Bệnh Trĩ Sau Sinh
Bệnh trĩ sau sinh là tình trạng xảy ra ở nhiều chị em do sự thay đổi đột ngột của cân nặng và các yếu tố bên trong cơ thể. Những tổn thương xuất hiện ở vùng hậu môn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của sản phụ. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới độc giả những thông tin quan trọng nhất để nhận biết sớm và điều trị hiệu quả căn bệnh này.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ sau sinh
Bệnh trĩ là tình trạng phình giãn quá mức của đám rối tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng. Tùy vào giai đoạn mà mức độ tổn thương và khả năng phục hồi sẽ khác nhau. Khi bệnh khởi phát ở phụ nữ sau sinh có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe sản phụ và quá trình chăm sóc con nhỏ. Chính vì vậy, chủ động nắm bắt nguyên nhân gia tăng nguy cơ mắc trĩ là điều vô cùng quan trọng:
- Phụ nữ trong suốt thời gian mang thai thường phải ngồi nhiều, cơ thể nặng nề khó di chuyển. Chính vì vậy lâu ngày sẽ khiến phân bị lưu lại ruột, tái hấp thụ nước gây ra táo bón.
- Trọng lượng cơ thể của thai nhi có thể tạo áp lực lên hậu môn – trực tràng, chèn ép tĩnh mạch và khiến máu khó tuần hoàn. Tình trạng này sẽ dẫn tới giãn nở mạch, gây nên búi trĩ.
- Khi mẹ bầu chuyển dạ và sinh con sẽ buộc phải rặn rất nhiều. Bên cạnh đó, nếu quá trình này diễn ra không đúng cách có thể làm tử cung mở to, tăng thêm áp lực cho khoang chậu, sưng phù hậu môn tụ máu khiến búi trĩ sa ra ngoài.
- Bệnh trĩ sau sinh có khả năng tái phát cao đối với người có tiền sử mắc trước khi mang thai. Tình trạng này có thể diễn biến năng hơn thậm chí gây viêm tắc nghiêm trọng.
Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh
Trong giai đoạn đầu, biểu hiện của bệnh trĩ sau sinh chưa quá rõ ràng và rất khó nhận biết. Tuy nhiên khi bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn 2, 3, 4 mức độ tổn thương gia tăng, người bệnh cần đặc biệt chú ý tới các dấu hiệu như:
- Đại tiện ra máu: Đây là một trong những dấu hiệu đặc trưng nhất của người mắc bệnh trĩ. Theo thời gian, bệnh trĩ có thể gây ra tình trạng xuất huyết nhỏ giọt lẫn với phân hoặc giấy chùi. Tuy nhiên, một số trường hợp nghiêm trọng có thể xuất hiện tình trạng xuất huyết dạng giọt hoặc tia máu.
- Ngứa rát vùng hậu môn: Khi bệnh trĩ khởi phát, dịch hậu môn tiết ra có thể tạo thành môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn tấn công. Quá trình vệ sinh khiến búi trĩ sa ra ngoài cũng trở thành nguyên nhân khiến vùng xung quanh có thể bị sưng nóng, đỏ rát hoặc ngứa ngáy khó chịu.
- Táo bón: Áp lực tác động lên tĩnh mạch và sự hình thành của các búi trĩ có thể khiến tình trạng táo bón xảy ra.
Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không? Biến chứng gì?
Bị trĩ sau khi sinh con có thể khởi phát ở dạng trĩ nội, trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp. Trên thực tế, bệnh xuất phát từ sự tổn thương lâu dài tới tĩnh mạch vùng hậu môn – trực tràng. Chính vì vậy, hoàn toàn không có khả năng tự khỏi. Qua đó, người bệnh nên tránh những hiểu lầm không đáng có dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.
- Mất máu quá nhiều: Hiện tượng chảy máu trong quá trình đại tiện có thể diễn biến theo từng cấp độ khác nhau như chảy thành tia, thành giọt hoặc thấm vào phân. Từ đó gây ra tình trạng thiếu máu nghiêm trọng, hoa mắt, mệt mỏi, rối loạn nhịp tim đặc biệt đối với sản phụ vừa mất một lượng máu không nhỏ trong quá trình sinh nở.
- Nghẹt tắc búi trĩ: Mẹ bầu sau sinh bị trĩ ngoại hoặc tình trạng bệnh ở cấp độ 3, 4 khi các búi trĩ mất khả năng tự so, sa ra bên ngoài. Tình trạng này sẽ gây ra tác động xấu tới cơ vòng hậu môn, cản trở sự lưu thông của tĩnh mạch.
- Hoại tử do viêm nhiễm: Búi trĩ sa ra ngoài cùng với dịch hậu môn là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn tấn công, Khi các búi trĩ không thể co trở lại lâu dần sẽ bị viêm nhiễm, lây lan sang viêm phụ khoa, hậu môn, hoại tử cấu trúc dạng búi gây đau đớn dữ dội.
- Ung thư hậu môn – trực tràng: Một số trường hợp nguy hiểm có thể dẫn tới ung thư hậu môn – trực tràng, đe dọa sức khỏe người bệnh.
- Ảnh hưởng tâm lý: Bị trĩ sau khi sinh con có thể khiến người mẹ gặp khó khăn trong quá trình chăm sóc con nhỏ. Khi kích thước búi trĩ phát triển tới giai đoạn nhất định sẽ gây đau đớn trong lúc ngồi hoặc nằm, thậm chí sa ra ngoài trong khi vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý và tinh thần người mắc.
Mẹ sau sinh bị trĩ phải làm sao? Cách điều trị an toàn nhất
Khi điều trị bệnh trĩ sau sinh, người mắc nên ưu tiên các giải pháp an toàn, lành tính đồng thời tham khảo ý kiến chuyên gia, tránh tự ý áp dụng dẫn tới nhiều tác dụng phụ.
Mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh tại nhà
Các biện pháp chữa trĩ từ mẹo dân gian thường phù hợp với bệnh nhân ở giai đoạn 1 hoặc chớm khởi phát. Chị em có thể áp dụng những bài thuốc này với vai trò hỗ trợ thúc đẩy phục hồi nhanh, giảm táo bón, ngứa ngáy vùng hậu môn.
- Chữa trị bằng nghệ vàng: Nghệ có tính ôn, vị đắng giúp giảm đau, sưng viêm và kích thích tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tối đa việc giảm kích thước của các búi trĩ, liền sẹo vùng vết nứt hậu môn. Đem đun hỗn hợp gồm có củ nghệ tươi, quả sung nếp, rau diếp cá và 2 thìa muối ăn, sau đó sử dụng để ngâm rửa hậu môn khi còn ấm.
- Ngâm nước ấm: Để giảm ngứa rát nhanh chóng, bạn có thể áp dụng cách ngâm nước ấm từ 5 – 10 phút.
- Dùng cây nha đam: Sử dụng phần nhựa của cây nha đam có thể bổ sung khoáng chất và chất bôi trơn giảm đau rát, khó chịu vùng bị trĩ, thúc đẩy phục hồi tế bào niêm mạc bị tổn thương. Chị em chỉ cần sử dụng phần bên trong của cây nha đam, sau đó bôi lên vùng hậu môn đã được làm sạch. Chờ khoảng 10 – 15 phút có thể rửa lại bằng nước ấm.
Điều trị trĩ sau khi sinh bằng thuốc Tây
Việc sử dụng thuốc Tây tuy có thể đem lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh cần cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo không ảnh hưởng tới chất lượng sữa. Trong phác đồ điều trị thường bao gồm các nhóm sản phẩm như:
- Thuốc giảm áp lực, tăng độ bền thành mạch.
- Thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa, khắc phục tình trạng táo bón.
- Gel bôi giảm ngứa ngáy, kháng viêm NSAID hoặc corticoid.
- Thuốc giảm đau
Bị trĩ sau sinh nên ăn gì? Cách chăm sóc và phòng ngừa
Chế độ dinh dưỡng là một phần quan trọng không thể thiếu giúp chị em phục hồi nhanh chóng và giảm tối đa các biến chứng ngoài ý muốn.
- Tăng cường bổ sung chất xơ, các loại rau củ và hoa quả, uống đủ nước, tránh tâm lý kiêng cữ sai khoa học.
- Chế biến thức ăn ở dạng súp hoặc cháo thể dễ dàng tiêu hóa và đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, gia vị mặn hoặc chất bảo quản,… có thể ảnh hưởng tiêu cực tới hệ tiêu hóa và nguồn sữa.
- Sau khi sinh phần hậu môn và phụ khoa thường trở nên đặc biệt nhạy cảm. Chính vì vậy các chị em nên ưu tiên các loại giấy chùi mềm, hoặc giấy ướt không sử dụng hương liệu.
- Sử dụng gối hình chữ O để ngồi lên trên mỗi khi cho con bú giúp giảm áp lực bên búi trĩ.
- Để giảm đau do bệnh trĩ, các chị em có thể nằm nghiêng về một bên, tránh nằm sấp sẽ khiến áp lực tác động lên vùng bụng.
Bệnh trĩ sau sinh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người mẹ và quá trình chăm sóc con nhỏ. Mong rằng qua những kiến thức bổ ích mà bài viết đưa ra trên đây sẽ giúp cho độc giả chủ động phòng ngừa và điều trị hiệu quả tình trạng này.
Nội dung chínhNguyên nhân gây bệnh trĩ sau sinhDấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinhBệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không? Biến chứng gì?Mẹ sau sinh bị trĩ phải làm sao? Cách điều trị an toàn nhấtMẹo chữa bệnh trĩ sau sinh tại nhàĐiều trị trĩ sau khi sinh bằng thuốc TâyBị […]
Xem chi tiếtNội dung chínhNguyên nhân gây bệnh trĩ sau sinhDấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinhBệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không? Biến chứng gì?Mẹ sau sinh bị trĩ phải làm sao? Cách điều trị an toàn nhấtMẹo chữa bệnh trĩ sau sinh tại nhàĐiều trị trĩ sau khi sinh bằng thuốc TâyBị […]
Xem chi tiết