Trĩ Huyết Khối

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tiêu hóaPhó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Trĩ huyết khối là tình trạng hình thành các cục máu đông với nguy cơ biến chứng cao. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể ảnh hưởng tới đời sống và sinh hoạt thường ngày. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin chi tiết nhất về trĩ huyết khối qua góc nhìn chuyên gia.

Trĩ huyết khối là gì?

Bệnh trĩ huyết khối là hiện tượng bên trong các búi trĩ xuất hiện các cục máu đông. Khi đó, hệ thống mạch máu chạy dọc theo hậu môn phải chịu tải áp lực lớn, dẫn tới căng giãn quá mức và sưng viêm.

Bệnh trĩ huyết khối là hiện tượng bên trong các búi trĩ xuất hiện các cục máu đông
Bệnh trĩ huyết khối là hiện tượng bên trong các búi trĩ xuất hiện các cục máu đông

Không giống với các dạng bệnh trĩ nội, trĩ ngoại hoặc hỗn hợp, trĩ huyết khối chủ yếu khởi phát ở độ tuổi từ 45 – 65. Đặc biệt, khi các búi trĩ ngoại bị vỡ cũng có thể hình thành nên các cục máu đông. Những khối huyết này có khả năng gây tắc nghẽn, sưng viêm, đau đớn trong quá trình sinh hoạt của người bệnh.

Bệnh trĩ huyết khối hình thành ở cả dạng trĩ nội và trĩ ngoại, dẫn tới các cơn đau kéo dài tới hơn 48 giờ. Bên cạnh đó, các cấu trúc dạng búi này có thể vỡ hoặc tái hấp thu sau 1 – 4 tuần. Nếu không vỡ, người bệnh sẽ phải can thiệp phẫu thuật để loại bỏ, tránh viêm nhiễm.

Dưới đây là một số thông tin cơ bản về hai dạng chính của trĩ huyết khối:

  • Trĩ nội huyết khối: Đây là dạng các búi trĩ hình thành bên trong hậu môn – trực tràng và chứa các cục máu đông. Theo thời gian, bệnh sẽ dẫn tới tình trạng sưng viêm, máu đông lẫn với phân trong khi đại tiện.
  • Trĩ ngoại huyết khối: Các búi trĩ hình thành ở bên ngoài, hình thành khối huyết do sự căng phồng mạch máu nằm ngoài trực tràng – hậu môn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ huyết khối

Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến nhất giúp bạn nhận biết sớm và phân biệt rõ ràng giữa trĩ nội huyết khối và trĩ ngoại huyết khối.

Triệu chứng trĩ nội gây huyết khối

  • Dạng bệnh này sẽ gây ra tình trạng xuất hiện búi trĩ nằm bên trong, khó quan sát và sờ thấy.
  • Thường xuyên đại tiện ra máu, ở dạng cục. Do máu chảy từ trực tràng ra ngoài, dẫn tới dính ở giấy hoặc lượng máu tiết nhiều đối với các trường hợp nghiêm trọng.
  • Cảm thấy đau đớn, vướng víu bên trong trực tràng, đau nhức khi đi đại tiện.
  • Cơ hậu môn dưới sự chèn ép của các búi trĩ dần trở nên yếu đi, gây ra hiện tượng rò phân.
  • Khu vực trực tràng – hậu môn trở nên nóng rát do niêm mạc ruột tăng sinh chất lỏng gây kích ứng.
  • Trong cấp độ nặng, các búi trĩ sẽ sa ra ngoài hậu môn.

Triệu chứng trĩ ngoại huyết khối

  • Khác với trĩ nội, tình trạng sưng phồng ở bên ngoài đường lược có thể dễ dàng quan sát và sờ thấy trực tiếp
  • Các búi trĩ căng tức, chứa nhiều máu đông và nằm ở ngoài nên thường xuyên bị va chạm trong quá trình vận động, gây ra cảm giác đau đớn hơn so với bị trĩ nội.
  • Các cục máu đông có màu xanh tía và bề mặt sần sùi, dễ dàng sờ thấy.
  • Chèn ép do búi trĩ sẽ dẫn tới tắc nghẽn lưu thông máu ở hậu môn, gây ngứa ngáy khó chịu.
  • Dễ gây ra tình trạng hở búi trĩ, viêm nhiễm mạnh và xuất huyết.
  • Cảm thấy khó khăn và đau rát mỗi khi đại tiện do kích thước của búi trĩ ngoại huyết. Một số trường hợp không thể tự đẩy phân ra ngoài. 
  • Nhiễm trùng búi trĩ dẫn tới áp xe hậu môn, nhiễm khuẩn và kéo theo biểu hiện sốt. 

Những nguyên nhân chính gây ra huyết khối búi trĩ

Bệnh trĩ huyết khối là kết quả của quá trình sinh hoạt và ăn uống thiếu khoa học hoặc một số tổn thương mãn tính. Chính vì vậy, tìm hiểu chính xác các nguyên nhân sẽ giúp bạn điều trị hiệu quả hơn:

Bệnh là kết quả của quá trình sinh hoạt và ăn uống thiếu khoa học hoặc một số tổn thương mãn tính.
Bệnh là kết quả của quá trình sinh hoạt và ăn uống thiếu khoa học hoặc một số tổn thương mãn tính.
  • Ngồi quá nhiều, ít vận động hoặc vận động quá mạnh đều có thể gây ra áp lực cho vùng hậu môn, tạo ra huyết khối, đại tiện ra máu.
  • Đại tiện quá lâu, táo bón kéo dài hoặc thường xuyên nhịn tiểu sẽ làm rối loạn hoạt động kiểm soát phân, ảnh hưởng xấu tới mạch máu hậu môn và áp lực lên ổ bụng và hậu môn – trực tràng.
  • Người béo phì thừa cân thường có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn so với nhóm còn lại, do trọng lượng cơ thể lớn nên hệ thống mạch máu ở vùng hậu môn – trực tràng chịu rất nhiều áp lực.
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ và vitamin dẫn tới tình trạng táo bón, phân cứng khiến người bệnh phải rặn nhiều và các búi trĩ cản trở quá trình đào thải, dẫn tới huyết khối.
  • Quá trình mang thai và sinh em bé sẽ tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ bên trong cơ thể người mẹ. Rối loạn hormone và gia tăng cân nặng bất thường khiến xương chậu chịu nhiều sức ép, gây áp lực lên quá trình lưu thông tại tĩnh mạch, giãn cơ hậu môn và hình thành trĩ sau sinh, trĩ huyết khối.

Các biến chứng nguy hiểm không thể bỏ qua

Khác với các dạng còn lại, bệnh trĩ huyết khối gây ra cảm giác đau đớn nghiêm trọng, máu chảy nhiều nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm:

Các biến chứng nguy hiểm không thể bỏ qua
Các biến chứng nguy hiểm không thể bỏ qua
  • Ngộ độc máu: Khi các búi trĩ huyết khối bị vi khuẩn tấn công quá mức sẽ gây ra viêm nhiễm, sinh sôi bên trong máu dẫn tới ngộ độc. Người mắc có thể bị khó thở, đánh trống ngực, đau dạ dày hoặc thậm chí sốt cao.
  • Hoại tử: Kích thước khối huyết càng to sẽ làm cản trở quá trình lưu thông máu, lâu dần dẫn tới thiếu dinh dưỡng và oxy nên bị hoại tử.
  • Tăng sinh cục máu đông: Các khối huyết trĩ có khả năng di chuyển ngược lại trong dòng máu tạo ra tắc nghẽn tại một số bộ phận khác. Bên cạnh đó, cơ thể mất nhiều máu cũng sẽ dẫn tới tình trạng mệt mỏi, suy kiệt.

Cách điều trị trĩ huyết khối tốt nhất hiện nay

Người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp điều trị phổ biến nhất dưới đây:

Sử dụng mẹo dân gian trong chữa bệnh trĩ huyết khối

Ứng dụng các bài thuốc tại nhà đem lại tính an toàn cao với chi phí thấp. Mặc dù không thể thay thế thuốc đặc trị nhưng người bệnh vẫn có thể áp dụng những mẹo dân gian để giảm đau, nhuận tràng trong thời gian ngắn.

  • Rau diếp cá: Xay nhuyễn rau diếp cá đã được làm sạch, chắt lấy nước cốt để uống sẽ giúp giảm kích thước trĩ.
  • Lá trầu không: Đun nước lá trầu không với 1 lít nước, sau đó dùng để vệ sinh vùng hậu môn hằng ngày có tác dụng loại bỏ vi khuẩn, giảm ngứa ngáy khó chịu.
  • Nha đam: Sau khi làm sạch cây nha đam, người bệnh chỉ cần lấy phần nhựa và bôi trực tiếp lên vùng hậu môn để giúp cấp ẩm, giảm đau rát và thúc đẩy quá trình đào thải phân.

Thuốc Tây loại bỏ dấu hiệu bệnh trĩ huyết khối

Bệnh trĩ huyết khối có thể được khắc phục nhanh chóng thông qua các giải pháp từ Tây y. Dựa vào thể bệnh và thể trạng, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp nhất.

  • Thuốc giảm đau: Một số sản phẩm không kê đơn hoặc nằm trong nhóm NSAID có tác dụng giảm cơ đau nhức khó chịu tại vùng hậu môn.
  • Gel bôi: Đa phần các liệu trình điều trị trĩ huyết khối sẽ bao gồm sản phẩm chứa Hydrocortison để loại bỏ vi khuẩn, giảm ngứa rát trong vòng 2 tuần.
  • Viên uống hỗ trợ trị táo bón: Để giảm áp lực nhanh chóng lên vùng hậu môn trực tràng, cải thiện tình trạng táo bón, người bệnh có thể sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa.

Chữa bằng phương pháp Đông y

Các bài thuốc y học cổ truyền tập trung điều trị theo từng thể bệnh thông qua sự kết hợp từ nhiều thảo dược tự nhiên.

  • Bài 1: Kết hợp bạch tô, chi tử, kim ngân hoa, hòe hoa, cam thảo, hoa cúc, đem rửa sạch và sắc với 6 bát nước. Khi thuốc cạn vừa đủ 3 bát có thể ngừng đun. Uống ngày 2 – 3 lần để giảm kích thước búi trĩ.
  • Bài 2: Dùng địa sinh, mẫu đơn, hắc chi ma đun với 4 bát nước trong khoảng 1 giờ. Dùng với liệu trình từ 15 – 30 ngày giúp nhuận tràng, co búi trĩ.

Phương pháp phẫu thuật ngoại khoa

Đối với các bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu nguy hiểm, biến chứng hoặc không đáp ứng thuốc sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp ngoại khoa:

  • Thắt dây cao su: Trường hợp mắc trĩ nội huyết khối hoặc trĩ ngoại huyết khối có thể tiến hành dùng vòng cao su buộc lại. Lâu dần, các búi trĩ sẽ teo lại và tự rụng đi.
  • Kẹp ghim cắt trĩ: Bệnh nhân sau khi được gây mê, sau đó các bác sĩ sẽ dùng dụng cụ dập ghim để thắt chặt các mô, giảm tăng sinh kích thước búi trĩ. Đây là tiểu pháp xâm lấn giúp bạn phục hồi nhanh chỉ sau vài ngày.
  • Phẫu thuật longo: Đây là kỹ thuật ứng dụng công nghệ cao, không gây đau đớn và giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng. Trong suốt quá trình phẫu thuật kéo dài 30 phút, các bác sĩ sẽ cắt một khoảng tĩnh mạch để giảm lưu lượng máu vào búi trĩ. Sau đó sử dụng máy bấm để khâu treo niêm mạc nhằm tái tạo tấm đệm hậu môn. Tuy nhiên, chi phí cho phương pháp này thường khá cao, khiến người bệnh cân nhắc. 

Hướng dẫn chăm sóc và kiêng khem dành cho người bệnh trĩ

Các hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn đẩy nhanh hiệu quả của thuốc và tăng tốc độ phục hồi:

  • Tích cực bổ sung rau xanh, củ quả và các loại hạt trong thực đơn hằng ngày để bổ sung chất xơ, hỗ trợ nhu động ruột.
  • Uống đầy đủ nước, có thể kết hợp giữa các loại sinh tố, nước ép, trà thảo dược để cân bằng dưỡng chất.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản, dầu mỡ, tính axit cao…
  • Không nên ngồi một chỗ lâu hơn 3 tiếng, tránh tư thế ngồi xổm, ngồi bệt hoặc mang vác quá nặng.
  • Lựa chọn trang phục, đồ lót rộng rãi, thoáng mát để giảm ma sát tại vùng hậu môn, giảm nguy cơ tích ẩm. 
  • Nếu có hiện tượng chảy máu búi trĩ, cần nhanh chóng sơ cứu cầm máu và tới điều trị tại cơ sở y tế gần nhất.
  • Kiểm soát cân nặng, tránh nguy cơ béo phì, thừa cân.
  • Đối với phụ nữ mang thai, nên đi khám định kỳ để hạn chế nguy cơ trĩ huyết khối ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. 

Bệnh trĩ huyết khối có thể khởi phát ở bất cứ đối tượng nào, chính vì vậy bạn không nên chủ quan lơ là để hạn chế tối đa nguy cơ tái phát và biến chứng. Hy vọng rằng độc giả có thể áp dụng một cách hiệu quả nhất những kiến thức trong bài viết trong công tác phòng ngừa và điều trị bệnh.

Câu hỏi thường gặp
Khám bệnh trĩ ở đâu tốt nhất? Top 10 địa chỉ đáng tin cậy

Nội dung chínhTrĩ huyết khối là gì?Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ huyết khốiTriệu chứng trĩ nội gây huyết khốiTriệu chứng trĩ ngoại huyết khốiNhững nguyên nhân chính gây ra huyết khối búi trĩCác biến chứng nguy hiểm không thể bỏ quaCách điều trị trĩ huyết khối tốt nhất hiện naySử dụng mẹo dân gian […]

Xem chi tiết
Bệnh trĩ uống thuốc có hết không? Đáp án chính xác nhất từ chuyên gia

Nội dung chínhTrĩ huyết khối là gì?Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ huyết khốiTriệu chứng trĩ nội gây huyết khốiTriệu chứng trĩ ngoại huyết khốiNhững nguyên nhân chính gây ra huyết khối búi trĩCác biến chứng nguy hiểm không thể bỏ quaCách điều trị trĩ huyết khối tốt nhất hiện naySử dụng mẹo dân gian […]

Xem chi tiết
Cách chữa Trĩ Huyết Khối
Thuốc chữa Trĩ Huyết Khối
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Bọc Răng Sứ Có Bị Hôi Miệng Không? Cách Điều Trị Và Chăm Sóc

Khi Nào Nên Bọc Răng Sứ Để Mang Lại Hiệu Quả Thẩm Mỹ Tốt Nhất?

Bọc Răng Sứ Có Được Vĩnh Viễn Không? Yếu Tố Nào Tác Động?

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

[CHIA SẺ] Trước Và Sau Khi Bọc Răng Sứ Cần Biết Những Gì?

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?