Bệnh trĩ uống thuốc có hết không? Đáp án chính xác nhất từ chuyên gia
Bệnh trĩ uống thuốc có hết không là thắc mắc của nhiều độc giả. Do chi phí cao và khả năng gây đau đớn của phương pháp phẫu thuật nên các sản phẩm điều trị tại chỗ luôn được bác sĩ ưu tiên hàng đầu. Vậy khi nào nên điều trị bệnh trĩ bằng thuốc? Loại nào phù hợp nhất, đáp án sẽ được làm sáng tỏ thông qua bài viết dưới đây.
Bệnh trĩ uống thuốc có hết không?
Dựa vào đặc điểm và diễn biến của dấu hiệu, bệnh trĩ bao gồm 3 dạng chính:
- Trĩ nội: Cấu trúc dạng búi sẽ tồn tại bên trong trực tràng và khó có thể quan trong hoặc sờ thấy. Bệnh thường khó phát hiện hơn những loại còn lại.
- Trĩ ngoại: Búi trĩ xuất hiện ở bên ngoài hậu môn, người bệnh có thể quan sát bằng mắt thường. Phần búi trĩ khi đạt tới kích thước nhất định sẽ chạm vào quần áo hoặc tác động trong khi vận chuyển dẫn tới đau đớn.
- Trĩ hỗn hợp: Cùng một thời điểm, ở vùng hậu môn – trực tràng đã xuất hiện cả cấu trúc trĩ nội và trĩ ngoại.
Trên thực tế, mức độ nguy hiểm và triệu chứng của bệnh trĩ được chia thành 4 cấp độ chính. Thông thường, người bệnh sẽ có nhu cầu điều trị tại chỗ với các sản phẩm thuốc tân dược. Chính vì vậy, thắc mắc bệnh trĩ uống thuốc có khỏi không trở thành thắc mắc của không ít độc giả quan tâm.
Bản chất của bệnh trĩ là chứng bệnh do sự phình giãn tĩnh mạch quá đà. Chính vì vậy, đối với những diễn biến ở giai đoạn 1, 3, các chuyên gia thường khuyến khích áp dụng các biện pháp tại chỗ. Thông qua việc kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau, những biểu hiện của trĩ sẽ được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, đối với một số trường hợp cơ địa không đáp ứng tích cực với các biện pháp đặc trị tại chỗ hoặc bệnh tiến triển sang cấp độ 4 sẽ được xem xét áp dụng các kỹ thuật xâm lấn hoặc phẫu thuật.
Bệnh trĩ uống thuốc nào mau khỏi nhất?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm điều trị bệnh trĩ và không phải bất cứ loại thuốc nào cũng đem lại hiệu quả như nhau. Bên cạnh việc giải đáp thắc mắc bệnh trĩ uống thuốc có hết không, bài viết sẽ đưa ra một số gợi ý điều trị phù hợp nhất.
Thuốc điều trị bệnh trĩ nội
Thông thường, các biểu hiện của trĩ nội thường khó quan sát thấy bằng mắt thường. Chính vì vậy, đa số người bệnh thường được phát hiện khi đã tiến triển ở cấp độ nhất định. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng điều trị và phục hồi.
Đối với bệnh nhân ở cấp độ 1, 2, 3 các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc đặt hậu môn, kết hợp với quá trình thay đổi lối sống để giảm thiểu biểu hiện khó chịu, ngứa ngáy và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng, giảm kích thước búi trĩ.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp điều trị giúp thanh nhiệt cơ thể, giảm đau, giảm sưng búi trĩ một cách an toàn. Để việc điều trị đạt hiệu quả cao, độc giả nên tham khảo ý kiến hoặc tới thăm khám tại các cơ sở y tế để có biện pháp điều trị phù hợp nhất.
Thuốc chữa bệnh trĩ ngoại
Mặc dù các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại thường dễ nhận biết sớm hơn so với trĩ nội, nhưng do cấu trúc búi trĩ nằm bên ngoài ống hậu môn sẽ khiến cho người mắc cảm thấy đau đớn và gây ra ảnh hưởng lớn tới đời sống hằng ngày.
Các bác sĩ sẽ chỉ định một số sản phẩm giảm đau kết hợp với kháng sinh. Bên cạnh đó, phác đồ thường bao gồm thuốc bôi ngoài hậu môn, dung dịch vệ sinh nhằm co búi trĩ, giảm đau hoặc ngứa ngáy khó chịu. Bên cạnh đó, người bệnh cần tích cực kết hợp với chế độ sinh hoạt phù hợp.
Những loại thuốc điều trị bệnh trĩ hỗn hợp
Những trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh trĩ hỗn hợp sẽ được các chuyên gia thăm khám và khuyến khích kết hợp cùng lúc nhiều loại thuốc khác nhau như thuốc giảm đau, thuốc bôi co búi trĩ, nhuận tràng, gel giảm ngứa, ngâm rửa… Cùng một chế độ sinh hoạt điều độ và khoa học.
Một số người mắc bệnh trĩ ở cấp độ 4 hoặc không đáp ứng thuốc sẽ cần can thiệp xâm lấn hoặc phẫu thuật nhằm cắt bỏ búi trĩ sưng to, đốt bỏ búi trĩ, thắt bằng vòng cao su nhằm để búi trĩ tự rụng…
Một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh trĩ
Bên cạnh mong muốn giải đáp thắc mắc bệnh trĩ uống thuốc có hết không, những biện pháp phòng ngừa và thúc đẩy dược tính của thuốc cũng là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của độc giả.
Dưới đây là một số gợi ý bổ ích từ chuyên gia:
- Nên tích cực bổ sung nhiều các loại rau xanh, trái cây tươi, rau củ, thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E, D trong thực đơn hằng ngày.
- Uống đầy đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, có thể kết hợp với các loại nước ép hoa quả hoặc trà thảo dược.
- Tăng cường vận động, rèn luyện thể chất hằng ngày với các bài tập phù hợp nhất. Tránh ngồi một chỗ quá lâu.
- Thường xuyên thăm khám định kỳ nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở vùng hậu môn như táo bón kéo dài, ngứa ngáy, xuất hiện cấu trúc dạng búi.
Các tổn thương gây ra do trĩ cần được phát hiện và điều trị nhanh chóng. Hy vọng rằng qua bài viết dưới đây, có thể giúp cho độc giả tìm thấy đáp án phù hợp cho thắc mắc bệnh trĩ uống thuốc có hết không. Qua đó bỏ túi thêm nhiều kiến thức hữu ích trong phòng ngừa và điều trị tình trạng này.
Nội dung chínhBệnh trĩ uống thuốc có hết không? Bệnh trĩ uống thuốc nào mau khỏi nhất?Thuốc điều trị bệnh trĩ nộiThuốc chữa bệnh trĩ ngoạiNhững loại thuốc điều trị bệnh trĩ hỗn hợpMột số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh trĩ Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu […]
Xem chi tiết