Đau bụng bên phải ngang rốn có nguy hiểm không?
Đau bụng bên phải ngang rốn là tình trạng đau rất dễ gặp phải. Đây là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về tiêu hóa rất nguy hiểm. Do đó người bệnh nên tìm hiểu và có biện pháp xử lý ngay từ khi có dấu hiệu đau
Đau bụng bên phải ngang rốn là bệnh gì?
Đau bụng bên phải ở ngang rốn thường xuất hiện dưới những cơn đau quằn quại và lan từ trên xuống dưới. Thông thường đau ở vị trí này là do một số bệnh về tiêu hóa gây ra:
Sỏi thận
Sỏi thận là chứng bệnh về thận mà bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc phải. Sỏi hình thành trong thận chủ yếu do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học của người bệnh.
Khi bị sỏi thận, những cơn đau thường ở bên phải rốn dần dần chuyển sang ngang. Cơn đau xuất hiện thường xuyên và dồn dập hơn khi sỏi hình thành. Khi sỏi phát triển to có thể dẫn đến những cơn đau quặn gây nhiễm khuẩn, suy thận cấp hoặc mãn tính.
Viêm đại tràng
Đại tràng chính là phần cuối cùng của chuỗi tiêu hóa, có nhiệm vụ tiếp nhận thức ăn đã được hấp thụ và tiêu hóa từ ruột non. Đây là bộ phận dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng nhất. Khi viêm, bộ phận này không đảm nhiệm được chức năng tiêu hóa gây rối quá trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất.
Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm đại tràng ngoài virus, vi khuẩn còn do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, tiêu thụ thức ăn nhiễm khuẩn, bị ôi thiu, điều trị bằng bức xạ,…
Biểu hiện bệnh là đau bụng bên phải ngang rốn kèm theo chán ăn, cơ thể mệt mỏi, tiêu chảy, đại tiện bất thường,… Các triệu chứng này biểu hiện rõ nhất khi người bệnh ăn thức ăn lạ.
Biến chứng bệnh rất nguy hiểm, có thể dẫn đến viêm loét đại tràng, giãn đại tràng cấp tính, thủng đại tràng, ung thư,…
Bệnh về gan – Triệu chứng đau bụng bên phải ngang rốn
Đau bụng bên phải ngang rốn có thể là biểu hiện của các bệnh về gan như viêm gan virus (A, B, C, D), gan nhiễm mỡ, suy giảm chức năng gan, nóng gan, xơ gan,… Triệu chứng ban đầu thường không rõ ràng nên người bệnh chủ quan. Tuy nhiên, sau 1 thời gian có thể nhận biết qua màu mắt chuyển vàng, vàng da, mệt mỏi liên tục, đầy bụng, mẩn ngứa ngoài da, tăng giảm cân bất thường, đau bụng ngang rốn.
Hậu quả khi không điều trị bệnh kịp thời là suy giảm chức năng gan, có thể dẫn đến biến chứng viêm gan, ung thư gan.
Nhiễm trùng hoặc tắc ống, túi mật
Túi mật là cơ quan nằm bên phải bụng ngang rốn, có chức năng lưu trữ dịch mật.
Túi mật rất dễ bị viêm do các nguyên nhân như: mắc sỏi mật, khối u, chấn thương, chế độ ăn uống không đảm bảo và nhiễm khuẩn. Tình trạng viêm lâu ngày không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng túi mật, hẹp đường mật, tắc túi mật, ung thư đường mật,…
Triệu chứng nhận biết tình trạng bệnh là đau quặn bụng, vàng da, nước tiểu vàng, nôn hoặc buồn nôn, sốt cao,…
Đau bụng bên phải ngang rốn do viêm ruột thừa
Ruột thừa nằm tại vị trí bên phải ngang rốn, có hình dạng như những ngón tay 1 đầu thông với manh tràng, 1 đầu bị bịt kín. Khi nhiễm khuẩn gây viêm ruột thừa người bệnh thường gặp những cơn đau bụng dữ dội. Nếu tình trạng viêm kéo dài sẽ gây nhiễm trùng, sưng đau thậm chí là tắc nghẽn, vỡ ruột thừa đe dọa đến tính mạng.
Bệnh viêm ruột thừa rất dễ nhầm lẫn với những bệnh về tiêu hóa thông thường như ngộ độc hay rối loạn tiêu hóa. Dấu hiệu nhận biết là cơn đau bắt đầu từ phần giữa bụng gần rốn sau đó di chuyển xuống góc dưới bên phải. Cơn đau nặng hơn khi ho và di chuyển. Các triệu chứng kèm theo gồm buồn nôn, sốt nhẹ, sưng vùng bụng.
Viêm đường tiết niệu
Đường tiết niệu gồm các bộ phận: Thận, bàng quang, niệu đạo, niệu quản có vai trò đào thải chất thải ra khỏi cơ thể.
Bệnh lý viêm đường tiết niệu là hiện tượng viêm nhiễm ở đường tiết niệu, mà tác nhân chính là vi khuẩn. Cả nam và nữ đều có nguy cơ mắc bệnh, tuy nhiên tỷ lệ nữ giới mắc thường cao hơn nam vì cấu trúc niệu đạo của nữ giới ngắn hơn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh: Đau bụng bên phải ngang rốn, khi tiểu có cảm giác đau buốt như kim châm, muốn đi vệ sinh liên tục, đầy bụng,…
Biến chứng bệnh có thể gặp là vi khuẩn đi vào máu gây nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng hoặc tử vong.
Mang thai ngoài tử cung
Đau bụng bên phải ngang rốn khi mang thai còn có thể là triệu chứng khi mang thai ngoài tử cung. Đây là hiện tượng mang thai không nằm trong buồng tử cung mà phát triển ở một số bộ phận khác như ổ bụng, vòi trứng,… Theo các bác sĩ chuyên khoa sinh sản, đây là một trong những triệu chứng nguy hiểm nhất đối với phụ nữ mang thai.
Mang thai ngoài tử cung không phải là tình trạng hiếm gặp trong giai đoạn thai kỳ. Giai đoạn bầu tuần thứ 6 – 12 thường có nguy cơ cao xảy ra hiện tượng này. Dấu hiệu nhận biết là chóng mặt, ngất xỉu, đau một bên bụng, đau đầu vai, chảy máu âm đạo,…
Biến chứng nguy hiểm khi phụ nữ mang thai ngoài tử cung phải gặp là: Chảy máu trong, tổn thương ống dẫn trứng, trầm cảm. Nguy hiểm nhất tình trạng này có thể dẫn đến tử vong.
Tiền sản giật
Tiền sản giật là một trong những căn bệnh xuất hiện ở phụ nữ khi mang thai và có dấu hiệu đau bụng bên phải ngang rốn. Tình trạng này rất nguy hiểm thường xuất hiện ở giai đoạn 20 tuần và có nguy cơ dẫn đến biến chứng cao.
Các biến chứng có thể gặp phải là bệnh lý về gan, thận, hệ thần kinh. Điều này gây ra những tác động xấu cho sức khỏe của người mẹ và nguy hiểm hơn là gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.
Dấu hiệu nhận biết bệnh là những cơn đau ở vùng bụng kèm theo triệu chứng đau đầu, mắt mờ dần, sưng phù tay, chân,…
Ngộ độc, tiêu chảy cấp
Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, bị quá hạn sử dụng, có nấm mốc hay có chứa các chất độc hại sẽ dẫn đến ngộ độc và tình trạng tiêu chảy. Khi đó người bệnh thường có biểu hiện đau bụng đột ngột, đau quặn, dữ dội kèm theo tiêu chảy, mót rặn để đào thải độc tố ra bên ngoài.
Tình trạng tiêu chảy kéo dài rất nguy hại, có thể khiến cơ thể mất nhiều nước, mệt mỏi, ăn không tiêu, chán ăn. Ngoài ra, người bệnh đi vệ sinh thường xuyên còn gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt.
Đau bụng bên phải ngang rốn phải làm thế nào? Khi nào cần khám bác sĩ
Cách khắc phục tình trạng đau bụng ngang rốn phía bên phải hiệu quả như sau:
Khắc phục tại chỗ
Đau bụng ngang rốn bên phải thường xuất hiện theo từng cơn và thường không dự báo trước. Để giảm đau tại chỗ nhanh chóng, người bệnh nên thực hiện một số biện pháp đơn giản sau:
Massage bụng
Khi xuất hiện các cơn đau, người bệnh có thể dùng tay massage vùng bụng bên phải ngang rốn thật nhẹ nhàng để làm giảm chứng đau bụng.
Chườm ấm
Có thể thực hiện chườm ấm bằng túi chườm chuyên dụng hoặc khăn ấm lên vùng bụng đang bị đau. Hơi ấm sẽ giúp cải thiện hiệu quả tình trạng này. Tuy nhiên, khi thực hiện người bệnh cần lưu ý không nên dùng nước quá nóng vì sẽ gây tình trạng kích ứng, bỏng da.
Chữa đau bụng với lá trầu không
Trầu không vị cay, tính ấm nên được dùng trong chữa bệnh đau bụng do đầy hơi, ăn không tiêu rất hiệu quả.
Cách dùng: Lấy lá trầu không rửa sạch và nhai trực tiếp cùng vài hạt muối. Nhai thường xuyên các cơn đau sẽ giảm nhanh chóng.
Mật ong
Mật ong có chứa thành phần kháng viêm, sát khuẩn rất tốt. Do đó sử dụng cách giảm đau bằng mật ong đặc biệt hiệu quả với trường hợp đau bụng do viêm niêm mạc hệ tiêu hóa.
Cách dùng: Khi đau bụng pha 1 – 2 thìa mật ong với nước ấm rồi uống trực tiếp, cơn đau sẽ được xoa dịu ngay sau đó. Hoặc có thể pha 2 thìa bột nghệ cùng mật ong với nước ấm để gia tăng công dụng trị. Người bệnh có thể sử dụng nước mật ong hàng ngày để làm giảm triệu chứng đau bụng xuất hiện thường xuyên.
Trên đây là một số cách giúp giảm cơn đau bụng bên phải ngang rốn có hiệu quả tức thời. Cách điều trị dân gian này không thể trị tận gốc bệnh nhất là khi các cơn đau xuất hiện nhiều và kèm theo triệu chứng khác. Khi đó, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để tìm hiểu rõ nguyên nhân, tình trạng bệnh và có giải pháp xử lý kịp thời.
Khám và điều trị đau bụng bên phải ngang rốn chuyên khoa
Khi người bệnh xuất hiện các dấu hiệu sau đây cần đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám:
- Da đổi màu, bị vàng da.
- Tiêu hóa kém, sút cân nghiêm trọng không rõ nguyên nhân.
- Các cơn đau xuất hiện dồn dập và liên tục, cơ thể đau quá sức chịu đựng của bản thân.
- Phân nhạt màu, nước tiểu màu vàng,…
- Nôn ra máu, đi tiểu ra máu hoặc đi ngoài phân lẫn máu.
- Khó thở, hay bị rùng mình, sốt cao.
- Chân tay lạnh, mạch yếu, da xanh xao, thiếu dinh dưỡng,…
Các bác sĩ tiến hành thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng bằng một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm máu.
- Phân tích nước tiểu.
- Kiểm tra mầm bệnh trong mẫu phân.
- Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quang, CT, nội soi,…
Sau quá trình thăm khám, bác sĩ đưa ra kết luận bệnh cuối cùng và dựa theo tình trạng bệnh để chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Trong trường hợp bệnh nhẹ, mới ở giai đoạn đầu thường được chỉ định sử dụng các loại thuốc Tây y. Nếu bệnh có dấu hiệu mãn tính hoặc biến chứng có thể sử dụng các phương pháp phẫu thuật.
Khi sử dụng các phương pháp điều trị tình trạng bệnh bằng biện pháp Tây y người bệnh cần chú ý:
- Không lạm dụng các loại thuốc kháng sinh giảm đau, vì các loại thuốc này có thể để lại tác dụng phụ ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
- Không nên tự ý sử dụng thuốc, kết hợp các loại thuốc kháng sinh để điều trị, cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ.
- Nếu sử dụng thuốc mà bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm cần báo ngay cho bác sĩ để được điều chỉnh thuốc phù hợp.
- Thường xuyên thực hiện các xét nghiệm kiểm tra vùng bụng để kiểm soát tình trạng bệnh được tốt nhất.
Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt
Một trong những cách giảm tình trạng đau bụng bên phải ngang rốn hiệu quả đó là điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày. Người bệnh có thể thực hiện theo một số lưu ý sau:
- Ăn ít thực phẩm muối chua: Trong các thực phẩm muối chua có chứa nhiều chất độc hại ảnh hưởng niêm mạc dạ dày và làm cho quá trình tiêu hóa gặp nhiều khó khăn.
- Hạn chế ăn đồ sống, lạnh, gia vị kích thích: Người bệnh nên hạn chế sử dụng những thực phẩm này vì chúng kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, nhất là niêm mạc dạ dày gây tiêu chảy hoặc viêm dạ dày.
- Uống nước thường xuyên: Người bệnh cần uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày và uống đúng cách để giảm nhanh triệu chứng bệnh. Thời điểm uống nước tốt nhất là vào sáng sớm khi mới ngủ dậy và khoảng 1 giờ trước khi ăn. Chú ý không uống nước ngay sau bữa ăn vì sẽ làm loãng dịch vị dạ dày gây ra chứng đau dạ dày.
- Tránh sử dụng các chất kích thích: Các chất kích thích luôn gây hại cho cơ thể nhất là thuốc lá. Chất nicotin trong khói thuốc có thể khiến mạch máu hệ tiêu hóa bị co lại, ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho tế bào thành dạ dày từ đó khiến sức đề kháng ở niêm mạc dạ dày giảm, gây đau dạ dày cấp.
- Nên ăn nhiều thực phẩm chứa các loại vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe và có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa. Đặc biệt cần bổ sung các loại rau củ quả tươi bằng cách ăn trực tiếp hoặc uống nước ép.
- Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh để làm dịu các cơn đau bụng, vì sử dụng kháng sinh nhiều có thể để lại tác dụng phụ và khiến bệnh trở nặng hơn.
- Nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, cần tránh tạo áp lực khiến cơ thể căng thẳng, mệt mỏi, stress kéo dài. Bên cạnh đó cần ngủ đủ giấc giúp tinh thần thoải mái và tạo điều kiện trị bệnh tốt hơn.
Đau bụng phải ngang rốn có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc một trong số các bệnh lý về tiêu hóa. Do đó, khi cơ thể xuất hiện triệu chứng đau thường xuyên và kéo dài cần nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị.
Nội dung chínhĐau bụng bên phải ngang rốn là bệnh gì?Sỏi thậnViêm đại tràngBệnh về gan – Triệu chứng đau bụng bên phải ngang rốnNhiễm trùng hoặc tắc ống, túi mậtĐau bụng bên phải ngang rốn do viêm ruột thừaViêm đường tiết niệuMang thai ngoài tử cungTiền sản giậtNgộ độc, tiêu chảy cấpĐau bụng bên […]
Xem chi tiếtNội dung chínhĐau bụng bên phải ngang rốn là bệnh gì?Sỏi thậnViêm đại tràngBệnh về gan – Triệu chứng đau bụng bên phải ngang rốnNhiễm trùng hoặc tắc ống, túi mậtĐau bụng bên phải ngang rốn do viêm ruột thừaViêm đường tiết niệuMang thai ngoài tử cungTiền sản giậtNgộ độc, tiêu chảy cấpĐau bụng bên […]
Xem chi tiếtNội dung chínhĐau bụng bên phải ngang rốn là bệnh gì?Sỏi thậnViêm đại tràngBệnh về gan – Triệu chứng đau bụng bên phải ngang rốnNhiễm trùng hoặc tắc ống, túi mậtĐau bụng bên phải ngang rốn do viêm ruột thừaViêm đường tiết niệuMang thai ngoài tử cungTiền sản giậtNgộ độc, tiêu chảy cấpĐau bụng bên […]
Xem chi tiếtNội dung chínhĐau bụng bên phải ngang rốn là bệnh gì?Sỏi thậnViêm đại tràngBệnh về gan – Triệu chứng đau bụng bên phải ngang rốnNhiễm trùng hoặc tắc ống, túi mậtĐau bụng bên phải ngang rốn do viêm ruột thừaViêm đường tiết niệuMang thai ngoài tử cungTiền sản giậtNgộ độc, tiêu chảy cấpĐau bụng bên […]
Xem chi tiếtNội dung chínhĐau bụng bên phải ngang rốn là bệnh gì?Sỏi thậnViêm đại tràngBệnh về gan – Triệu chứng đau bụng bên phải ngang rốnNhiễm trùng hoặc tắc ống, túi mậtĐau bụng bên phải ngang rốn do viêm ruột thừaViêm đường tiết niệuMang thai ngoài tử cungTiền sản giậtNgộ độc, tiêu chảy cấpĐau bụng bên […]
Xem chi tiết