Trào ngược dạ dày có được ăn chuối không? Câu trả lời đầy đủ nhất từ chuyên gia
Trào ngược dạ dày có được ăn chuối không là thắc mắc của không ít người bệnh. Chuối được chứng minh có thể đem lại nhiều lợi ích không ngờ cho sức khỏe và chức năng dạ dày. Vậy thời điểm ăn như thế nào mới hiệu quả, sự thật về công dụng của loại quả này đối với bệnh nhân trào ngược dạ gì?
Lợi ích của chuối đối với sức khỏe
Trước khi có được câu trả lời thỏa đáng nhất cho thắc mắc trào ngược dạ dày có được ăn chuối không, bạn đọc không thể bỏ qua những lợi ích nổi bật nhất của loại quả này:
- Chuối được xếp vào nhóm hoa quả nhiệt đới với hàm lượng dinh dưỡng cao, tương đối dễ trồng trọt và bảo quản. Trong thành phần của chuối có chứa nhiều chất xơ, các loại vitamin, prebiotic giúp kích thích lợi khuẩn đường ruột. Từ đó hỗ trợ giảm nguy cơ mắc táo bón, tiêu chảy hoặc khó tiêu,…
- Với tỷ lệ vitamin C cao cùng các chất chống oxy hóa, chuối giúp cho hoạt động miễn dịch được tăng cường hơn, ức chế gốc tự do và bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các nhân tố gây hại.
- Lượng kali trong chuối giúp đem lại tác dụng cân bằng điện giải, tốt cho hoạt động của thận và giãn mạch máu, điều hòa huyết áp.
- Chuối cung cấp cho cơ thể một lượng lớn sắt và các chất dinh dưỡng khác giúp thúc đẩy, tái sản sinh hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu.
Trào ngược dạ dày có được ăn chuối hay không?
Bên cạnh việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất, chế độ dinh dưỡng khoa học được các chuyên gia đánh giá là giải pháp mang tính lâu dài, giúp thúc đẩy hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ tái phát.
Nắm bắt được vai trò đó, ngày càng nhiều người bệnh có ý thức chủ động tìm hiểu và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều hoa quả trong đó có chuối.
Trào ngược dạ dày có được ăn chuối không là chủ đề gây tranh cãi trong cộng đồng những người mắc bệnh dạ dày. Để phát huy tốt nhất hiệu quả và hạn chế tác hại của loại quả này, đòi hỏi bạn cần lựa chọn đúng loại chuối đạt tiêu chuẩn sức khỏe và sử dụng vào thời điểm thích hợp.
Chuối khi chín có vị thanh ngọt, hương thơm đặc trưng tuy nhiên lại không chứa nhiều đường, acid hay bất cứ thành phần nào gây hại cho dạ dày. Vì vậy, người bệnh hoàn toàn có thể bổ sung chuối trong thực đơn hằng ngày.
Bên cạnh đó, chuối xanh và chuối chín đều có thể ứng dụng trong hỗ trợ giảm biểu hiện trào ngược dạ dày. Trong chuối xanh có chứa chất tanin giảm acid dịch vị dư thừa, đồng thời thúc đẩy làm lành vết thương, khắc phục tình trạng ợ chua, nóng rát ở thượng vị. Chính vì vậy, dân gian thường kết hợp mật ong với chuối xanh để chữa trào ngược dạ dày.
Đối với người bệnh thắc mắc trào ngược dạ dày có được ăn chuối không chắc chắn không thể bỏ qua những cách kết hợp giúp tối ưu hiệu quả của loại quả này. Sau đây là một số gợi ý từ các chuyên gia
- Kết hợp chuối tiêu xanh và mật ong: Bên cạnh việc sử dụng chuối chín để ăn trực tiếp, người bệnh cũng không nên bỏ qua những bài thuốc từ chuối xanh. Để thực hiện phương pháp này, bạn cần chuẩn bị 1 quả chuối xanh non, rửa sạch, bóc vỏ và ngâm trong nước khoảng 10 – 15 phút để hết nhựa. Sau khi thái nhỏ thành từng lát mỏng, đem nghiền nát chuối xanh và trộn với 2 thìa mật ong, dùng để ăn trực tiếp.
- Chuối tiêu xanh và các loại thảo mộc: Kết hợp chuối xanh đã rửa sạch, thái lát mỏng cùng với những loại thảo dược như rễ cỏ tranh, mã đề, cây kim tiền thảo và đun sôi cùng 1 lít nước. Sau khoảng 20 phút khi thuốc đã cạn, đem bỏ phần bã và chắt lấy nước uống trong ngày.
Những lưu ý khi ăn chuối đối với người mắc trào ngược dạ dày
Khi tìm được lời giải đáp cho thắc mắc bị trào ngược dạ dày có được ăn chuối không, người bệnh cần trang bị đầy đủ kiến thức trong cách áp dụng, để bảo đảm đem lại hiệu quả tốt nhất cho hệ tiêu hóa.
- Trong chuối có rất nhiều vitamin C, sắt, Kali nên các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người bệnh nên dùng vào buổi sáng hoặc trưa.
- Không nên ăn chuối khi cơ thể trong tình trạng quá no hoặc quá đói. Khi dạ dày quá no, việc liên tục bổ sung thực phẩm sẽ gây ra tình trạng kích thích trào ngược. Mặt khác, nếu ăn chuối khi đói, bạn có có cảm giác xót ruột do chất pectin từ loại quả này đang xảy ra phản ứng với dịch vị.
- Cân bằng với những loại hoa quả khác, không nên ăn quá 3 trái chuối/ ngày.
- Trào ngược dạ dày được khuyến khích sử dụng chuối hương, chuối cau, chuối lùn,…
- Loại quả này không phù hợp với người có tiền sử bệnh huyết áp thấp do chứa lượng lớn kali làm tăng tác dụng của thuốc chẹn beta.
- Người bệnh nên ăn các loại chuối chín, chuối xanh làm thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chế biến thành các món ăn chín. Cần tránh hiểu sai, lạm dụng những sản phẩm có hại như chuối chiên, chuối sấy hoặc bánh chuối,…
Hy vọng những giải đáp trên đây đã giúp người bệnh trả lời được câu hỏi Trào ngược dạ dày có được ăn chuối không? Chế biến và ăn đúng cách là cách tận dụng hoa quả tự nhiên như chuối để hỗ trợ điều trị chứng trào ngược đặc biệt tốt và an toàn.
Nội dung chínhLợi ích của chuối đối với sức khỏeTrào ngược dạ dày có được ăn chuối hay không?Những lưu ý khi ăn chuối đối với người mắc trào ngược dạ dày Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tiêu […]
Xem chi tiếtNội dung chínhLợi ích của chuối đối với sức khỏeTrào ngược dạ dày có được ăn chuối hay không?Những lưu ý khi ăn chuối đối với người mắc trào ngược dạ dày Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tiêu […]
Xem chi tiết