Đau bụng dưới bên trái là dấu hiệu bệnh gì ở nam giới và nữ giới? 

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tiêu hóaPhó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Cả nam giới và nữ giới đều có thể gặp phải tình trạng đau bụng dưới bên trái. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau, nhưng chủ yếu là do bệnh về tiêu hóa, sinh lý hoặc bài tiết. Cụ thể, đau bụng dưới bên trái là dấu hiệu của những bệnh lý gì ở nam và nữ giới? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể nhận biết và phân biệt các bệnh lý có thể gặp phải này.

Đau bụng dưới bên trái là bệnh gì?

Đau bụng dưới bên trái là dấu hiệu cho thấy cơ thể người bệnh đang mắc phải một số bệnh thường gặp sau:

Hệ tiêu hóa gặp vấn đề

Một số bệnh tiêu hóa có thể gây ra cơn đau bụng dưới bên trái là:

  • Viêm túi thừa: Thông thường bệnh viêm túi thừa thường dẫn đến các cơn đau bụng dưới dữ dội kèm với các cơn sốt, buồn nôn, nôn mửa, táo bón,… Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến apxe, hình thành lỗ rò, rách thành ruột, thủng ruột hoặc tắc nghẽn đường ruột,….
  • Chứng táo bón nặng: Khi thiếu chất xơ trong chế độ ăn hoặc do các loại thuốc có thể gây ra cơn đau quặn bụng dưới. Tình trạng này không gây nguy hiểm tính mạng, người bệnh có thể điều chỉnh bằng chế độ ăn uống hàng ngày.
  • Viêm đường ruột: Triệu chứng nhận biết là tiêu chảy, đau bụng bất thường, sốt, nôn, có máu trong phân,… Viêm đường ruột có thể biến chứng xuất huyết ồ ạt, thủng ruột, giãn ruột cấp tính, ung thư ruột,…
  • Viêm ruột già: Khi ruột già bị viêm ngoài triệu chứng đau bụng dưới bên trái còn có thể nhận biết qua các dấu hiệu như: Tiêu chảy, táo bón, sốt, người mệt mỏi, nôn, buồn nôn, đau khớp,… Tình trạng viêm lâu ngày gây thiếu máu thiếu sắt, mất nước, xương yếu, sỏi thận, ung thư ruột kết,…
  • Thoát vị bẹn nghẹt: Bệnh xuất hiện do phần ruột bị mắc kẹt trong túi thoát vị và thiếu máu nuôi dưỡng. Khi đó người bệnh cần chẩn đoán và xử trí nhanh chóng vì nếu chỉ sau 6 – 12 giờ các tạng sẽ bị hoại tử dẫn đến viêm phúc mạc, tắc ruột, nhiễm trùng, nhiễm độc và các biến chứng rối loạn toàn thân.
  • Hội chứng ruột kích thích: Dấu hiệu nhận biết nổi bật nhất là các cơn đau bụng dưới bên trái xuất hiện sau khi ăn cơm. Nguyên nhân do ruột bị tăng nhạy cảm và rối loạn nhu động ruột. Bệnh kèm theo triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón nên dễ nhầm với rối loạn tiêu hóa.
Đau bụng dưới bên trái có thể là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa gặp vấn đề
Đau bụng dưới bên trái có thể là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa gặp vấn đề

Bệnh liên quan đến sinh lý

Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, cơn đau bụng dưới bên trái có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như:

  • Đến kỳ kinh nguyệt: Đây là các cơn đau bụng thường gặp vào thời kỳ kinh nguyệt hàng tháng ở một số phụ nữ.
  • Sảy thai: Khi bị sảy thai thường gây chảy máu âm đạo kèm cơn đau ở phía dưới bụng dai dẳng.
  • Mang thai ngoài tử cung: Nếu có dấu hiệu mang thai xuất hiện cảm giác bụng khó chịu, đau bụng dưới dữ dội kèm theo chảy máu âm đạo đây là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung. Tình trạng mang thai này rất nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi.
  • Lạc nội mạc tử cung: Khi các mô trong lòng tử cung phát triển ra bên ngoài tử cung và lấn vào ống dẫn trứng dẫn đến các cơn đau vùng bụng dưới. Bệnh rất nguy hiểm, có thể gây vô sinh do vòi trứng và ống dẫn trứng bị tổn thương.
  • U nang buồng trứng: Khi xuất hiện u nang buồng trứng, phụ nữ thường có cảm giác nặng, căng, tức vùng bụng dưới, đau vùng xương chậu, đau thắt lưng. Đặc biệt đau nhiều khi quan hệ tình dục, trong chu kỳ kinh nguyệt và kèm theo âm đạo chảy máu bất thường. Bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng có con của phụ nữ.
  • U xơ tử cung: Người bệnh thường gặp phải các triệu chứng như rong kinh, đau khi giao hợp, đau bụng dưới bên trái,… Tình trạng u xơ tử cung cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản do đó cần phát hiện và điều trị kịp thời.
  • Viêm vòi trứng: Đau bụng dưới bên trái ở phụ nữ có thể là do mắc bệnh viêm vòi trứng. Triệu chứng bệnh gồm khí hư bất thường, kinh nguyệt không đều, đau bụng, đau lưng kéo dài, đau vùng chậu, chậm kinh, thống kinh,…

Một số bệnh lý gây đau bụng dưới bên trái ở nam giới do bệnh sinh lý gây ra là:

  • Nhiễm trùng hoặc viêm túi tinh: Nếu mắc bệnh lý này, nam giới thường đau vùng bụng dưới, khu vực tầng sinh môn mỗi khi đi tiểu và lan dần xuống bìu và hậu môn. Bệnh lý này có thể dẫn đến tình trạng rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, xuất tinh ra máu do tinh trùng bị đông đặc hoặc vô sinh – hiếm muộn.
  • Nhiễm trùng hoặc viêm tuyến tiền liệt: Ngoài gây đau bụng dưới bên trái bệnh còn kèm theo triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu,… Nhiễm trùng hoặc viêm tuyến tiền liệt cần được điều trị sớm nếu không nam giới sẽ gặp vấn đề về niệu đạo, rối loạn nội tiết tố, gây vô sinh hiếm muộn.
  • Xoắn tinh hoàn: Khi tinh hoàn tự xoay quanh trục làm cho việc cung cấp máu nuôi đến tinh hoàn giảm hoặc mất hoàn toàn. Từ đó dẫn đến triệu chứng đau bụng dưới bên trái, sưng đau tinh hoàn, có máu trong tinh dịch, buồn nôn,… Bệnh rất nguy hiểm vì không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến vô sinh.

Hệ bài tiết gặp vấn đề

Đau bụng dưới bên trái còn là dấu hiệu cho thấy hệ bài tiết đang gặp vấn đề. Khi đó, cơ thể bạn có thể mắc phải các bệnh lý như: 

  • Viêm bàng quang

Khi bị viêm bàng quang, ngoài đau vùng bụng dưới người bệnh sẽ cảm thấy đau ở vùng xương chậu. Các triệu chứng đi kèm khác là tiểu gấp, tiểu nóng rát, tiểu ra máu, khi bị viêm nặng có thể xuất hiện máu cục, máu đông. Biến chứng bệnh có thể gây tổn thương thận vĩnh viễn.

Hình ảnh bàng quan bị viêm dẫn đến cơn đau bụng ở phía dưới bên trái
Hình ảnh bàng quan bị viêm dẫn đến cơn đau bụng ở phía dưới bên trái
  • Sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu hình thành sỏi thường do các muối khoáng hòa tan (canxi, oxalat, urat…) trong nước tiểu. Tình trạng bệnh ngoài gây đau bụng dưới bên trái còn đau vùng thắt lưng, đái buốt, đái dắt, đái khó, bí đái hoàn toàn hoặc đái ra máu. Sỏi tiết niệu có thể dẫn đến viêm đường tiết niệu, bí đái cấp, mãn tính hoặc suy giảm chức năng thận nếu không điều trị dứt điểm.

  • Nhiễm trùng niệu bàng quang 

Khi bị nhiễm trùng đường niệu ở bàng quang cũng có thể gây ra những cơn đau đột ngột ở vùng bụng dưới bên trái, đặc biệt là khi có liên quan đến thận trái. Tình trạng bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây gây viêm ngược dòng lên niệu quản, đài bể thận ở nam giới. Còn ở nữ giới sẽ gây tắc vòi trứng, nếu phụ nữ mang thai có thể dẫn đến tình trạng sảy thai, sinh non,…

Các bệnh lý khác

Ngoài các nguyên nhân trên, tình trạng đau bụng dưới bên trái còn do một số bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch hoặc hệ thần kinh của cơ thể như:

  • Bệnh Celiac: Đây là bệnh do không tiêu hóa được gluten khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công ruột gây ra hiện tượng đau bụng kèm theo một số vấn đề tiêu hóa.
  • Không dung nạp lactose: Đây là trường hợp bệnh do không tiêu hóa được sữa và các sản phẩm làm từ sữa dẫn đến các cơn đau bụng, đầy hơi, phân lỏng diễn ra thường xuyên.
  • Phình động mạch chủ: Khi bị phình động mạch chủ, bên cạnh đau bụng dưới bên trái còn kèm theo khó thở, da tái nhợt, lạnh run.
  • Zona thần kinh: Ngoài hiện tượng đau, ngứa tại các vết bị zona, đôi khi người bệnh còn cảm thấy đau bụng trái.

Cách điều trị đau bụng dưới bên trái

Một số cách điều trị đau bụng dưới bên trái hiệu quả người bệnh nên áp dụng là:

Cách giảm đau dân gian

Trong dân gian lưu truyền các cách giảm đau bụng đơn giản, dễ thực hiện tại nhà như sau:

  • Sử dụng gừng tươi

Gừng tươi có tính ấm, có tác dụng làm ấm bụng và giảm các cơn đau bụng hiệu quả. Khi xuất hiện cơn đau bụng dưới do rối loạn tiêu hóa, người bệnh có thể uống một cốc trà gừng ấm để cải thiện tình trạng đau. Cách thực hiện: Gừng tươi rửa sạch, thái lát rồi đem sắc với nước và uống khi còn ấm.

  • Uống nước mật ong

Mật ong có tác dụng  giảm nhanh các triệu chứng đau và ổn định hệ tiêu hóa. Vì vậy, khi có dấu hiệu đau bụng người bệnh có thể giảm đau bằng cách uống 1 cốc nước mật ong ấm.

Cách thực hiện: Pha 1 – 2 thìa mật ong cùng nước ấm rồi dùng uống trực tiếp khi còn ấm để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Uống nước mật ong giúp giảm cơn đau hiệu quả
Uống nước mật ong giúp giảm cơn đau hiệu quả
  • Sử dụng lá bạc hà

Người bệnh có thể kết hợp lá bạc hà, gừng, tỏi để giúp cải thiện chứng đau bụng nhanh chóng. Cách thực hiện như sau: Xay lá bạc hà cùng gừng, tỏi sau đó hòa hỗn hợp với nước ấm. Mỗi ngày nên uống 2 lần để cải thiện cơn đau bụng dưới bên trái

Các cách giảm đau bụng dân gian này rất đơn giản và dễ thực hiện. Vì vậy, khi cơn đau ở mức nhẹ, người bệnh có thể sử dụng để giảm đau ngay tại nhà.

Điều trị bằng các biện pháp Tây y

Sau khi thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái, các bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị sau:

  • Điều trị nội khoa:

Thông thường với các bệnh có thể sử dụng thuốc điều trị bác sĩ sẽ ưu tiên cho bệnh nhân dùng thuốc Tây y. Các loại thuốc này có tác dụng giảm đau bụng và các triệu chứng bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc Tây y có thể để lại biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe do đó bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị.

  • Điều trị ngoại khoa:

Đối với trường hợp sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả cao hoặc các bệnh lý có khối u thì sẽ được chỉ định điều trị ngoại khoa. Khi đó bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp phẫu thuật phù hợp với từng trường hợp bệnh lý cụ thể.

Trị bệnh bằng thuốc Đông y

Đối với một số trường hợp chưa ở giai đoạn nguy kịch hoặc không xuất hiện khối u có thể sử dụng các bài thuốc Đông y để điều trị. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần đến cơ sở khám chữa bệnh Đông y để được bác sĩ/ thầy thuốc thăm khám và kê đơn theo tình trạng và cơ địa của từng bệnh nhân. 

Uống thuốc Đông y cũng là cách trị bệnh hiệu quả
Uống thuốc Đông y cũng là cách trị bệnh hiệu quả

Đối với cách trị bệnh này, người bệnh cần kiên trì trong một thời gian dài mới bắt đầu có hiệu quả. Ngoài ra, để rút ngắn thời gian điều trị cần kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. 

Lưu ý khi điều trị đau bụng dưới bên trái

Một số lưu ý giúp điều trị đau bụng dưới bên trái mang lại hiệu quả nhất là:

  • Chủ động đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để tầm soát sớm các bệnh lý gây đau bụng dưới bên trái có thể gặp phải.
  • Cần vệ sinh cơ quan sinh dục, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ tình dục để phòng ngừa một số bệnh viêm nhiễm xảy ra..
  • Cần xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, không ăn quá nhiều các món chua – cay – nóng, không nên uống rượu hoặc các loại nước uống có gas,… để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý gây đau bụng.
  • Để phòng ngừa đau bụng dưới bên trái do các bệnh đường tiết niệu gây ra, cần uống nhiều nước và tránh nhịn tiểu thường xuyên.
  • Khi xuất hiện cơn đau bụng cần tránh mặc quần áo quá chật bụng vì sẽ làm bạn khó chịu và cơn đau gia tăng.
  • Nếu cơn đau bụng không có dấu hiệu thuyên giảm và kèm những triệu chứng bất thường, người bệnh cần nhập viện để điều trị càng sớm càng tốt.

Đau bụng dưới bên trái ở cả nam và nữ giới đều là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm và có thể đe dọa đến cả tính mạng. Do đó, ngay từ khi xuất hiện các cơn đau bất thường người bệnh nên thăm khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân và điều trị bệnh trước khi trở nên nặng hơn.

Array
Câu hỏi thường gặp
Khám Trào Ngược Dạ Dày Ở Đâu Tốt? – Top 15+ Địa Chỉ Uy Tín

Nội dung chínhĐau bụng dưới bên trái là bệnh gì?Hệ tiêu hóa gặp vấn đềBệnh liên quan đến sinh lýHệ bài tiết gặp vấn đềCác bệnh lý khácCách điều trị đau bụng dưới bên tráiCách giảm đau dân gianĐiều trị bằng các biện pháp Tây yTrị bệnh bằng thuốc Đông yLưu ý khi điều trị […]

Xem chi tiết
Khám bệnh trĩ ở đâu tốt nhất? Top 10 địa chỉ đáng tin cậy

Nội dung chínhĐau bụng dưới bên trái là bệnh gì?Hệ tiêu hóa gặp vấn đềBệnh liên quan đến sinh lýHệ bài tiết gặp vấn đềCác bệnh lý khácCách điều trị đau bụng dưới bên tráiCách giảm đau dân gianĐiều trị bằng các biện pháp Tây yTrị bệnh bằng thuốc Đông yLưu ý khi điều trị […]

Xem chi tiết
Bệnh trĩ uống thuốc có hết không? Đáp án chính xác nhất từ chuyên gia

Nội dung chínhĐau bụng dưới bên trái là bệnh gì?Hệ tiêu hóa gặp vấn đềBệnh liên quan đến sinh lýHệ bài tiết gặp vấn đềCác bệnh lý khácCách điều trị đau bụng dưới bên tráiCách giảm đau dân gianĐiều trị bằng các biện pháp Tây yTrị bệnh bằng thuốc Đông yLưu ý khi điều trị […]

Xem chi tiết
Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Điều trị như nào?

Nội dung chínhĐau bụng dưới bên trái là bệnh gì?Hệ tiêu hóa gặp vấn đềBệnh liên quan đến sinh lýHệ bài tiết gặp vấn đềCác bệnh lý khácCách điều trị đau bụng dưới bên tráiCách giảm đau dân gianĐiều trị bằng các biện pháp Tây yTrị bệnh bằng thuốc Đông yLưu ý khi điều trị […]

Xem chi tiết
Bệnh viêm gan nào nguy hiểm nhất? Làm sao để phòng tránh?

Nội dung chínhĐau bụng dưới bên trái là bệnh gì?Hệ tiêu hóa gặp vấn đềBệnh liên quan đến sinh lýHệ bài tiết gặp vấn đềCác bệnh lý khácCách điều trị đau bụng dưới bên tráiCách giảm đau dân gianĐiều trị bằng các biện pháp Tây yTrị bệnh bằng thuốc Đông yLưu ý khi điều trị […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?