Vi Khuẩn Hp Ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không? Hướng Điều Trị An Toàn

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tiêu hóaPhó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Vi khuẩn HP ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, những biểu hiện không rõ ràng đòi hỏi các bậc phụ huynh cần chủ động tìm hiểu kiến thức bệnh và kịp thời áp dụng các biện pháp điều trị an toàn, đảm bảo không ảnh hưởng tới sự phát triển trong tương lai.

Nhận biết triệu chứng nhiễm HP ở trẻ em

Vi khuẩn HP ở trẻ em là dạng khuẩn gram – có thể tồn tại ở nhiều nơi như niêm mạc dạ dày, bẩn trong răng, nước bọt,… Chúng có khả năng tiết men urease trung hòa dịch vị, phá vỡ lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc và khiến cho vi khuẩn tấn công gây viêm loét dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày. 

Vi khuẩn Hp ở trẻ em có tính lây lan rất cao, sự chủ quan của cha mẹ và sự hiếu động của trẻ có thể trở thành nguyên nhân gia tăng khả năng mắc bệnh.
Vi khuẩn Hp ở trẻ em có tính lây lan rất cao, sự chủ quan của cha mẹ và sự hiếu động của trẻ có thể trở thành nguyên nhân gia tăng khả năng mắc bệnh.

Bên cạnh đó, do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, khả năng miễn dịch kém khi trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP có thể ảnh hưởng tới hoạt động tiêu hóa và sự phát triển, hấp thụ dinh dưỡng của trẻ. Thông thường khi vi khuẩn HP ở trẻ em khởi phát, phụ huynh có thể nhận diện các tổn thương qua một số biểu hiện như:

  • Trẻ khó chịu vùng bụng, chủ yếu là thượng vị kèm theo các cơn đau.
  • Đầy hơi, bụng chướng.
  • Kén ăn hơn mọi khi, khi ăn không còn cảm giác ngon miệng.
  • Ợ hơi, ợ chua hoặc thường xuyên nôn trớ.
  • Sụt cân không có lý do, da dẻ xanh xao, mệt mỏi.
  • Miệng lưỡi hôi dù đã được vệ sinh sạch sẽ.

Trẻ em có bị nhiễm HP không? Những nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn

Vi khuẩn Hp ở trẻ em có tính lây lan rất cao, sự chủ quan của cha mẹ và sự hiếu động của trẻ có thể trở thành nguyên nhân gia tăng khả năng mắc bệnh. Do chưa thể tự bảo vệ sức khỏe của bản thân và sức đề kháng yếu nên trong đời sống hằng ngày, phụ huynh cần đặc biệt chú ý tới những hoạt động như:

  • Ăn uống chung đũa, thìa, nước chấm hoặc nước cạnh, mớm thức ăn cho trẻ nhỏ.
  • Người lớn thường xuyên có thói quen ôm hôn trẻ nhỏ.
  • Trẻ tiếp trúc với thực phẩm nhiễm khuẩn hoặc qua trung gian như đồ dùng và gián, ruồi,…
  • Cha mẹ từng nhiễm vi khuẩn HP hoặc tổn thương do vi khuẩn này có nguy cơ lây nhiễm cho con lên tới 85%.

Cách chẩn đoán trẻ em bị nhiễm vi khuẩn HP

Rất nhiều trường hợp trẻ em bị nhiễm vi khuẩn HP không ghi nhận các biểu hiện rõ rệt. Điều này gây ra không ít khó khăn cho phụ huynh trong việc nhận diện. Chính vì vậy, nếu nhận thấy bất cứ biểu hiện khác thường nào ở con trẻ, bạn nên chủ động đưa các bé tới thăm khám y tế kịp thời. 

Cách chẩn đoán trẻ em bị nhiễm vi khuẩn HP
Cách chẩn đoán trẻ em bị nhiễm vi khuẩn HP

Đối với trẻ nhỏ, các xét nghiệm chẩn đoán chỉ được diễn ra đối với trường hợp có ba mẹ nhiễm khuẩn HP, ung thư dạ dày, hệ tiêu hóa xuất hiện viêm loét  hoặc đau bụng mãn tính. Sau đây là một số chẩn đoán phổ biến nhất.

  • Sinh thiết: Các bác sĩ sẽ tiến hành nội soi đường tiêu hóa để thu thập mô niêm mạc dạ dày, từ đó sàng lọc các sản năng ung thư.
  • Nuôi cấy vi khuẩn: Phương pháp này sẽ thực hiện nuôi cấy mô niêm mạc trong môi trường lý tưởng để xác định phác đồ kháng sinh phù hợp.
  • Kỹ thuật sinh học phân tử: Cho phép khuếch đại ADN của vi khuẩn, chẩn đoán phân biệt loại vi khuẩn trong dạ dày.
  • Test hơi thở: Đối với trẻ nhỏ sợ đau hoặc tâm lý yếu, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra hơi thở để xác định Carbon dioxide.
  • Xét nghiệm phân: Thông qua xét nghiệm phân để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn HP ở trẻ em.
  • Xét nghiệm nước bọt: Nước bọt cũng có thể là môi trường lý tưởng để vi khuẩn HP cư trú.

Khi nào cần điều trị bệnh viêm dạ dày HP ở trẻ em

Đối với trẻ nhỏ, việc điều trị vi khuẩn HP sẽ được cân nhắc áp dụng trong một số trường hợp nhất định do những tác dụng phụ của thuốc tới sự phát triển của trẻ nhỏ.

  • Trẻ có cha mẹ bị viêm loét dạ dày hoặc ung thư dạ dày.
  • Viêm loét dạ dày ở trẻ em được xác định dương tính với khuẩn HP.
  • Các xét nghiệm cho thấy hiện tượng chuyển sản ruột, viêm teo dạ dày.
  • Tiến hành nội soi đối với trẻ nhiễm vi khuẩn HP nhưng không có tổn thương dạ dày rõ ràng. 

Trẻ em bị nhiễm khuẩn HP phải làm sao? Cách điều trị hiệu quả nhất

Trong phác đồ điều trị vi khuẩn HP ở trẻ em thường bao gồm các loại kháng sinh và thuốc giảm tiết axit, sử dụng trong thời gian không quá 14 ngày. Để xác định hiệu quả của thuốc, trẻ sẽ được kiểm tra test hơi thở hoặc xét nghiệm phân sau mỗi lần điều trị. Thông qua quá trình nuôi cấy vi khuẩn, các bác sĩ sẽ để ra phương án phù hợp nhất.

Trong phác đồ điều trị vi khuẩn HP ở trẻ em thường bao gồm các loại kháng sinh và thuốc giảm tiết axit, sử dụng trong thời gian không quá 14 ngày.
Trong phác đồ điều trị vi khuẩn HP ở trẻ em thường bao gồm các loại kháng sinh và thuốc giảm tiết axit, sử dụng trong thời gian không quá 14 ngày.
  • Đối với trẻ em dưới 8 tuổi: Các bác sĩ sẽ kết hợp Amoxicillin + Metronidazole và thuốc giảm bơm proton hoặc Amoxicillin + Clarithromycin và thuốc giảm bơm proton.
  • Đối với trẻ em trên 8 tuổi: Phác đồ điều trị thường bao gồm Metronidazol + Doxycyclin/ Tetracyclin
  • Nếu quá trình điều trị tại chỗ không thu được hiệu quả cao, người bệnh có thể sẽ được lấy sinh thiết mô, nuôi cấy để hình thành phác đồ mới. 

Hướng dẫn chăm sóc trẻ em bị nhiễm vi khuẩn HP 

Để giảm thiểu thời gian sử dụng thuốc và mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý trong quá trình chăm sóc hằng ngày:

  • Tăng cường sử dụng thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn, chất xơ và vitamin.
  • Nên cho trẻ ăn đồ mềm, đã được làm chín, uống nước sôi để giảm cảm giác buồn nôn, đau bụng.
  • Rửa sạch nguyên liệu, ngâm qua với nước muối để đảm bảo loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn.
  • Sử dụng đũa, thìa riêng cho trẻ, rửa sạch tay trước khi ăn hoặc tiếp xúc với chất bẩn.

Loại bỏ vi khuẩn HP ở trẻ em đòi hỏi phụ huynh cần ưu tiên các giải pháp an toàn và hiệu quả cao. Mong rằng thông qua bài viết trên đây, độc giả đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích để bảo vệ sức khỏe cho con trẻ. 

Array
Câu hỏi thường gặp
HP Dương Tính Là Gì? Cách Ngăn Ngừa Kịp Thời Và Hiệu Quả

Nội dung chínhNhận biết triệu chứng nhiễm HP ở trẻ emTrẻ em có bị nhiễm HP không? Những nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩnCách chẩn đoán trẻ em bị nhiễm vi khuẩn HPKhi nào cần điều trị bệnh viêm dạ dày HP ở trẻ emTrẻ em bị nhiễm khuẩn HP phải làm sao? Cách điều […]

Xem chi tiết
Nhiễm Vi Khuẩn HP Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không? Nên Làm Gì?

Nội dung chínhNhận biết triệu chứng nhiễm HP ở trẻ emTrẻ em có bị nhiễm HP không? Những nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩnCách chẩn đoán trẻ em bị nhiễm vi khuẩn HPKhi nào cần điều trị bệnh viêm dạ dày HP ở trẻ emTrẻ em bị nhiễm khuẩn HP phải làm sao? Cách điều […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?