Top 12 Thuốc Trị Viêm Da Cơ Địa Người Bệnh Nào Cũng Nên Biết
Thuốc trị viêm da cơ địa nào nên lựa chọn là câu hỏi luôn được người bệnh tìm kiếm. Tuy nhiên hiện nay có quá nhiều loại thuốc xuất hiện trên thị trường khiến không ít người hoang mang. Hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây để nắm bắt những loại thuốc chữa viêm da cơ địa được nhiều người sử dụng nhất.
Khi bị viêm da cơ địa, điều trị bằng thuốc là biện pháp phổ biến nhất hiện nay. Tùy theo mức độ viêm da cơ địa cấp tính hay mãn tính, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc bôi và thuốc uống phù hợp.
Top các loại thuốc bôi viêm da cơ địa
Thuốc bôi viêm da cơ địa thường được chỉ định trong những trường hợp viêm không nghiêm trọng hoặc dùng để làm giảm các triệu chứng trên da, giảm viêm, làm sạch da và cải thiện lớp biểu bì. Một số loại thuốc có thể được kê là:
Kẽm Oxide 10%
Đây là thuốc trị viêm da cơ địa thuốc nhóm có đặc tính sát khuẩn, giúp cải thiện các triệu chứng viêm da. Thành phần chính của thuốc là Zinc Oxide, một chất sát khuẩn nhẹ. Thuốc mang lại một số công dụng như sau:
- Sát khuẩn nhẹ và làm dịu những tổn thương ngoài da.
- Sử dụng trong trường hợp da có vết trợt bề mặt
- Dùng để cải thiện da theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Liều dùng & Cách dùng:
- Vệ sinh và làm sạch da, bôi một lớp mỏng Kẽm oxide lên khu vực da bị viêm da cơ địa.
- Dùng băng gạch sạch phủ lên vùng da đã bôi thuốc để bảo vệ da khỏi nhiễm khuẩn.
- Áp dụng 1 – 2 lần/ngày.
Chống chỉ định:
- Bệnh nhân mẫn cảm với thành phần Zinc Oxide
- Không dùng cho mắt, không dùng để nuốt.
- Không dùng cho vùng da loét hở, tổn thương nặng.
Lưu ý:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng Kẽm oxide để tránh tương tác thuốc.
- Không bôi thuốc lên vùng da chưa làm sạch và sát khuẩn vì có thể gây bội nhiễm cho khu vực da có bôi thuốc.
- Cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng thuốc cho khu vực da có tiết dịch.
Hồ nước
Hồ nước là hỗn dịch dùng bôi ngoài da với các thành phần chính là Kẽm Oxyd, bột Talc, Glycerin và nước cất. Hồ nước có tác dụng sát khuẩn nhẹ trên da, bảo vệ da và làm dịu tổn thương do viêm da cơ địa, chàm và các vùng trợt nhẹ của da.
Chỉ định: Dùng điều trị viêm da cơ địa và hỗ trợ điều trị chàm da.
Liều dùng, cách dùng:
- Làm sạch vùng da cần bôi hồ nước
- Thoa một lớp mỏng hồ nước lên.
- Ngày thoa 1 – 2 lần.
- Nên giữ vệ sinh vùng đã thoa hồ nước bằng cách dùng băng gạc sạch che lại để tránh vùng da được thoa thuốc bị viêm nhiễm hoặc bội nhiễm..
Lưu ý: Chống chỉ định nếu mẫn cảm với thành phần thuốc và da bị nhiễm khuẩn.
Thuốc trị viêm da cơ địa Chlorhexidine
Chlorhexidine được dùng để sát khuẩn ngoài da có thành phần chính là Chlorhexidine.
Đối với các bệnh viêm da cơ địa, chàm eczema, người bệnh có thể dùng thuốc dạng tẩm băng gạc để sử dụng. Mỗi lần dùng băng gạc đắp trực tiếp lên vùng da bị thương đã được vệ sinh sạch.
Lưu ý:
- Dùng Chlorhexidine theo chỉ định của bác sĩ.
- Chống chỉ định khi quá mẫn với thành phần thuốc,
- Không dùng nhỏ vào tai, màng não và não.
- Tránh sử dụng Chlorhexidine đồng thời với xà phòng và thuốc sát khuẩn có dẫn xuất anion.
Thuốc bôi trị viêm da cơ địa Hydrocortison
Hydrocortison dạng kem bôi có các hàm lượng 0,5%, 1% và 2,5 %. Tùy theo tình trạng viêm da bác sĩ sẽ kê loại kem bôi phù hợp. Hydrocortison có tác dụng chống ngứa, ức chế miễn dịch, giảm viêm và chống dị ứng. Thuốc dạng kem và thuốc mỡ được chỉ định cho người bị viêm da cơ địa, chàm eczema cấp cùng một số tình trạng da khác.
Liều dùng: Thoa thuốc 1 – 4 lần mỗi ngày, chỉ thoa một lớp mỏng trên vùng da bị viêm.
Hydrocortison chống chỉ định cho người nhiễm virus thủy đậu, herpes giác mạc, zona, nhiễm khuẩn lao, nhiễm nấm và ký sinh trùng.
Lưu ý:
- Khi bôi ngoài da, tránh để thuốc tiếp xúc với mắt, kết mạc.
- Nếu dùng cho trẻ em trên diện tích da rộng, dùng thời gian dài thì cần thận trọng bởi có thể ức chế tuyến yên – trục hạ đồi – thượng thận.
- Thuốc có thể gây tác dụng phụ trên da, loãng xương, teo cơ… nên cần sử dụng theo đúng chỉ dẫn.
Acid Salicylic
Acid Salicylic có dạng thuốc mỡ, kem gel, thuốc dán. Đây là thuốc làm tróc mạnh lớp sừng da, giúp sát khuẩn nhẹ trên da. Ở nồng độ cao, thuốc giúp làm mềm và phá đi lớp sừng. Thuốc cũng giúp chống nấm thấm vào da. Chính vì vậy thuốc được chỉ định cho những bệnh nhân viêm da cơ địa nặng.
Ngoài ra, Acid Salicylic cũng được chỉ định điều trị tình trạng viêm da tiết bã nhờn, vảy nến, tăng sừng trên gan bàn tay, bàn chân…
Khi sử dụng Acid Salicylic điều trị viêm da cơ địa, đối với dạng thuốc mỡ, thoa một lượng vừa đủ lên da. Đối với dạng gel, làm ẩm da trước khi dùng khoảng 5 phút rồi thoa thuốc lên da.
Chống chỉ định:
- Nếu mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
- Chống chỉ định cho vùng da diện rộng, bị nứt nẻ hoặc nhạy cảm.
Lưu ý:
- Không bôi thuốc vào vùng mắt, miệng, niêm mạc, vùng da nứt nẻ, dùng mặt, hậu môn.
- Không bôi quá nhiều vì có thể làm hoại tử da bình thường, làm mòn da, bong tróc mô biểu bì.
- Không bôi trong thời gian dài
- Thuốc có thể gây tác dụng phụ: châm chích, kích ứng da, loét mòn da…
Viêm da cơ địa bôi thuốc gì? Korcin
Korcin là thuốc bôi chứa các thành phần chính như:
- Dexamethasone: Giúp chống viêm, ức chế miễn dịch, chống dị ứng.
- Chloramphenicol: Ức chế protein của các loại vi khuẩn nhạy cảm, ngăn cản chúng phát triển và gây ảnh hưởng trên da.
Thuốc Korcin được chỉ định điều trị viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, chàm nhiễm khuẩn, viêm nang lông, mụn trứng cá, chốc lở…
Cách dùng:
- Rửa sạch tay và vệ sinh vùng da bị viêm bằng nước ấm rồi lau khô.
- Thoa một lớp kem Korcin mỏng lên vùng da bị viêm, xoa nhẹ cho thuốc ngấm sâu xuống các lớp biểu bì.
- Rửa sạch tay sau khi thoa thuốc.
Liều lượng: Thoa 2 – 3 lần/ngày, không dùng quá 1 tuần.
Tác dụng phụ: Thuốc Korcin có thể làm giảm sắc tố da, gây viêm da tiếp xúc dị ứng, kích thích da, phát ban da…
Lưu ý:
- Không thoa thuốc trên diện rộng hoặc thoa một lớp quá dày.
- Tránh để thuốc tiếp xúc với khu vực mắt
- Không sử dụng nếu da có nhiễm trùng hoặc quá mẫn cảm với thành phần thuốc.
Thuốc kháng sinh bôi trị viêm da cơ địa Benzoyl peroxide
Benzoyl peroxide được sử dụng để trị mụn kéo dài, viêm da cơ địa, viêm nang lông, sẩn đỏ lớn, nghiêm trọng trên da. Thuốc ức chế được vi khuẩn gây mụn viêm trên da, làm tróc vảy và bong lớp sừng da.
Liều dùng: Thoa kem từ 1 – 2 lần mỗi ngày lên vùng da bị viêm cơ địa.
Lưu ý:
- Benzoyl peroxide có thể khiến da dễ nhạy cảm với ánh nắng, do đó cần thoa kem chống nắng và mặc đồ bảo hộ khi đi ngoài trời nắng.
- Tránh để thuốc dính vào mũi, miệng, mắt hoặc bất kỳ vùng da nào bị hở vì có thể gây kích ứng.
- Tác dụng phụ: Bong tróc da, ngứa ngáy, đỏ và kích ứng da khi bắt đầu sử dụng thuốc.
- Dùng thuốc theo liệu trình do bác sĩ chỉ định
- Không dùng thuốc nếu bị dị ứng hoặc quá mẫn với thành phần thuốc.
Thuốc trị viêm da cơ địa Tacrolimus
Tacrolimus là thuốc mỡ dùng để trị viêm da cơ địa liên quan đến dị ứng ở mức độ vừa và nặng. Thuốc được áp dụng khi bệnh nhân không đáp ứng với các liệu pháp điều trị truyền thống.
Tacrolimus hoạt động bằng cách làm suy yếu miễn dịch của da, từ đó, làm giảm phản ứng dị ứng và các triệu chứng viêm da.
Hướng dẫn sử dụng + liều dùng:
- Rửa sạch tay bằng xà phòng rồi thoa một lớp mỏng Tacrolimus lên vùng da bị ảnh hưởng.
- Mỗi ngày thoa khoảng 2 lần.
- Nếu sử dụng kem dưỡng ẩm da nên áp dụng sau khi thoa thuốc Tacrolimus
- Rửa sạch tay sau khi bôi thuốc.
Chống chỉ định:
- Người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.
- Không dùng cho mắt, miệng hoặc âm đạo.
Lưu ý:
- Tác dụng phụ: Tăng nhạy cảm trên da, ngứa da, đỏ da, viêm nang lông, đau nhói, tăng trứng cá, không dung nạp đồ uống cồn…
- Thận trọng khi dùng trên vùng da bị viêm có nhiễm khuẩn. Nên chữa khỏi nhiễm khuẩn trước khi thoa thuốc.
- Thận trọng nếu đã ghép tạng hoặc sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch…
- Sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tự ý kéo dài thời gian dùng thuốc có thể tăng nguy cơ bị u ác tính trên da và nhiễm trùng da.
Thuốc trị viêm da cơ địa dạng uống
Đối với những trường hợp viêm da cơ địa nặng, bên cạnh thuốc bôi, người bệnh thường được chỉ định thêm thuốc đường uống như thuốc kháng histamin, Corticosteroid đường uống, kháng sinh. Sau đây là một số loại thuốc đặc trị viêm da cơ địa dạng uống người bệnh có thể tham khảo:
Viêm da cơ địa uống thuốc gì? Hydroxyzine
Hydroxyzine là thuốc kháng histamin, có tác dụng ngăn chặn sản sinh histamin gây viêm da trong một phản ứng dị ứng. Nhờ đó, Hydroxyzine giúp giảm ngứa, cải thiện nứt nẻ, khô da.
Liều dùng:
- Người lớn sử dụng 25mg/ngày.
- Trẻ em trên 6 tuổi dùng liều 50 – 100mg/ngày chia làm nhiều lần.
- Trẻ dưới 6 tuổi: 50mg/ngày, dùng nhiều lần.
- Liều dùng có thể thay đổi theo chỉ định của bác sĩ.
Hydroxyzine có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Buồn ngủ, chóng mặt, đau đầu, mờ mắt, ăn không miệng, khô miệng, nổi mề đay trên da…
Lưu ý:
- Không dùng kết hợp Hydroxyzine với thuốc ức chế thần kinh trung ương.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ kỹ lưỡng để tránh tương tác thuốc nếu bạn đang dùng: Kháng sinh, thuốc hạ sốt, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị ung thư, thuốc điều trị rối loạn nhịp tim…
- Chống chỉ định nếu đang mang thai, đang nuôi con bằng sữa hoặc bị mẫn cảm/dị ứng với các thành phần thuốc.
Thuốc trị viêm da cơ địa Medrol
Medrol là thuốc corticosteroid tổng hợp có tác dụng làm giảm phản ứng của hệ thóng miễn dịch, từ đó giảm viêm, sưng và các triệu chứng của dị ứng. Thuốc được chỉ định để trị dị ứng nặng, vảy nến, hen suyễn, viêm da cơ địa…
Liều dùng được chỉ định theo tình trạng viêm nhiễm và cần được hướng dẫn bởi bác sĩ. Thông thường liều lượng ban đầu được chỉ định khoảng 4mg – 48mg/ngày. Liều dùng được điều chỉnh từ từ đến khi đáp ứng trên lâm sàng.
Tác dụng phụ: Đau đầu, chóng mặt nhẹ, buồn nôn, mặt đỏ, mất ngủ, đau dạ dày nhẹ, đầy hơi, tăng tiết mồ hôi…
Tương tác thuốc: Medrol tương tác với nhiều loại thuốc: thuốc chống đông máu, thuốc tránh thai, aspirin, thuốc chữa viêm khớp, Clarithromycin, kháng sinh, Ketoconazol…
Lưu ý:
- Medrol làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể người bệnh.
- Thông báo với bác sĩ trước khi tiêm phòng hoặc cần làm xét nghiệm dị ứng da rằng đang sử dụng thuốc này.
- Không uống thuốc Medrol với rượu vì dễ gây chóng mặt và xuất huyết dạ dày.
- Nên kiểm tra đường huyết thường xuyên khi sử dụng Medrol
Viêm da cơ địa dùng thuốc gì? – Metasone
Metasone là corticosteroid tổng hợp, ức chế miễn dịch mạnh. Thuốc có chứa betamethasone, giúp kháng viêm, chống dị ứng và điều trị những tình trạng có đáp ứng với corticoid như viêm da cơ địa, viêm da tự miễn, lupus ban đỏ, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm thấp khớp…
Thuốc được dùng theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân không nên tự mua thuốc về uống.
Chống chỉ định: Người bị virus, nhiễm nấm toàn thân và mẫn cảm với các thành phần thuốc.
Tác dụng phụ: Thuốc có thẻ gây nổi mề đay, teo da, yếu cơ, rối loạn kinh nguyệt, loét dạ dày, tá tràng, chậm lành vết thương, rối loạn điện giải…
Tương tác thuốc: Metasone có thể tương tác với thuốc chống đông máu Coumarin, thuốc lợi tiểu, Phenyltone, Rifampicine, Phenobarbital, Ephedrine…
Lưu ý:
- Sử dụng thuốc Metasone trong thời gian dài sẽ gây suy giảm miễn dịch, đục thủy tinh thể. Cần tránh tiếp xúc với những người bị bệnh truyền nhiễm như sởi, thủy đậu…
- Sử dụng thuốc từ liều thấp rồi điều chỉnh cho phù hợp, giảm liều từ từ, tuyệt đối không dừng thuốc đột ngột.
- Cần cân nhắc kỹ nếu đang mắc bệnh cao huyết áp, viêm đại tràng không đặc hiệu, suy thận, viêm ruột thừa…
Thuốc kháng sinh
Cephalosporin thuộc nhóm kháng sinh beta-lactam. Thuốc được chỉ định điều trị trong những trường hợp như:
- Dự phòng và xử lý nhiễm trùng
- Loại trừ các vi khuẩn nhạy cảm với Cephalosporin
- Ức chế và tiêu diệt vi khuẩn Gram dương (thuốc thế hệ 1)
- Ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gram âm (các thế hệ thuốc 2, 3 , 4)
Tùy theo tình trạng viêm da và các tác nhân gây viêm, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc Cephalosporin và liều lượng phù hợp.
Tác dụng phụ:
- Gây dị ứng, thúc đẩy phản ứng quá mẫn
- Phát ban kèm theo sốt hoặc không.
- Tăng bạch cầu ái toan
- Gây ảnh hưởng trên đường tiêu hóa như nôn mửa, buồn nôn, tiêu chảy
- Ảnh hưởng tiêu cực cho thận
Chống chỉ định:
- Không dùng với người bị dị ứng với Cephalosporin, người có vấn đề thận, gan, chuyển hóa.
- Không sử dụng thuốc nếu bị hoặc nghi ngờ kháng kháng sinh
- Thuốc thế hệ 2 không được dùng cho bệnh nhân viêm màng não
Lưu ý: Cephalosporin tương tác mạnh với cồn. Do vậy sau khi dùng thuốc Cephalosporin, người bệnh không được sử dụng thức uống có cồn để tránh đe dọa tính mạng. Nên kể rõ những loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ khi được kê đơn để tránh tương tác thuốc.
Như vậy trên đây là top các loại thuốc trị viêm da cơ địa thường được sử dụng nhất. Tuy nhiên để biết chính xác viêm da cơ địa dùng thuốc gì, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn hỗ trợ chi tiết từ các bác sĩ chuyên khoa.
XEM THÊM:
Nội dung chínhTop các loại thuốc bôi viêm da cơ địaKẽm Oxide 10%Hồ nướcThuốc trị viêm da cơ địa Chlorhexidine Thuốc bôi trị viêm da cơ địa HydrocortisonAcid SalicylicViêm da cơ địa bôi thuốc gì? KorcinThuốc kháng sinh bôi trị viêm da cơ địa Benzoyl peroxideThuốc trị viêm da cơ địa TacrolimusThuốc trị viêm da cơ […]
Xem chi tiếtNội dung chínhTop các loại thuốc bôi viêm da cơ địaKẽm Oxide 10%Hồ nướcThuốc trị viêm da cơ địa Chlorhexidine Thuốc bôi trị viêm da cơ địa HydrocortisonAcid SalicylicViêm da cơ địa bôi thuốc gì? KorcinThuốc kháng sinh bôi trị viêm da cơ địa Benzoyl peroxideThuốc trị viêm da cơ địa TacrolimusThuốc trị viêm da cơ […]
Xem chi tiếtNội dung chínhTop các loại thuốc bôi viêm da cơ địaKẽm Oxide 10%Hồ nướcThuốc trị viêm da cơ địa Chlorhexidine Thuốc bôi trị viêm da cơ địa HydrocortisonAcid SalicylicViêm da cơ địa bôi thuốc gì? KorcinThuốc kháng sinh bôi trị viêm da cơ địa Benzoyl peroxideThuốc trị viêm da cơ địa TacrolimusThuốc trị viêm da cơ […]
Xem chi tiết