Suy Thận Trước Thận Là Bệnh Gì? Cơ Chế Bệnh Sinh và Hướng Điều Trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận – Tiết Niệu – MậtGiám đốc Chuyên Môn tại Phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Suy thận, đặc biệt là suy thận trước thận là một hội chứng làm suy giảm sức khỏe người bệnh rất nhanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đầy đủ các kiến thức về căn bệnh này. Bởi vậy, bài viết sau đây sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin hữu ích cần biết về tình trạng suy thận cấp trước thận.

Suy thận trước thận là gì?

Suy thận cấp là tình trạng mức lọc của cầu thận giảm nhanh với thể tích nước tiểu chỉ còn ở mức < 0,5 ml/ kg/ giờ kéo dài trên 6 giờ. Đồng thời, nồng độ creatinin huyết tương trong máu tăng thêm 0,5 mg/ dl (44µg/ l ) hoặc > 50% so với nồng độ creatinin bình thường ở người đó khi chức năng thận bình thường ( thường trên 130µg/ l).

Một số thông số trong nước tiểu của bệnh nhân suy thận trước thận
Một số thông số trong nước tiểu của bệnh nhân suy thận trước thận

Dựa vào vị trí cần phẫu thuật, các nguyên nhân gây bệnh mà suy thận được chia thành suy thận trước thận, suy thận tại thận và suy thận sau thận. 

Trong đó suy thận trước thận hay còn gọi là suy thận cấp chức năng xảy ra khi chức năng ống thận còn nguyên vẹn, và chiếm tỉ lệ cao nhất lên đến 55%. Tình trạng này hình thành làm ứ đọng các sản phẩm chuyển hoá từ Nitơ, rối loạn cân bằng nước, chất điện giải và các axit – bazơ trong cơ thể.

Nguyên nhân suy thận cấp trước thận

Nguyên nhân gây suy thận cấp trước thận thường hình thành do 3 nhóm nguyên nhân chính là giảm thể tích tuần hoàn, đường mạch thận và rối loạn điều hòa mạch thận.

Giảm thể tích tuần hoàn

Giảm thể tích tuần hoàn máu, chất khoáng trong cơ thể gây suy thận cấp trước thận thường xảy ra khi cơ thể gặp phải tình trạng:

  • Mất máu: Do chấn thương, chảy máu tiêu hoá, hoặc chảy máu vùng khác
  • Mất dịch trong lòng mạch: do bị bỏng, viêm phúc mạc, tắc ruột, viêm tụy cấp – mãn tính, hạ albumin máu, xơ gan, hội chứng thận hư, ỉa chảy, nôn mửa, thông hút dịch tiêu hoá, tiêu cơ vân cấp,…
  • Mất máu qua thận: do các bệnh đái tháo đường toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu máu khi sử dụng manitol, tăng natri máu, hoặc giảm kali máu, giảm canxi máu.
  • Mất máu qua da: do đổ nhiều mồ hôi, bỏng nặng, vận động nặng kéo dài (như chạy marathon hoặc làm việc nặng trong môi trường nhiệt độ cao), rối loạn điều hoà thân nhiệt cơ thể (hội chứng tăng thân nhiệt ác tính), say nắng say nóng,…
  • Giảm thể tích tuần hoàn: Từ giảm dung lượng tim do các bệnh nhồi máu cơ tim, sốc tim, nhồi máu phổi, tràn dịch màng tim có ép tim, loạn nhịp tim,…

Do mạch thận

Các nguyên nhân sinh ra từ mạch thận gây bệnh thường gặp là:

  • Tắc tĩnh mạch mạch thận
  • Co thắt mạch thận, ức chế mạch thận do dùng thuốc ức chế men chuyển ở bệnh nhân suy tim ứ huyết hoặc dùng noradrenalin khi chưa truyền đủ dịch, nước,…
  • Nhồi máu động mạch thận
Tắc tĩnh mạnh thận là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận
Tắc tĩnh mạnh thận là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận
  • Hẹp động mạch thận
  • Xơ vữa mạch thận
  • Phình tách động mạch chủ bụng

Rối loạn điều hoà mạch thận

Các nguyên nhân gây rối loạn điều hòa mạch thận khiến thận bị suy giảm chức năng thường là do:

  • Nhiễm trùng
  • Do prostaglandin hoặc do ức chế men chuyển hóa
  • Hội chứng gan thận: co giãn mạch hệ thống bất thường dẫn đến tụt huyết áp, thiểu niệu do co thắt mạch thận cùng với bệnh rối loạn chức năng gan nặng sinh bệnh.

Cơ chế sinh bệnh suy thận trước thận

Mọi tác nhân làm giảm tưới máu tại thận đều có thể gây nên tình trạng bệnh. Cơ chế bảo vệ đầu tiên khi cơ thể bị giảm tưới máu nuôi thận là sự tăng hoạt adrenergic và tăng angiotensin II, hay tăng aldosteron và ADH nhằm duy trì độ lọc cầu thận. Tuy nhiên, khi cơ chế bảo vệ sinh lý không còn thích ứng với sự biến đổi nữa sẽ đưa đến suy thận cấp trước.

Khi gặp phải tình trạng thận suy cấp trước thận, cơ thể bệnh nhân sẽ xảy ra các phản ứng sau:

  • Dấu thiếu nước: hay khát nước, chóng mặt, hạ huyết áp, tụt huyết áp khi thay đổi tư thế, mạch nhanh, niêm mạc khô, dấu véo da (+), rối loạn tri giác, tĩnh mạch cổ xẹp
  • Số lượng nước tiểu giảm/ lần đi tiểu hoặc đi tiểu ít lần/ngày
  • Dấu hiệu sinh tồn: theo dõi thường xuyên để phát hiện thời điểm tụt huyết áp đặc biệt ở bệnh nhân hậu phẫu thuật, nhiễm trùng hoặc chấn thương

Điều trị suy thận trước thận

Các bệnh lý suy thận đều đòi hỏi phương pháp điều trị hợp lý và sự theo dõi chặt chẽ từ các bác sĩ. Việc điều trị suy thận trước như thế nào cho tốt, hiệu quả phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Hầu hết mọi người khi mắc căn bệnh này thường phải nhập viện và điều trị theo nguyên nhân gây bệnh đặc trưng.

Lọc máu được nhiều người lựa chọn khi điều trị thận suy trước thận
Lọc máu được nhiều người lựa chọn khi điều trị thận suy trước thận
  • Với người giảm thể tích tuần hoàn trong lòng mạch chữa trị bằng: cầm máu, truyền bù thể tích tuần hoàn (lượng máu bị mất, truyền hồng cầu, các chế phẩm máu), bù lượng dịch do dịch như nôn, ỉa chảy, say nắng (bù dịch đẳng trương truyền hoặc uống hoặc cả hai). Sau khi điều trị sẽ giúp người bệnh duy trì ALTMTT 8-12 mmHg và huyết áp trung bình ≥ 65 mmHg để ổn định.
  • Nếu nguyên nhân là do giảm huyết áp bởi thuốc (ức chế men chuyển) hoặc bệnh do các thuốc ức chế COX II, hoặc thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) hoặc các chất độc với thận thì ngưng dùng thuốc. Nếu chuyển nặng kết hợp với can thiệp máy móc.
  • Nếu suy thận cấp trước thận do các bệnh lý khác thì điều trị bệnh chính (xuất huyết tiêu hóa, viêm tụy cấp, tắc ruột, viêm phúc mạc, bỏng rộng nặng)

Bác sĩ ngoài việc cho truyền dịch hoặc sử dụng các loại thuốc giúp điều hòa chức năng thận thì có thể áp dụng các phương pháp điều trị suy thận (nếu cần thiết) như: 

  • Chạy thận nhân tạo: Dùng máy thẩm định lọc máu thay thận và truyền lại máu đã lọc sạch vào lại đi nuôi cơ thể
  • Lọc màng bụng: Tận dụng màng bụng kết hợp một số thiết bị hỗ trợ để lọc các chất thải cặn bã trong lượng nước trong cơ thể thay thế thận suy yếu
  • Ghép thận: Phẫu thuật thay thế thận đã mất chức năng bằng thận mới tốt, phù hợp với cơ thể

Trên đây là những chia sẻ về bệnh lý suy thận trước thận. Mong rằng với những chia sẻ trên đã giúp mọi người biết thêm về căn bệnh này có có phương hướng điều trị phù hợp nếu mắc bệnh.

Array
Câu hỏi thường gặp
Suy thận sống được bao lâu? Chữa khỏi được không? Chuyên gia giải đáp

Nội dung chínhSuy thận trước thận là gì?Nguyên nhân suy thận cấp trước thậnGiảm thể tích tuần hoànDo mạch thậnRối loạn điều hoà mạch thậnCơ chế sinh bệnh suy thận trước thậnĐiều trị suy thận trước thận Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị […]

Xem chi tiết
Bệnh Suy Thận Có Nguy Hiểm Không? Những Lưu Ý Và Cách Chữa Trị

Nội dung chínhSuy thận trước thận là gì?Nguyên nhân suy thận cấp trước thậnGiảm thể tích tuần hoànDo mạch thậnRối loạn điều hoà mạch thậnCơ chế sinh bệnh suy thận trước thậnĐiều trị suy thận trước thận Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị […]

Xem chi tiết
Suy Thận Có Con Được Không? Làm Sao Để Tăng Khả Năng Có Thai

Nội dung chínhSuy thận trước thận là gì?Nguyên nhân suy thận cấp trước thậnGiảm thể tích tuần hoànDo mạch thậnRối loạn điều hoà mạch thậnCơ chế sinh bệnh suy thận trước thậnĐiều trị suy thận trước thận Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị […]

Xem chi tiết
Xét Nghiệm Chức Năng Thận Ở Đâu Chính Xác, Chất Lượng?

Nội dung chínhSuy thận trước thận là gì?Nguyên nhân suy thận cấp trước thậnGiảm thể tích tuần hoànDo mạch thậnRối loạn điều hoà mạch thậnCơ chế sinh bệnh suy thận trước thậnĐiều trị suy thận trước thận Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Bọc Răng Sứ Có Bị Hôi Miệng Không? Cách Điều Trị Và Chăm Sóc

Khi Nào Nên Bọc Răng Sứ Để Mang Lại Hiệu Quả Thẩm Mỹ Tốt Nhất?

Bọc Răng Sứ Có Được Vĩnh Viễn Không? Yếu Tố Nào Tác Động?

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

[CHIA SẺ] Trước Và Sau Khi Bọc Răng Sứ Cần Biết Những Gì?

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?