Viêm amidan ở trẻ em: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả
Viêm amidan ở trẻ em là bệnh hô hấp rất phổ biến, nhưng nếu chủ quan, để lâu không điều trị có thể dẫn tới biến chứng xơ teo, gặp nhiều bệnh về tai – mũi – họng khác. Bệnh nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến mãn tính và làm tăng nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do vậy, các bậc phụ huynh cần trang bị cho mình kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng cũng như các phòng và điều trị bệnh cho bé.
Viêm amidan ở trẻ em là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Viêm amidan là một trong những bệnh hô hấp phổ biến nhất ở trẻ em, xảy ra khi amidan bị các tác nhân như vi khuẩn, virus xâm nhập gây nhiễm trùng. Bệnh thường xuyên xảy ra là do amidan nằm ở cửa ngõ đường hô hấp, có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, amidan có thể bị các tác nhân này lấn át dẫn tới viêm nhiễm và gây ra bệnh.
Khi trẻ mắc viêm amidan, không ít bậc cha mẹ thường nhầm lẫn bệnh với cảm cúm do các triệu chứng gần giống nhau. Do vậy, nếu không nắm bắt đúng nguyên nhân, triệu chứng, sẽ rất khó phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Nói về vấn đề viêm amidan ở trẻ em có nguy hiểm không, theo các chuyên gia đây là bệnh khá nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bởi bệnh có thể dẫn tới các biến chứng như:
- Gây bít tắc lỗ thông khí vào tai giữa dẫn tới viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa mủ, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới thủng nhĩ.
- Dẫn tới viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản.
- Viêm amidan khiến trẻ phải thở bằng miệng nhiều, mũi ít được sử dụng. Tình trạng này có thể khiến chóp mũ nhỏ hơn, xương hàm kém phát triển, răng hàm trên mọc lởm chởm, cằm nhô ra, có thể bị vẩu. Đây là những dấu hiệu của tình trạng mặt sùi vòm hay bộ mặt V.A.
- Bệnh khiến trẻ chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhiều trẻ chậm chạp, kém hoạt bát, học kém, tiếp thu kém.
- Viêm amidan cũng có thể khiến trẻ khó ngủ, ngủ không yên giấc, thường giật mình, có nhiều tật khi ngủ như nghiến răng, đái dầm,…
- Nếu trường hợp bệnh nặng có thể gây ngừng thở trong lúc ngủ.
Cũng bởi những ảnh hưởng không nhỏ của bệnh, tôi khuyên bậc phụ huynh ngay khi phát hiện các triệu chứng bệnh cần đưa con đi khám sớm để được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân và triệu chứng viêm amidan ở trẻ em bố mẹ cần chú ý
Cũng giống như viêm amidan ở người lớn, nguyên nhân dẫn tới viêm amidan ở trẻ nhỏ gồm có 6 nhóm chính:
- Vi khuẩn: Liên cầu tan huyết nhóm A, Streptococcus, S.pneu hemophilus, tụ cầu, yếm khí,…
- Virus: Cúm, ho gà, sởi,…
- Khí hậu thay đổi đột ngột (độ ẩm cao, lạnh đột ngột)
- Môi trường bị ô nhiễm, khói bụi, vệ sinh kém
- Cơ địa trẻ thuộc nhóm cơ địa dị ứng, sức đề kháng kém
- Họng, miệng hình thành ổ viêm nhiễm như viêm lợi, sâu răng, viêm xoang, viêm lợi.
Để nhận biết sớm viêm amidan ở trẻ, bố mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu điển hình sau:
- Bé bị sốt toàn thân: Viêm amidan có thể gây sốt cao từ 39 – 40 độ C khiến bé mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn,…
- Amidan phù nề: Bệnh có thể khiến amidan sưng tấy trong vòm họng gây đau đớn. Amidan sưng to cũng có thể khiến bé khó thở, thở gấp gáp, khò khè,…
- Họng nóng rát, đau khi nuốt: bé cảm thấy đau rát khi nuốt nước bọt, khi ăn,..
- Mũi, họng xuất hiện dịch: Dịch xuất hiện có thể ở dạng đặc hoặc loãng, đa phần có màu vàng và màu trắng.
- Ho khan, ho có đờm: Viêm amidan khiến bé cảm thấy khó chịu, vướng víu cổ họng nên lúc nào cũng muốn ho để đẩy dị vật ra ngoài. Thời gian đầu bé có thể ho khan, khi bệnh chuyển thành viêm amidan hốc mủ, bé có thể bị ho có đờm.
Ngay khi thấy những dấu hiệu này, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để có phương án điều trị kịp thời. Viêm amidan ở giai đoạn đầu hoàn toàn có thể điều trị khỏi nhanh chóng mà không gây ra bất kì ảnh hưởng nào. Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài, tái phát liên tục dẫn đến mãn tính sẽ rất khó điều trị và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ nhỏ.
Trẻ bị viêm amidan thường sốt mấy ngày? Các dạng bệnh thường gặp
Thời gian sốt lâu hay nhanh tùy thuộc vào từng tình trạng cũng như giai đoạn bệnh của mỗi trẻ. Có trẻ bị sốt cao, có trẻ sốt nhẹ, nhưng cũng có trẻ không sốt.
Tuy nhiên, thông thường, trẻ sẽ sốt từ 1 – 4 ngày. Trong đó, khoảng 70% trường hợp bé sẽ hết sốt trong khoảng 3-4 ngày sau điều trị. Nếu việc điều trị tốt, kịp thời, bệnh sẽ dứt hẳn. Ngược lại, nếu điều trị không tốt, hay sai cách, bệnh có thể tái phát, sốt quay lại, dần dần dẫn đến tình trạng bệnh mãn tính, khiến việc chữa dứt điểm khó khăn hơn.
Có nhiều dạng viêm amidan ở trẻ nhỏ, trong đó viêm amidan mủ, viêm amidan cấp, mãn tính là tình trạng thường gặp nhất.
- Viêm amidan cấp ở trẻ em: Là tình trạng sung huyết amidan khẩu cái, thường gặp nhất ở tuổi học sinh từ 5 – 15 tuổi. Bệnh thường đến đột ngột, khiến trẻ có dấu hiệu rét run rồi sốt cao lên tới 38 – 40 độ. Trẻ gặp tình trạng này cũng mệt mỏi, chán ăn, cảm giác khô rát, nóng họng,…
- Viêm amidan mãn tính ở trẻ: Là tình trạng hốc amidan không được lưu thông, vi khuẩn, virus tích tụ lâu ngày gây tổn thương nghiêm trọng. Ngoài ra, viêm amidan cấp tính tái phát nhiều lần cũng có thể dẫn tới tình trạng mãn tính.
- Viêm amidan có mủ ở trẻ: Là tình trạng viêm nhiễm nặng, tạo thành các mủ trắng trên amidan. Tình trạng này có thể khiến trẻ sốt nhẹ hoặc sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, hơi thở có mùi hôi khó chịu, đau rát họng dẫn tới biếng ăn, hay nôn trớ,…
Cách điều trị viêm amidan cho trẻ như thế nào hiệu quả, an toàn?
Hiện nay để điều trị viêm amidan cho trẻ, nhiều phụ huynh thường áp dụng các phương pháp như Tây y, mẹo dân gian hay sử dụng thuốc Đông y. Mỗi phương pháp điều trị có những ưu và nhược điểm riêng do vậy các bậc phụ huynh cần tìm hiểu kỹ lưỡng các thông tin trước khi áp dụng cho con mình.
Trẻ bị viêm amidan uống thuốc gì?
Chữa bằng Tây y thường có hai phương pháp chính là sử dụng thuốc và cắt amidan. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ quyết định phương pháp phù hợp.
Với phương pháp này trẻ thường được kê đơn thuốc kháng sinh, chống viêm, hạ sốt,… tùy thuộc vào tình trạng cũng như nguyên nhân dẫn tới bệnh. Nếu khi khám phát hiện amidan sưng nhưng chỉ đỏ rực bề mặt, phần lớn bé bị viêm do virus. Khi đó sử dụng thuốc chống viêm, nếu bé bị sốt có thể sử dụng thêm thuốc hạ sốt.
Cha mẹ cần đưa bé đi khám và sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc cho bé dùng. Hơn nữa, việc sử dụng thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ có thể khiến bệnh chuyển nặng, dẫn tới nhiều biến chứng nặng như viêm áp xe quanh amidan, viêm thanh – khí – quản, viêm cơ tim,…
Có nên phẫu thuật cắt amidan ở trẻ em?
Amidan là một trong những cơ quan quan trọng của hệ miễn dịch, có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh do vậy nếu không thực sự cần thiết, không nên cắt. Bố mẹ chỉ cắt amidan cho bé khi:
- Viêm amidan tái phát nhiều lần, gây sốt liên tục, làm sức đề kháng của bé bị ảnh hưởng trầm trọng.
- Bệnh nặng, có nguy cơ dẫn tới các biến chứng nguy hiêm như ra máu, viêm cầu thận cấp, hở van tim, thấp khớp,…..
Nguy hiểm hơn, trong quá trình cắt amidan cũng có thể dẫn tới rủi ro như chảy máu trong, nhiễm trùng,… Do vậy, việc cắt amidan ở trẻ em cần được cân nhắc kỹ càng. Nếu cha mẹ sớm phát hiện bệnh và điều trị đúng cách, trẻ hoàn hoàn toàn không cần cắt amidan.
Cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà bằng mẹo dân gian
Nhiều trường hợp viêm amidan ở trẻ em có thể tự điều trị tại nhà bằng các mẹo dân gian mà không gây tác dụng phụ. Bố mẹ có thể sử dụng nghệ, nước chanh, giấm táo,… để chữa bệnh cho bé. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, cần đảm bảo trẻ không bị dị ứng với các thành phần này.
- Chữa viêm amidan cho trẻ em bằng nghệ: Bố mẹ có thể cho bé súc miệng nước nghệ ấm vài lần/ ngày hoặc thêm một chút bột nghệ và một chút tiêu vào sữa ấm cho bé uống trước khi đi ngủ.
- Chữa viêm amidan cho trẻ bằng nước chanh: Bố mẹ có thể thêm lát chanh mỏng vào sữa cho bé hoặc cho trẻ uống nước chanh ấm cùng một chút muối 2 lần/ ngày.
- Chữa viêm amidan cho trẻ bằng giấm táo: Giấm táo có tính axit, có tác dụng chống nhiễm trùng hiệu quả. Phụ huynh có thể cho trẻ uống nước ấm pha với 1 thìa giấm táo vài lần/ ngày để giảm các triệu chứng bệnh.
Ngoài ra, còn một số nguyên liệu khác cũng được dùng điều trị viêm amidan tại nhà cho trẻ như gừng, lá bạc hà, húng chanh, quất,… Tuy nhiên, bố mẹ cần hiểu, những phương pháp này chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh mà không đẩy lùi tận gốc nguyên nhân dẫn tới bệnh. Do vậy, chỉ phù hợp với trường hợp bé mới bị bệnh, nếu bệnh đã ở giai đoạn nặng, cần áp dụng các phương pháp đặc hiệu khác.
Chữa viêm amidan cho trẻ bằng Đông y
Theo quan niệm của YHCT, viêm amidan xuất phát từ các yếu tố phong hàn, tà độc, phong nhiệt xâm nhập gây tổn thương. y học cổ truyền, bệnh viêm amidan xuất phát từ các yếu tố phong hàn thấp xâm nhập gây tổn thương, làm mất cân bằng âm – dương, từ đó khiến sức đề kháng suy giảm, cơ thể yếu ớt hơn.
Chữa viêm amidan bằng Đông y sẽ giải quyết triệt để từ phần “gốc” tới “ngọn” của bệnh. Do vậy, phương pháp này mang tới hiệu quả lâu dài, hạn chế khả năng tái phát bệnh.Mặc khác, thuốc Nam không chỉ chữa bệnh, bài thuốc trị viêm amidan bằng Nam dược còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe người bệnh, hồi phục các bộ phận bị tổn thương, nâng cao sức đề kháng tự nhiên. Do đó, nhiều người sẵn sàng dành nhiều tháng liền để điều trị bệnh bằng Đông y nhằm tiêu diệt triệt để mầm bệnh và cải thiện sức khỏe nói chung.
- Bài thuốc 1: Dùng hoàng cầm, liên kiều, kim ngân hoa, bạc hà, huyền sâm, cát cánh sắc với nước và đun cho đến khi còn ⅓ thì tắt bếp và dùng uống mỗi ngày.
- Bài thuốc 2: Dùng mạch môn, thăng ma, cát cánh, sa sâm, xạ can, tang bạch bì, huyền sâm, thiên hoa phấn, bạch cương tàm đun sắc cùng 800ml nước và dùng uống hàng ngày.
- Bài thuốc Viêm amidan Đỗ Minh: Gồm bồ công anh, kim ngân cành, tơ hồng xanh, gối hạc, hy thiêm, đơn đỏ, sài đất, ké đầu ngựa,…. Tác dụng của bài thuốc là trị dứt điểm bệnh, kể cả những trường hợp mãn tính với cơ chế an toàn, lành tính. Chính vì vậy, trẻ nhỏ có thể yên tâm khi áp dụng bài thuốc này để chữa viêm amidan.
Top địa chỉ hàng đầu chữa viêm amidan cho trẻ nhỏ
Nếu các phương pháp chữa bệnh tại nhà chưa thực sự mang đến hiệu quả, cha mẹ có thể đưa bé đến những bệnh viện, phòng khám uy tín để chữa trị bệnh. Dưới đây là danh sách một số địa chỉ chữa viêm amidan khá hiệu quả cha mẹ có thể tham khảo:
- BV Tai Mũi Họng Trung Ương: Nằm trên đường Giải Phóng, Hà Nội, đây là địa chỉ được cha mẹ tin tưởng cho con đến khám chữa bệnh. Tại đây cũng được đầu tư nhiều trang thiết bị chất lượng để đáp ứng nhu cầu khám chữa cũng như xử lý những trường hợp bệnh nặng. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi nên cha mẹ hoàn toàn yên tâm khi cho con khám và điều trị tại đây.
- Nhà thuốc Đỗ Minh Đường: Nếu cha mẹ quan tâm đến chữa bệnh bằng Đông y thì có thể tham khảo nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Nằm trên đường Văn Cao, Hà Nội, nhà thuốc đã có hơn 150 tuổi và cứu chữa hàng nghìn bệnh nhân bị viêm xoang, viêm amidan với bài thuốc gia truyền. Cha mẹ có thể liên hệ nhà thuốc để được thầy thuốc tư vấn khám và bốc thuốc phù hợp.
- Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108: Bệnh viện nằm trên đường Trần Hưng Đạo Hà Nội và có chuyên khoa Tai Mũi Họng có thể điều trị dứt điểm bệnh viêm amidan ở trẻ nhỏ. Bệnh viện cũng được trang bị nhiều thiết bị hiện đại giúp đáp ứng nhu cầu khám chữa của nhiều người bệnh cũng như xử lý những ca bệnh nặng, ca bệnh khó.
- Tổ hợp Y tế cổ truyền Biện chứng Quân dân 102: Đây là địa chỉ khám chữa viêm amidan bằng Tây y kết hợp cùng Đông y. Phương pháp chữa bệnh này vừa kế thừa những tinh hoa của y học cổ truyền vừa ứng dụng được những thành tựu của Tây y và giúp điều trị dứt điểm bệnh. Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ cũng là những người có chuyên môn cao với hơn 40 năm kinh nghiệm giúp đẩy lùi tình trạng viêm amidan ở trẻ dễ dàng và an toàn, hiệu quả. Người bệnh có thể đến khám chữa ở địa chỉ trên đường Lê Quang Đạo, Hà Nội.
Trẻ bị viêm amidan kiêng gì, ăn gì? Phòng tránh ra sao?
Bên cạnh áp dụng các phương pháp đặc trị, phụ huynh cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống sinh hoạt của con hàng ngày. Cụ thể như sau:
Bệnh viêm amidan ăn gì, kiêng gì?
Viêm amidan cần kiêng:
- Hạn chế cho bé ăn đồ ăn cứng, giòn, có góc cạnh như đồ chiên rán.
- Không nên cho bé thức ăn quá nóng, có vị cay
- Tránh những loại hoa quả chứa hàm lượng axit cao
- Không uống nước ngọt, đồ có gas, ăn đồ lạnh
Viêm amidan nên ăn:
- Thực phẩm chứa nhiều protein
- Hoa quả giàu vitamin, nhất là vitamin C
- Tăng cường các món ăn mềm
- Thực phẩm giàu kẽm
Phòng và ngăn ngừa viêm viêm amidan ở trẻ
Bố mẹ cũng cần chú ý một số điểm sau trong sinh hoạt hằng ngày:
- Vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ sau mỗi lần đi chơi, vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách súc miệng nước muối mỗi ngày.
- Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, hạn chế đồ cay nóng, chiên xào
- Ra ngoài cần đeo khẩu trang và che chắn cẩn thận để tránh vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
- Giữ ấm cơ thể cho bé mỗi khi trời lạnh, nếu dùng điều hòa chỉ nên giữ nhiệt độ ở mức 25 – 28 độ C.
- Có thể cho bé chơi một số môn thể thao theo sở thích cũng như thể trạng của bé để nâng cao sức khỏe, phòng tránh bệnh.
- Nếu trẻ có dấu hiệu của bệnh thì cần đưa đi khám ngay để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như việc điều trị dễ dàng hơn.
Viêm amidan ở trẻ có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, do vậy, các bậc phụ huynh không được chủ quan. Ngay khi phát hiện bệnh, cần đưa bé đi khám để có phương án điều trị kịp thời.
XEM THÊM:
Nội dung chínhViêm amidan ở trẻ em là gì? Bệnh có nguy hiểm không?Nguyên nhân và triệu chứng viêm amidan ở trẻ em bố mẹ cần chú ýTrẻ bị viêm amidan thường sốt mấy ngày? Các dạng bệnh thường gặpCách điều trị viêm amidan cho trẻ như thế nào hiệu quả, an toàn?Trẻ bị viêm […]
Xem chi tiếtNội dung chínhViêm amidan ở trẻ em là gì? Bệnh có nguy hiểm không?Nguyên nhân và triệu chứng viêm amidan ở trẻ em bố mẹ cần chú ýTrẻ bị viêm amidan thường sốt mấy ngày? Các dạng bệnh thường gặpCách điều trị viêm amidan cho trẻ như thế nào hiệu quả, an toàn?Trẻ bị viêm […]
Xem chi tiếtNội dung chínhViêm amidan ở trẻ em là gì? Bệnh có nguy hiểm không?Nguyên nhân và triệu chứng viêm amidan ở trẻ em bố mẹ cần chú ýTrẻ bị viêm amidan thường sốt mấy ngày? Các dạng bệnh thường gặpCách điều trị viêm amidan cho trẻ như thế nào hiệu quả, an toàn?Trẻ bị viêm […]
Xem chi tiếtNội dung chínhViêm amidan ở trẻ em là gì? Bệnh có nguy hiểm không?Nguyên nhân và triệu chứng viêm amidan ở trẻ em bố mẹ cần chú ýTrẻ bị viêm amidan thường sốt mấy ngày? Các dạng bệnh thường gặpCách điều trị viêm amidan cho trẻ như thế nào hiệu quả, an toàn?Trẻ bị viêm […]
Xem chi tiết