Khi Nào Nên Cắt Amidan? Trường Hợp Nào Không Được Cắt Amidan?
Khi nào nên cắt amidan, có phải ai cũng được cắt amidan hay không? Phẫu thuật loại bỏ amidan mặc dù có tỷ lệ gặp biến chứng thấp hơn so với các cơ quan khác nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khó lường. Để hiểu rõ hơn về những trường hợp được phép cắt amidan cũng như rủi ro mà người bệnh phải đối mặt khi thực hiện phẫu thuật, mời bạn đọc cùng theo dõi chia sẻ của chuyên gia.
Khi nào nên cắt amidan?
Cắt amidan là thủ thuật được áp dụng rộng rãi hiện nay nhằm loại bỏ khối amidan bị viêm nhiễm nặng. Theo bác sĩ Lê Phương, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam: “Theo quan điểm của y học hiện đại, việc điều trị viêm amidan bằng nội khoa (bằng thuốc) chiếm đến 70% và điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) chỉ được thực hiện khoảng 30%. Cho nên việc chỉ định khi nào nên cắt amidan là hết sức rõ ràng”. Người bệnh sẽ được bác sĩ đề nghị cắt amidan trong trường hợp:
- Bệnh nhân bị viêm amidan tái phát trên 5 lần/năm.
- Viêm amidan ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận khác (viêm tai giữa, viêm xoang).
- Khi amidan quá to, phì đại (độ 3-4), bệnh nhân không thở được hoặc có những cơn ngừng thở.
- Viêm amidan dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi, viêm cơ tim…
- Viêm amidan hốc mủ có liên khuẩn cầu A có thể gây ra thấp khớp, thấp tim.
- Bệnh nhân cần ghép tạng phải loại bỏ amidan bị viêm để đảm bảo vô trùng.
Hầu hết các trường hợp được chỉ định cắt đều điều trị nội khoa không có hiệu quả, dẫn đến viêm amidan tiếp tục phát triển theo chiều hướng xấu. Vì vậy, việc chỉ định phẫu thuật loại bỏ viêm amidan là điều rất cần thiết để ngăn ngừa bệnh nhân gặp biến chứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng. Dù vậy, vẫn có một số trường hợp tuyệt đối không được cắt amidan cho dù bị viêm amidan mãn tính.
Những trường hợp không được cắt amidan
Theo bác sĩ Lê Phương: “Viêm amidan là một cuộc phẫu thuật thực thụ chứ không phải là tiểu phẫu như mọi người vẫn lầm tưởng. Khi cắt viêm amidan (amidan khẩu cái nằm ở ngã ba đường thở), bác sĩ sẽ gây mê hoặc gây tê tại chỗ để kiểm soát được đường thở. Nếu đường thở không kiểm soát tốt thì tỷ lệ gặp biến chứng và đe dọa đến tính mạng rất cao.
Cắt amidan cũng sẽ bị chảy rất nhiều máu, có những trường hợp phải rất lâu mới cầm được máu nên người bệnh phải hết sức lưu ý khám và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết trước khi cắt amidan”. Từ chia sẻ của bác sĩ Lê Phương, có thể thấy những người bị mắc bệnh về tim mạch, huyết áp hoặc các bệnh về máu (rối loạn đông máu, tăng bạch cầu…) thì tuyệt đối không được cắt amidan.
Có nhất thiết phải cắt amidan hay không? Biến chứng nguy hiểm
Bản thân y học hiện đại cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi về việc có nên cắt amidan hay không, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Đứng trên quan điểm của khoa tai mũi họng, việc cắt amidan trong các trường hợp được chỉ định như trên là điều cần thiết, tránh các vi sinh vật phát triển và gây biến chứng đến các cơ quan khác, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Song đứng trên quan điểm của nhi khoa, việc cắt amidan là không nên bởi amidan là một tổ chức miễn dịch. Trước năm 3 tuổi, amidan phát triển mạnh và đảm nhiệm vai trò chính sinh ra bạch cầu và kháng thể để kháng lại vi khuẩn. Việc cắt amidan ở trẻ sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của cơ thể và trẻ dễ bị mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hơn.
Chưa kể việc cắt amidan cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như sốc phản vệ khi gây mê hoặc gây tê, chảy máu không cầm được, nhiễm trùng tại chỗ, phù nề lưỡi gà, tụ máu gây tắc nghẽn đường thở sau khi phẫu thuật, chấn thương các mô họng tại chỗ… Nếu người bệnh được bác sĩ chuyên khoa chỉ định cắt amidan cần thăm khám và thực hiện xét nghiệm đầy đủ, lựa chọn cơ sở y tế chất lượng để đảm bảo việc cắt amidan không xảy ra những điều đáng tiếc.
Cụ thể một số biến chứng có thể xảy ra khi thực hiện cắt amidan như:
Ngất do gây mê
Đây là biến chứng thường gặp nhất khi thực hiện cắt amidan ở trẻ nhỏ. Thông thường sẽ có 2 dạng ngất hay gặp ở trẻ nhỏ là:
- Ngất trắng: Đây là biến chứng ít gặp, thường xảy ra khi trẻ vừa ngửi thuốc mê. Lúc này trẻ có biểu hiện như da mặt trắng bệch, ngừng tim. Với những trường hợp ngất do ngừng tim nguyên phát thường không cứu được.
- Ngất tím: Khi bị ngất tím, da mặt bé sẽ bầm tím, mắt đỏ ngầu, mở to, đồng tử giãn, ngừng thở, 2 môi bầm tím. Tình trạng này xuất hiện do trong khi phẫu thuật banh miệng trẻ quá căng, đẩy lưỡi tụt sâu xuống cổ họng làm nghẹt thở hoặc co thắt thanh quản.
Nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn cũng là một trong những biến chứng thường gặp khi thực hiện phẫu thuật cắt amidan. Một số biến chứng nhiễm trùng phổ biến như:
- Viêm hố mổ: Lúc này các trụ và mãn hầu tấy đỏ, sưng phù nghiêm trọng. Ngoài ra trong vùng hàm có nhiều giả mạc dày, màu xám, cổ họng cảm thấy sưng đau và nổi hạch kèm theo sốt cao,…
- Viêm tai giữa cấp tính: Thường xảy ra với những triệu chứng như đau tai kèm theo sốt cao.
- Viêm phế quản: Đây là biến chứng thường xảy ra khi người bệnh hít phải máu và chất bẩn trong khi gây mê, cắt amidan.
- Nhiễm khuẩn huyết do viêm tắc mạch cảnh: Bệnh nhân khi gặp phải biến chứng này thường sốt cao, kèm theo rét run, vùng cổ bị sưng tấy, mặt nhiễm khuẩn. Những trường hợp này có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Chảy máu
Chảy máu là biến chứng dễ xảy ra nhất trong quá trình phẫu thuật cắt amidan. Bởi lẽ phẫu thuật này không khâu lại vết mổ cũng không thắt mạch. Nhiều trường hợp chảy máu không cầm lại được sẽ khiến bệnh nhân tử vong ngay trong quá trình phẫu thuật.
Chính vì thế amidan có vai trò quan trọng đối với hệ thống miễn dịch, đồng thời cắt bỏ nó cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Do đó người bệnh cần cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định có cắt amidan hay không. Thay vào đó người bệnh có thể lựa chọn những cách chữa viêm amidan an toàn hơn. Một trong những phương pháp điều trị được nhiều người bệnh lựa chọn chính là Đông y.
Từ xưa đến nay Đông y đều chữa bệnh theo nguyên tắc “trị bệnh từ gốc”. Các bài thuốc Đông y chữa viêm amidan có cơ chế tác động sâu vào tạng phủ sinh ra bệnh, loại trừ căn nguyên, giải quyết sạch triệu chứng. Đông y có thể chữa mọi thể viêm amidan, từ cấp – mãn tính, ngay cả viêm amidan hốc mủ. Việc sử dụng thảo dược tự nhiên cũng an toàn với người có sức đề kháng yếu như trẻ em, phụ nữ có thai…
Các phương pháp cắt amidan phổ biến hiện nay
Cắt amidan là phương pháp phẫu thuật loại bỏ 2 khối amidan hoàn toàn từ phía sau cổ họng. Phương pháp này thường được áp dụng cho những trường hợp viêm amidan tái phát quá nhiều lần/năm, gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe như khó thở, ngưng thở, tắc nghẽn họng, nguy cơ biến chứng cao,…
Với sự phát triển của y học hiện đại ngày nay, việc cắt bỏ amidan hoàn toàn đơn giản và được cải tiến để đem đến sự tối ưu, đảm bảo an toàn với sức khỏe. Một số phương pháp cắt amidan phổ biến như:
- Cắt amidan bằng laser: Đây là phương pháp sử dụng năng lượng của các bước sóng ánh sáng laser để cắt khối amidan trong cổ họng. Phương pháp này không gây đau nhiều, thời gian thực hiện khá nhanh và ít chảy máu trong – sau phẫu thuật, diệt khuẩn hiệu quả. Thế nhưng cắt amidan bằng sóng laser dễ gây ra những tổn thương lớn, để lại sẹo, nhiễm trùng vết mổ, thậm chí ảnh hưởng đến dây thanh quản.
- Cắt amidan bằng phương pháp Sluder: Phương pháp này phù hợp với những đối tượng có khối amidan to, chân có cuống, di động dễ, bóc tách đơn giản. Do đó phương pháp này thích hợp áp dụng cho trẻ nhỏ bị viêm amidan. Khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân cần được gây mê, đưa toàn bộ amidan vào lỗ dụng cụ, dùng lưỡi dao đè chặt cuống, lấy ngón tay và dụng cụ để tách nó ra bên ngoài. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi người thực hiện phải có nhiều năm kinh nghiệm, kỹ thuật cao. Một số biến chứng có thể xảy ra như chảy máu, nhiễm khuẩn, ngất.
- Cắt amidan bằng Coblator: Bác sĩ sẽ sử dụng sóng điện từ với tần số cao để cắt amidan. Quanh dụng cụ cắt sẽ được bao phủ bởi đám mây dẫn điện được tạo ra từ năng lượng sóng giúp cắt và phá hủy mô tế bào ở nhiệt độ thấp khoảng 60-70 độ C. Phương pháp này không gây đau đớn, chảy máu hay tổn thương mô xung quanh. Hơn nữa thời gian thực hiện cũng rất ngắn, bệnh nhân có thể nhanh chóng xuất viện, ăn uống và sinh hoạt bình thường.
- Cắt amidan bằng Plasma: Phương pháp Plasma sử dụng đầu dò cùng với kính soi điện tử nguồn nhiệt thấp Plasma. Vì thế ổ dịch sẽ dễ dàng tìm thấy và xử lý gọn nhẹ. Cắt amidan bằng dao Plasma diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, đồng thời không gây đau hay chảy máu. Một ưu điểm nữa của phương pháp này chính là ít xâm lấn, nhiệt độ cắt thấp, từ 65-90 độ C, không gây bỏng rát hay tổn thương mô xung quanh, rất nhanh hồi phục.
- Phương pháp bóc tách và thòng lọng (Anse): Đây là phương pháp giải quyết nhanh một số thể lâm sàng của bệnh viêm amidan mãn tính có nhiều tổ chức xơ dính quanh hố amidan, hoặc amidan xơ teo, mãn tính thể ẩn. Vì thế phương pháp này thường được dùng cho người lớn.
Cắt amidan có đau không? Bao lâu sẽ hết đau?
Cắt amidan có đau không là mối quan tâm của rất nhiều bệnh nhân đang chuẩn bị tiến hành phẫu thuật. Bác sĩ Lê Phương cho biết, thực tế khi cắt amidan người bệnh sẽ được gây mê, nên hoàn toàn không cảm thấy đau đớn hay khó chịu gì cả.
Thế nhưng sau tiểu phẫu người bệnh có đau hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố quyết định chính là phương pháp cắt amidan. Đối với những phương pháp bóc tách truyền thống, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn nhẹ sau khi thực hiện phẫu thuật. Còn đối với những phương pháp cắt amidan hiện đại bằng dao Plasma hoặc Coblator, người bệnh sẽ ít đau hơn, thậm chí không đau. Cụ thể:
- Những người bệnh áp dụng phương pháp cắt amidan bằng phương pháp bóc tách, laser, cắt điện sẽ hết đau sau khoảng 1-2 ngày.
- Những người lựa chọn phương pháp hiện đại Plasma hoặc Coblator, cảm giác đau đớn có thể diễn ra sau khi phẫu thuật khoảng 3-4 tiếng. Những ngày sau đó bệnh nhân có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường.
Lưu ý khi thực hiện cắt amidan
Ngoài quan tâm đến vấn đề khi nào nên cắt amidan, khi nào không nên cắt, cắt có đau không và có những phương pháp nào, người bệnh cần đặc biệt lưu ý một số điều sau:
Điều cần nhớ trước khi phẫu thuật loại bỏ amidan
Trước khi thực hiện phẫu thuật loại bỏ khối amidan trong cổ họng người bệnh cần xác định chính xác tình trạng sức khỏe của mình, hỏi ý kiến chuyên gia để quyết định có nên cắt hay không. Cụ thể cần chú ý các vấn đề như:
- Cắt amidan có thể thực hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng thường sau 4 tuổi. Thế nhưng có những trường hợp nhỏ hơn vẫn phải cắt khi amidan quá to, gây ra những cơn ngưng thở khi ngủ hoặc có dấu hiệu biến chứng.
- Trường hợp quyết định cắt amidan nên uống kháng sinh, vitamin K trước 3 ngày là tốt nhất.
- Buổi tối trước khi thực hiện cắt amidan bạn nên uống thuốc an thần để ngủ ngon hơn, không ảnh hưởng đến kết quả cuộc phẫu thuật.
- Buổi sáng trước khi thực hiện cắt amidan bạn nên nhịn ăn uống để làm xét nghiệm máu, nước tiểu,…
- Bạn nên đi cùng người nhà khi quyết định cắt amidan.
Lưu ý sau khi cắt
Sau khi loại bỏ amidan, người bệnh sẽ được chăm sóc cẩn thận trong phòng hậu phẫu. Đồng thời người bệnh cần ở lại bệnh viện một vài ngày để được theo dõi chi tiết. Trong thời gian đó bạn cần thực hiện những điều sau để đảm bảo vết mổ nhanh lành, hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm:
- Ngay sau khi mổ amidan, người bệnh cần nằm nghiêng sang một bên, đặt khay bên dưới để hứng nước bọt, nước dãi. Người bệnh tuyệt đối không nuốt bất cứ loại dịch hay nước chảy ra từ miệng.
- Uống thuốc giảm đau, hạ sốt theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ trong 1-2 ngày đầu để hạn chế viêm nhiễm.
- Sau khi làm phẫu thuật khoảng 3 giờ, bạn có thể uống một chút sữa lạnh hoặc nước đường có đá để làm dịu cổ họng, đồng thời bổ sung năng lượng cho cơ thể nhanh hồi phục. Sau đó người bệnh nên ăn những món được chế biến loãng, mềm trong 3 ngày đầu. Đến ngày thứ 10 trở đi bạn có thể ăn cơm nát, đồng thời kiêng đồ dầu mỡ, nhiều đường, cay nóng, khô cứng, chất kích thích,…
- Người bệnh nên súc miệng thường xuyên sau khi ăn, đồng thời vệ sinh răng miệng đúng cách.
- Sau 48 giờ phẫu thuật, hố mổ sẽ xuất hiện giả trắng kèm theo hôi miệng. Thế nhưng đây là tình trạng bình thường và có thể tự hết sau 10 ngày, bệnh nhân không nên quá lo lắng.
- Không chạy nhảy, hò hét ngay sau khi phẫu thuật 2 tuần.
- Hạn chế nói chuyện, nếu cần hãy duy trì với âm lượng nhỏ.
- Không khạc nhổ khi đánh răng.
Ngoài ra người bệnh sau khi cắt amidan cần đến gặp bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu như:
- Máu đỏ tươi chảy từ trong miệng ra.
- Sốt cao trên 38,5 độ C, uống thuốc không giảm.
- Không kiểm soát được các cơn đau từ cổ họng.
- Cơ thể đang gặp phải tình trạng bị mất nước.
Với những chia sẻ của chuyên gia, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ khi nào nên cắt amidan, khi nào nên lựa chọn phương pháp điều trị an toàn khác. Trước khi quyết định thực hiện bất cứ thủ thuật nào, hãy luôn thăm khám tại các bệnh viện chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn cụ thể, chính xác nhất.
Nội dung chínhKhi nào nên cắt amidan?Những trường hợp không được cắt amidanCó nhất thiết phải cắt amidan hay không? Biến chứng nguy hiểmCác phương pháp cắt amidan phổ biến hiện nayCắt amidan có đau không? Bao lâu sẽ hết đau?Lưu ý khi thực hiện cắt amidanĐiều cần nhớ trước khi phẫu thuật loại bỏ […]
Xem chi tiếtNội dung chínhKhi nào nên cắt amidan?Những trường hợp không được cắt amidanCó nhất thiết phải cắt amidan hay không? Biến chứng nguy hiểmCác phương pháp cắt amidan phổ biến hiện nayCắt amidan có đau không? Bao lâu sẽ hết đau?Lưu ý khi thực hiện cắt amidanĐiều cần nhớ trước khi phẫu thuật loại bỏ […]
Xem chi tiếtNội dung chínhKhi nào nên cắt amidan?Những trường hợp không được cắt amidanCó nhất thiết phải cắt amidan hay không? Biến chứng nguy hiểmCác phương pháp cắt amidan phổ biến hiện nayCắt amidan có đau không? Bao lâu sẽ hết đau?Lưu ý khi thực hiện cắt amidanĐiều cần nhớ trước khi phẫu thuật loại bỏ […]
Xem chi tiếtNội dung chínhKhi nào nên cắt amidan?Những trường hợp không được cắt amidanCó nhất thiết phải cắt amidan hay không? Biến chứng nguy hiểmCác phương pháp cắt amidan phổ biến hiện nayCắt amidan có đau không? Bao lâu sẽ hết đau?Lưu ý khi thực hiện cắt amidanĐiều cần nhớ trước khi phẫu thuật loại bỏ […]
Xem chi tiếtNội dung chínhKhi nào nên cắt amidan?Những trường hợp không được cắt amidanCó nhất thiết phải cắt amidan hay không? Biến chứng nguy hiểmCác phương pháp cắt amidan phổ biến hiện nayCắt amidan có đau không? Bao lâu sẽ hết đau?Lưu ý khi thực hiện cắt amidanĐiều cần nhớ trước khi phẫu thuật loại bỏ […]
Xem chi tiết