về tiêu hóa phổ biến đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc phải

Bị trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày là bệnh thường gặp, nhiều đối tượng có thể mắc phải. Tình trạng trào ngược có thể dẫn đến một số triệu chứng gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên dấu hiệu ban đầu thường là ợ hơi, nôn và buồn nôn do đó người bệnh có thể nhầm lẫn với một số bệnh về tiêu hóa khác. Từ đó chủ quan không thăm khám và áp dụng biện pháp điều trị ngay từ ban đầu.

Trào ngược lâu ngày rất nguy hiểm, nó có thể gây biến chứng ảnh hưởng hoạt động của dạ dày và mắc bệnh về thực quản. Các chuyên gia đánh giá các biến chứng do trào ngược acid gây nên cần thời gian điều trị lâu và khó điều trị khỏi hoàn toàn.

Dưới đây là một số biến chứng bệnh trào ngược có thể mắc phải. Và đây chính là câu trả lời thuyết phục nhất cho câu hỏi bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Biến chứng nguy hiểm của bệnh trào ngược dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dày để lâu có nguy hiểm không? Bệnh trào ngược dạ dày ĐẶC BIỆT NGUY HIỂM nếu không được phát hiện và điều trị ngay từ khi mới bắt đầu có dấu hiệu. 

Ban đầu, các triệu chứng trào ngược acid dịch vị chỉ gây khó chịu cho người bệnh. Sau một thời gian, bệnh trở nên nặng hơn, các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đau thượng vị xuất hiện thường xuyên hơn. Lâu dần acid dịch vị trong dạ dày có thể gây viêm niêm mạc dạ dày và ảnh hưởng đến hệ hô hấp.

Nếu tình trạng bệnh kéo dài không được điều trị dứt điểm bằng có thể dẫn đến một số biến chứng như:

Viêm đường hô hấp

Khi bị trào ngược dạ dày, dịch acid bị trào ngược vào đường hô hấp khiến bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp. Một số bệnh có thể mắc phải như: Viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi, hen suyễn,…

Nếu tình trạng bệnh không được điều trị dứt điểm, tình trạng viêm có thể nặng hơn, khó điều trị khỏi hoàn toàn. 

Hẹp thực quản

Trào ngược acid lên thực quản khiến niêm mạc thực quản nhanh chóng bị tổn thương gây sưng đau, viêm loét và gây hẹp thực quản. Khi đó người bệnh sẽ thường xuyên bị buồn nôn, nôn ói, khó nuốt thức ăn, đau tức ngực,… Vùng viêm loét ở niêm mạc thực quản lâu ngày sẽ bị xơ hóa gây co rút thực quản, hẹp thực quản.

Loạn sản Barrett thực quản

Lượng acid trong dạ dày tiếp xúc với thực quản quá lâu ngày sẽ khiến cho các tế bào lót bị biến đổi màu sắc. Từ đó dẫn đến Barrett thực quản có nguy cơ cao dẫn đến tình trạng ung thư thực quản. Biến chứng này được đánh giá là rất nguy hiểm và khó phát hiện kịp thời để điều trị bệnh hiệu quả. Đây cũng là dẫn chứng thuyết phục cho vấn đề trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Viêm loét thực quản

Acid dịch vị trào ngược liên tục sẽ gây nhiễm trùng thực quản và làm mòn mô thực quản. Thời gian dài, người bệnh sẽ bị viêm loét trên niêm mạc diện rộng và có thể dẫn đến nguy cơ bị xuất huyết dạ dày

Một số triệu chứng cho thấy người bệnh đang gặp phải tình trạng viêm loét dạ dày thực quản như: Nóng rát thực quản, tức ngực, khó thở, đau khi nuốt thức ăn,… Nếu người bệnh có dấu hiệu nôn ra máu, đi ngoài ra máu là khi tình trạng viêm loét ở giai đoạn nặng. Khi đó người bệnh cần tiến hành phẫu thuật khẩn cấp để tránh mất máu quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.

Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? - Rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến tình trạng viêm loét ảnh hưởng quá trình tiêu hóa
Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? – Rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến tình trạng viêm loét ảnh hưởng quá trình tiêu hóa

Ung thư thực quản

Ung thư thực quản là biến chứng nguy hiểm nhất khi bị trào ngược dạ dày. Biến chứng này đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh, nhất là trường hợp bệnh nhân trên 50 tuổi. 

Ung thư thực quản khó phát hiện ngay từ giai đoạn đầu, do đó hầu hết bệnh nhân đều thực hiện chữa trị khi bệnh đã nặng và rất khó có thể chữa khỏi được. Một số dấu hiệu cho thấy người bệnh có nguy cơ bị ung thư thực quản đó là: nuốt nghẹn, đau nhức xương ức, ho khạc, khàn tiếng, sụt cân, suy nhược cơ thể, buồn nôn, nôn, nôn ra máu,… 

Ung thư vào giai đoạn muộn có thể nổi hạch và di căn đến gan, phổi rất nguy hiểm. Do đó biến chứng này là câu trả lời trả lời thuyết phục nhất cho câu hỏi Chứng trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? 

Bệnh trào ngược dạ dày có chữa khỏi không? Phòng ngừa thế nào

Trào ngược dạ dày gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không áp dụng phương pháp điều trị bệnh kịp thời. Vậy, trào ngược dạ dày có khỏi được không? – Câu trả lời là CÓ THỂ CHỮA KHỎI HOÀN TOÀN nếu người bệnh tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị bệnh dạ dày thực quản. Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp thực hiện các biện pháp giúp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. 

Một số biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược acid dạ dày người bệnh cần lưu ý là:

Khi chưa có dấu hiệu bị trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh có thể gặp phải ở nhiều đối tượng khác nhau: Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hay người bình thường đề có thể mắc trào ngược. Do đó, để đề phòng nguy cơ mắc bệnh, mọi người cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý:

  • Cần từ bỏ các thói quen xấu trong sinh hoạt như: Thức khuya, ăn uống không đúng giờ, ăn trước khi đi ngủ, để cơ thể bị stress, ngủ không đủ giấc,…
  • Trong ăn uống cần chú ý ăn những loại thực phẩm chứa dưỡng chất tốt cho cơ thể, không nên ăn các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ hay khô cứng làm hại dạ dày. Đặc biệt, mọi người cần hạn chế sở thích ăn đồ ăn sẵn, thay vào đó là nên ăn nhiều rau xanh và củ quả.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như: nước ngọt có gas, rượu bia, thuốc lá, cafe,…
  • Nên tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe và giúp cơ thể tăng sức đề kháng phòng ngừa các yếu tố có hại xâm nhập và gây bệnh.
Khi chưa có dấu hiệu trào ngược, người bệnh nên ăn các loại thực phẩm tốt cho dạ dày để phòng ngừa bệnh
Khi chưa có dấu hiệu trào ngược, người bệnh nên ăn các loại thực phẩm tốt cho dạ dày để phòng ngừa bệnh

Khi mới có dấu hiệu trào ngược acid dịch vị

Ngay từ khi bắt đầu có dấu hiệu bị trào ngược dạ dày, người bệnh cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa bệnh gia tăng như sau:

  • Uống nhiều nước (khoảng 2 – 3 lít nước tùy vào trọng lượng cơ thể và thời tiết) để giúp trung hòa acid tránh trào ngược.
  • Để cơ thể nghỉ ngơi nhiều hơn, thường xuyên tập thể dục thể thao và nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để tăng cường sức khoẻ tổng thể và chống lại nguy cơ mắc bệnh.
  • Ăn uống đúng bữa, không nên nhịn đói hoặc ăn quá nhiều khiến dạ dày quá tải. Người bệnh nên nghỉ ngơi 30 phút – 1 tiếng sau khi ăn để giảm bớt áp lực cho dạ dày, tránh bị trào ngược dạ dày thực quản vào ban đêm.
  • Không sử dụng chất kích thích như thuốc lá, đồ uống kích thích trào ngược như rượu, bia, cafein, nước ngọt,… 
  • Hạn chế dùng một số thực phẩm hoặc gia vị làm gia tăng nguy cơ trào ngược thực quản, gây tổn thương niêm mạc dạ dày như: Đồ ăn lên men, đồ đóng hộp, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng,…
  • Có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian từ nghệ, gừng, thì là, chè dây, khôi tía,… để giảm nhanh các triệu chứng trào ngược acid dạ dày gây khó chịu.
  • Thường xuyên thăm khám dạ dày định kỳ để nhanh chóng phát hiện những bất thường và có biện pháp điều trị bệnh trào ngược kịp thời.
Giai đoạn trào ngược nhẹ, người bệnh có thể sử dụng nghệ và mật ong để điều trị
Giai đoạn trào ngược nhẹ, người bệnh có thể sử dụng nghệ và mật ong để điều trị

Khi bệnh nặng hoặc có dấu hiệu biến chứng

  • Người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và sử dụng các phác đồ điều trị bệnh phụ hợp. Tránh để tình trạng bệnh kéo dài vì trào ngược dạ dày đặc biệt nguy hiểm khi không điều trị tận gốc.
  • Người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa và sử dụng một số cách điều trị trào ngược hiệu quả như: Điều trị bằng bài thuốc Đông y, sử dụng thuốc Đông y và phẫu thuật. Mỗi cách điều trị có ưu – nhược điểm khác nhau, do đó người bệnh cần lựa chọn sao cho phù hợp với cơ địa, tình trạng bệnh và điều kiện kinh tế của mình.
  • Trong quá trình trị bệnh cần kiên trì áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định và tránh tự ý sử dụng thuốc chữa trào ngược. Có như vậy tình trạng bệnh mới nhanh chóng thuyên giảm và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm liên quan đến dạ dày và thực quản.
  • Người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi và tập luyện thể dục hợp lý để hỗ trợ điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
Người bệnh nên thăm khám bác sĩ thường xuyên để kiểm soát tình trạng trào ngược
Người bệnh nên thăm khám bác sĩ thường xuyên để kiểm soát tình trạng trào ngược

Bài viết trên đây là câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi trào ngược dạ dày có nguy hiểm không. Bị trào ngược dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó ngay từ khi xuất hiện triệu chứng bất thường, người bệnh cần kịp thời thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị chuyên biệt.

Array
Câu hỏi thường gặp
Khám Trào Ngược Dạ Dày Ở Đâu Tốt? – Top 15+ Địa Chỉ Uy Tín

Nội dung chínhKhái niệm và triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quảnBị trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?Biến chứng nguy hiểm của bệnh trào ngược dạ dàyViêm đường hô hấpHẹp thực quảnLoạn sản Barrett thực quảnViêm loét thực quảnUng thư thực quảnBệnh trào ngược dạ dày có chữa khỏi không? Phòng […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Bọc Răng Sứ Có Bị Hôi Miệng Không? Cách Điều Trị Và Chăm Sóc

Khi Nào Nên Bọc Răng Sứ Để Mang Lại Hiệu Quả Thẩm Mỹ Tốt Nhất?

Bọc Răng Sứ Có Được Vĩnh Viễn Không? Yếu Tố Nào Tác Động?

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

[CHIA SẺ] Trước Và Sau Khi Bọc Răng Sứ Cần Biết Những Gì?

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?