Trĩ Ngoại: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Nhanh Nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tiêu hóaPhó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Trĩ ngoại là một trong những dạng phổ biến nhất của bệnh trĩ. Những tổn thương ở vùng hậu môn – trực tràng sẽ xuất hiện sớm và gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu cho người mắc. Nhằm giúp độc giả nhận diện sớm và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức tổng quát nhất về căn bệnh này.

Trĩ ngoại là gì? Tiến triển các giai đoạn

Khác với bệnh trĩ nội, trĩ ngoại là tình trạng phình giãn tĩnh mạch ở dưới đường giản lược, gây ra tình trạng ứ huyết, tạo thành các búi trĩ bên ngoài ống hậu môn. So với trĩ nội, bệnh trĩ ngoại dễ nhận biết hơn ngay từ những giai đoạn đầu tiên. 

Mặc dù không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng người bệnh, nhưng nếu chủ quan không thăm khám kịp thời, tổn thương do trĩ ngoại sẽ gây ra nhiều biến chứng tới sức khỏe và tâm lý.

Dựa trên đặc điểm biểu hiện và mức độ nguy hiểm, bệnh trĩ ngoại được chia thành 4 giai đoạn tiến triển chính:

  • Cấp độ 1: Sự phình giãn tĩnh mạch đã khiến các búi trĩ dần hình thành và gây đau, chảy máu khi đại tiện.
  • Cấp độ 2: Các búi trĩ dễ dàng sa ra ngoài trong quá trình đại tiện, tuy nhiên nhanh chóng tự co lại dễ dàng.
  • Cấp độ 3: Trong giai đoạn này, các búi trĩ đã đạt tới một kích thước nhất định, các cơ yếu dần. Chính vì vậy, chúng sẽ dễ dàng sa ra ngoài khi vận động hoặc rặn đại tiện nhưng phải cần dùng tay mới có thể đẩy vào trong.
  • Cấp độ 4: Búi trĩ sa xuống khi cả khi vận động nhẹ nhàng như đi bộ. Một số trường hợp không thể đưa lại các búi trĩ vào trong ống hậu môn ngay kể cả khi sử dụng tay.

Bị trĩ ngoại làm sao để nhận biết kịp thời?

Các dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại có thể dễ dàng nhận biết ngay trong giai đoạn đầu. Chính vì vậy, khi cơ thể xuất hiện một trong những biểu hiện dưới đây, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám y tế tại các cơ sở y tế gần nhất hoặc tham khảo phác đồ điều trị từ chuyên gia:

Các dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại có thể dễ dàng nhận biết ngay trong giai đoạn đầu
Các dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại có thể dễ dàng nhận biết ngay trong giai đoạn đầu
  • Thường xuyên đi vệ sinh ra máu, có thể lẫn trong phân hoặc ra giấy chùi. Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh trĩ nói chung. Ở cấp độ 1, 2 máu có thể ra nhỏ giọt; tuy nhiên, ở những mức độ nặng hơn, người bệnh có thể xảy ra tình trạng thiếu máu nghiêm trọng.
  • Cảm giác đau rát, vướng víu, khó chịu ở hậu môn mỗi khi di chuyển, ngồi xổm hoặc ngồi xuống.
  • Búi trĩ sẽ có xu hướng to dần lên theo thời gian. Ở cấp độ 3, 4 người bệnh sẽ phải sử dụng tay để đưa chúng trở lại ống hậu môn. 
  • Búi trĩ dần căng phồng lên, có màu đỏ thẫm và đường tĩnh mạch chồng chéo lên nhau khiến bề mặt trở nên sần sùi.
  • Vùng xung quanh hậu môn luôn ẩm ướt, viêm sưng, ngứa ngáy khó chịu. 

Những nguyên nhân gây nên bệnh trĩ ngoại

Trĩ ngoại hình thành do áp lực ở đám rối tĩnh mạch, lâu dần gây nên tình trạng ứ huyết, xuất hiện búi trĩ. Dưới đây là một số nguyên nhân cộng hưởng khiến bệnh bùng phát và trở nên phổ biến

  • Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Người mắc táo bón lâu năm sẽ có nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại cao hơn nhóm còn lại. Bên cạnh đó, sự rối loạn tiêu hóa còn gia tăng áp lực và ma sát lên tĩnh mạch, khiến cơ quan này bị căng giãn và ứ đọng huyết dạng búi.
  • Thói quen sinh hoạt: Ngồi nhiều, lười vận động được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng trĩ ngoại. Nếu ngồi một chỗ lâu hơn 2 tiếng có thể tăng áp lực lên vùng thắt lưng và hậu môn, gây ra táo bón, đau nhức xương chậu hoặc bệnh trĩ.
  • Chế độ ăn uống: Thực đơn dinh dưỡng thiếu hợp lý, ít rau xanh, chất xơ, khoáng chất, đồng thời thường xuyên lạm dụng chất kích thích, caffeine và thức ăn nhanh có thể gây ra táo bón, táo bón lâu ngày gây nên trĩ.

Bị trĩ ngoại có nguy hiểm không? Có tự khỏi được không?

Bản chất của bệnh trĩ ngoại chính là sự tổn thương và căng giãn quá mức của tĩnh mạch vùng hậu môn – trực tràng. Chính vì vậy, bệnh hoàn toàn không thể tự khỏi. Đối với một số trường hợp đặc biệt không phát sinh triệu chứng sẽ được chuyên gia khuyến khích xây dựng lối sống lành mạnh thay vì áp dụng can thiệp điều trị.

Nếu không được quan tâm kịp thời, trĩ ngoại sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường
Nếu không được quan tâm kịp thời, trĩ ngoại sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường

Mặc dù không gây ra những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng người bệnh, nhưng nếu không được quan tâm kịp thời, trĩ ngoại sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường như:

  • Tắc mạch: Xuất huyết hậu môn khi tiến triển sang cấp độ 3, 4 có thể chuyển sang dạng tia hoặc giọt. Thậm chí, các mạch máu trong búi trĩ bị vỡ sẽ tạo thành các cục máu đông, cản trở tuần hoàn, làm búi trĩ sưng viêm, đau nhức dữ dội.
  • Thiếu máu mãn tính: Khả năng các búi bị sa ra bên ngoài của trĩ ngoại cao hơn so với trĩ nội. Vì vậy, ngoài việc gây xuất huyết trong khi đại tiện, tình trạng này có thể tiếp diễn do phần búi ma sát với quần áo. Từ đó làm tăng nguy cơ viêm nhiễm do vi khuẩn tấn công và thiếu máu mãn tính.
  • Nghẹt búi trĩ: Đối với bệnh nhân bị trĩ ngoại cấp độ 4, búi trĩ sa ra ngoài không thể tự co lại vào bên trong ống hậu môn sẽ khiến cơ thắt co mạnh, tắc nghẽn mạch máu, gây ra tình trạng phù nề, đau rát dữ dội.
  • Hoại tử: Hiện tượng nghẹt búi trĩ ở cấp độ 4 và tắc mạch không được can thiệp kịp thời có thể dẫn tới hoại tử, để lại hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. 

Cách trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả nhất

Trĩ ngoại hoàn toàn không thể tự khỏi, thời gian tiến triển giữa các giai đoạn thường âm thầm và khó lường. Vì vậy, ngay từ những dấu hiệu bất thường ban đầu, bạn nên nhanh chóng tới thăm khám y tế, giảm nguy cơ biến chứng ngoài ý muốn.

Ngay từ những dấu hiệu bất thường ban đầu, bạn nên nhanh chóng tới thăm khám y tế
Ngay từ những dấu hiệu bất thường ban đầu, bạn nên nhanh chóng tới thăm khám y tế

Các mẹo dân gian hay chữa trĩ ngoại tại nhà

Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà bằng những mẹo dân gian thường được áp dụng cho các trường hợp ở giai đoạn 1, khi đó các biến chứng chưa ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

  • Chườm lạnh: Chỉ cần chườm lạnh lên vùng hậu môn từ 5 đến 10 phút có thể giúp người bệnh giảm nhanh hiện tượng sưng viêm, nóng rát, làm dịu niêm mạc trực tràng – hậu môn.
  • Ngâm nước ấm: Sử dụng nước ấm trước khi đại tiện sẽ có tác dụng làm giảm áp lực tạm thời thời vùng hậu môn, mềm niêm mạc và đào thải phân ra ngoài dễ dàng hơn, giảm đau rát khi đại tiện.
  • Uống nước rau diếp cá: Trong thành phần của rau diếp cá chứa rất lượng lớn chất chống oxy hóa và tăng độ bền thành mạch. Bên cạnh đó, hàm lượng decanonyl acetaldehyde cao giúp người bệnh khắc phục tình trạng táo bón, kháng khuẩn, ngừa viêm nhiễm.

Thuốc chữa bệnh trong tây Y

Để khắc phục các tổn thương do bệnh trĩ ngoại một cách nhanh nhất, người bệnh có thể tham khảo một số loại thuốc điều trị trĩ tại chỗ. Tuy nhiên, phương pháp này thường tiềm ẩn những tác dụng phụ, đòi hỏi cần được kê đơn, chỉ định từ bác sĩ.

  • Thuốc điều hòa nhu động ruột: Đối với người mắc bệnh trĩ ngoại do táo bón mãn tính, có thể tham khảo một số sản phẩm có tác dụng làm mềm phần và kích thích nhu động ruột. Ngược lại, đối với những trường hợp bị tiêu chảy, thuốc có tác dụng làm chậm nhu động ruột nhằm giảm hạn chế áp lực lên mạch hậu môn
  • Thuốc kháng viêm: Các sản phẩm thuộc nhóm NSAID hoặc corticoid có tác dụng làm giảm tình trạng viêm búi trĩ và đau rát ở vùng hậu môn. 
  • Thuốc mỡ: Sử dụng gel bôi ngoài là liệu pháp phổ biến có tác dụng thúc đẩy làm trơn ống hậu môn và thúc đẩy phân đào thải dễ dàng ra bên ngoài, giảm cảm giác ngứa ngáy, đau rát.
  • Thuốc làm bền thành mạch: Mục đích khi sử dụng các loại thuốc này chính là nhằm tăng sức bền của thành mạch, giảm tính thấm mao mạch, từ đó khắc phục tình trạng ứ đọng máu hoặc vỡ búi trĩ.

Cách trị trĩ ngoại hiệu quả nhất bằng phương pháp xâm lấn

Việc áp dụng thủ thuật hoặc các biện pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định đối với bệnh nhân không đáp ứng thuốc hoặc bước vào giai đoạn 3, 4. Theo các chuyên gia, có tới 80% trường hợp mắc trĩ ngoại cần can thiệp xâm lấn. Tuy nhiên, các phương pháp này đều không đảm bảo chữa khỏi trĩ ngoại 100%: 

  • Tiêm xơ búi trĩ: Các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm dung dịch đặc biệt vào trong búi trĩ và thúc đẩy phản ứng xơ hóa.
  • Thắt búi trĩ: Thông qua sử dụng vòng cao su, các bác sĩ sẽ thắt chặt và ngăn ngừa quá trình bơm máu tới búi trĩ. Sau khoảng 5 – 7 ngày, tình trạng thiếu máu sẽ diễn ra và bị hoại tử dần dần.
  • Áp lạnh: Biện pháp này chủ yếu sử dụng khí nito lỏng để đông lạnh búi trĩ. Sau khoảng 6 – 8 tuần, các cấu trúc này sẽ bị hoại tử dần và rụng hẳn. 

Chữa bệnh bằng Đông y

Mỗi bài thuốc Đông y thường được kê đơn, bốc thuốc dựa trên những đặc điểm cơ địa cụ thể của người bệnh. Chính vì vậy, phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền thường hạn chế tối đa nguy cơ tác dụng phụ, điều trị tận gốc tổn thương. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao nhất, đòi hỏi người bệnh nên kiên trì tuân thủ theo phác đồ dài hạn.

  • Bài thuốc số 1: Kết hợp lá giả tô, kim ngân hoa, chi tử, hoa hòe, cây địa du, xích thược, cam thảo và đun sôi với 500ml nước. Sau đó cho tới khi thuốc cạn vừa còn ½ có thể bắc ra để dùng dần trong ngày.
  • Bài thuốc số 2: Sử dụng bạch thược dược, sinh địa, đương quy, trắc bách diệp, đào nhân, hoa hòe, xuyên khung, đại hoàng… Sau khi rửa sạch có thể đem đi sắc chung với 1 lít nước, tới khi cạn còn ⅓,  mỗi ngày uống 1 thang.

Hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa hiệu quả 

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt điều độ không chỉ giúp cho người bệnh đẩy nhanh tốc độ phục hồi, hiệu quả của phương pháp điều trị mà còn ngăn ngừa tối đa nguy cơ tái phát.

  • Thường xuyên bổ sung chất xơ vào thực đơn hằng ngày, có thể chế biến thành các món ăn hoặc uống sinh tố, nước ép, ninh nhừ.
  • Không nên sử dụng các thực phẩm chứa dầu mỡ, gia vị mặn hoặc chứa nhiều chất bảo quản.
  • Luyện tập thể dục đều đặn với các bộ môn phù hợp, kiểm soát cân nặng, giảm áp lực lên hậu môn – trực tràng và tuần hoàn máu.
  • Nếu làm việc trong những môi trường hạn chế vận động, bạn nên sắp xếp thời gian đi lại nhẹ nhàng mỗi 2 tiếng một lần để giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của chuyên gia trước khi lựa chọn phương pháp điều trị của bản thân để ngăn ngừa hậu quả ngoài ý muốn. 

Bệnh trĩ ngoại có thể khởi phát ở bất cứ đối tượng nào. Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, độc giả nên chủ động thăm khám y tế, tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị và xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học. 

Array
Câu hỏi thường gặp
Khám bệnh trĩ ở đâu tốt nhất? Top 10 địa chỉ đáng tin cậy

Nội dung chínhTrĩ ngoại là gì? Tiến triển các giai đoạnBị trĩ ngoại làm sao để nhận biết kịp thời?Những nguyên nhân gây nên bệnh trĩ ngoạiBị trĩ ngoại có nguy hiểm không? Có tự khỏi được không?Cách trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả nhấtCác mẹo dân gian hay chữa trĩ ngoại tại nhàThuốc chữa […]

Xem chi tiết
Bệnh trĩ uống thuốc có hết không? Đáp án chính xác nhất từ chuyên gia

Nội dung chínhTrĩ ngoại là gì? Tiến triển các giai đoạnBị trĩ ngoại làm sao để nhận biết kịp thời?Những nguyên nhân gây nên bệnh trĩ ngoạiBị trĩ ngoại có nguy hiểm không? Có tự khỏi được không?Cách trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả nhấtCác mẹo dân gian hay chữa trĩ ngoại tại nhàThuốc chữa […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?