Bé Bị Chàm Cơ Địa

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa Da LiễuTrưởng khoa xương khớp, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Chàm cơ địa là một trong những thể chàm thường gặp ở trẻ nhỏ. Tình trạng bệnh khiến trẻ khó chịu và có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy, bé bị chàm cơ địa cần phải xử lý bằng cách nào?

Chàm cơ địa ở trẻ em có nguy hiểm không?

Chàm cơ địa hay còn gọi là viêm da cơ địa là một dạng tổn thương mãn tính. Thông thường bệnh đều có thể tự biến mất khi trẻ lớn dần và hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, một số trường hợp các triệu chứng chàm vẫn tiếp tục tái phát ngay cả khi đã trưởng thành.

Chàm cơ địa trẻ em thường có tỉ lệ mắc bệnh cao ở độ tuổi từ 1 – 6 tuổi. Theo thống kê, có 60% trẻ em bị chàm cơ địa trong 6 tháng đến 1 năm tuổi, 30% trẻ bị chàm cơ địa từ 1 – 6 tuổi, tỷ lệ mắc trên 6 tuổi thấp hơn, chỉ chiếm khoảng 10%. 

Bé bị chàm cơ địa thường tiến triển theo hai giai đoạn cấp và mãn tính. Ở giai đoạn cấp tính, các triệu thường kèm theo tình trạng viêm mũi dị ứng, hen hay sốt. Nếu được điều trị đúng cách, triệu chứng chàm sẽ nhanh chóng biến mất và không bị tái phát lại sau một thời gian. Nếu chuyển sang giai đoạn mãn tính, bệnh thường xuyên tái phát và rất khó điều trị khỏi hoàn toàn.

Trẻ dưới 6 tuổi có nguy cơ mắc bệnh chàm cơ địa cao
Trẻ dưới 6 tuổi có nguy cơ mắc bệnh chàm cơ địa cao

Chàm cơ địa được xem là bệnh lý lành tính, có nguy cơ biến chứng thấp. Tuy nhiên nếu cha mẹ không phát hiện sớm và không điều trị cho trẻ đúng cách có thể dẫn đến một số biến chứng như:

  • Hiện tượng bội nhiễm lan rộng: Đây chính là tình trạng nhiễm trùng da do một số tác nhân như vi khuẩn, virus hay nấm. Khi đó da bị tổn thương sâu, gây nhiều đau đớn, khó chịu cho trẻ và cần nhiều thời gian điều trị.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe: Chàm cơ địa tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé nhưng các triệu chứng gây ngứa ngáy, khó chịu kéo dài sẽ khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn, ngủ không sâu giấc. Từ đó khiến cơ thể bé suy nhược, chậm lớn và hệ miễn dịch suy giảm.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh về hô hấp: Theo thống kê, khoảng 75% trường hợp bé bị chàm cơ địa có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, viêm dị ứng hoặc chứng sốt cỏ khô. 

Đặc biệt, nếu chàm cơ địa nếu không được chữa trị đúng cách sẽ để lại các vết thâm sẹo, gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng trực tiếp đến ngoại hình và sự tự tin khi trẻ lớn.

Nguyên nhân khiến bé bị chàm cơ địa

Theo các chuyên gia, một số nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm cơ địa ở trẻ nhỏ là:

  • Di truyền: Theo thống kê, 80% trường hợp bé bị chàm cơ địa do có người thân cận huyết từng mắc các bệnh lý như viêm da cơ địa, hen suyễn, chàm eczema, viêm mũi dị ứng. Vì vậy, di truyền được cho là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh chàm cơ địa.
  • Thời tiết lạnh, hanh khô: Khi thời tiết chuyển lạnh và độ ẩm giảm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, tổ đỉa, chàm bùng phát. 
  • Hệ miễn dịch yếu: Trẻ có sức đề kháng yếu cùng làn da rất nhạy cảm nên rất dễ bị nhiễm trùng hô hấp và mắc phải các vấn đề ngoài da như chàm cơ địa và một số bệnh mãn tính khác.
  • Chế độ dinh dưỡng không phù hợp: Cha mẹ cho trẻ sử dụng thực phẩm dễ gây dị ứng, các món khó tiêu hóa, nhiều dầu mỡ,… cũng là nguyên nhân khiến bé bị chàm cơ địa.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân trên, một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng chàm cơ địa ở trẻ nhỏ khác như tiếp xúc với hóa chất, dị nguyên, sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có nồng độ pH cao, sử dụng nguồn nước ô nhiễm,…

Triệu chứng nhận biết bé bị chàm cơ địa

Triệu chứng bệnh chàm cơ địa ở trẻ gần giống với các bệnh về da liễu khác. Tuy nhiên, cha mẹ có thể nhận biết bệnh ở trẻ bằng một số biểu hiện đặc trưng sau:

  • Da nổi mẩn đỏ: Bề mặt da nổi nhiều mẩn đỏ hình tròn, chủ yếu xuất hiện ở chân hoặc tay trẻ. Khi sờ vào thường có cảm giác khô ráp, sần sùi. Bên cạnh đó còn xuất hiện nhiều mụn nước li ti trên bề mặt da.
  • Phù nề da: Vùng da bị bệnh chàm cơ địa sẽ trở nên thô ráp, dày hơn so với bình thường và gây ngứa ngáy da rất khó chịu. 
  • Da đóng vảy: Các mụn nước bị vỡ, chảy dịch sẽ đóng thành vảy sau khi khô lại. Qua một thời gian, các vảy này sẽ bong ra thành nhiều lớp. 
  • Mệt mỏi: Bé bị chàm cơ địa sẽ cảm thấy ngứa, khó chịu và trở nên khó tính, quấy khóc, biếng ăn, mệt mỏi. Nếu không có giải pháp cải thiện bệnh kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, chậm lớn, sức miễn dịch kém. 
Phù nề, mẩn ngứa, da đóng vảy là các triệu chứng dễ nhận biết nhất khi bé bị bệnh
Phù nề, mẩn ngứa, da đóng vảy là các triệu chứng dễ nhận biết nhất khi bé bị bệnh

Đối với các bé từ 2 tuổi trở lên thường có các biểu hiện đặc trưng như:

  • Ban đỏ xuất hiện với hình đĩa, các vết chàm có xu hướng Liken hóa khiến da trở nên khô ráp, dày sừng và có nhiều nếp hằn.
  • Vùng da bị tổn thương xuất hiện nhiều vảy trắng, đặc biệt là ở vị trí khuỷu tay, lòng bàn tay, bàn chân và đầu gối.
  • Một số triệu chứng kèm theo khác như: Dày sừng nang lông, bệnh vảy cá, đục thủy tinh thể.

Cách chữa chàm cơ địa ở trẻ nhỏ

Điều trị bệnh chàm cơ địa cho trẻ không khó, tuy nhiên nếu áp dụng không đúng cách có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm. Do đó trước khi áp dụng, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia, bác sĩ.

Một số cách chữa chàm cơ địa cho trẻ hiệu quả, cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng là:

Trị bệnh chàm cơ địa cho trẻ tại nhà

Trong dân gian lưu truyền rất nhiều cách trị chàm sử dụng các nguyên liệu, cây thuốc có sẵn trong tự nhiên để trị bệnh cho trẻ. Một số cách sử dụng mang lại hiệu quả cao được nhiều cha mẹ áp dụng là:

Chữa chàm bằng lá trầu không

Cách sử dụng lá trầu không trị bệnh cho bé bị bệnh chàm cơ địa rất đơn giản: Chuẩn bị 1 nắm lá trầu tươi, rửa sạch bằng nước muối loãng, sau đó đun lấy nước tắm cho bé hàng ngày. Tắm nước lá trầu có tác dụng giảm ngứa, kháng viêm, kháng khuẩn giúp giảm tình trạng chàm trên da hiệu quả. Chính vì vậy mẹ nên đun nước và tắm cho bé thường xuyên để có hiệu quả nhanh chóng.

Tắm nước lá trầu không mỗi ngày là giải pháp giúp giảm ngứa do chàm cơ địa ở trẻ
Tắm nước lá trầu không mỗi ngày là giải pháp giúp giảm ngứa do chàm cơ địa ở trẻ

Trị chàm sữa bằng sữa mẹ

Dùng nước ấm pha muối loãng rồi lấy khăn lau nhẹ nhàng qua vùng da bị chàm của bé. Sau đó, mẹ vắt sữa ra bát, thấm vào bông gòn, cuối cùng xoa thật nhẹ lên vùng da khô của bé và massage nhẹ nhàng. 

Mỗi ngày nên áp dụng 5 – 6 lần, cách 30 phút thoa một lần để các dấu hiệu bệnh chàm nhanh chóng suy giảm.

Chữa chàm bằng tỏi

Dùng 2 – 3 tép tỏi tươi, lột vỏ, đem băm nhỏ rồi vắt lấy nước cốt. Tiếp theo hòa chung nước cốt tỏi với 1/2 thìa nước sôi để nguội. Sau đó dùng tăm bông thấm dung dịch nước tỏi rồi thoa lên vùng da bị chàm. Giữ nguyên sau 5 phút thì rửa sạch lại bằng nước ấm.

Các phương pháp dân gian được cho là cách điều trị hiệu quả, tuy nhiên cần sử dụng trong thời gian dài tình trạng bệnh mới có thể suy giảm. Để tăng hiệu quả điều trị có thể kết hợp sử dụng cùng thuốc Đông y hoặc Tây y nếu được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.

Sử dụng thuốc Tây y

Thuốc Tây y được cho là phương pháp trị chàm cơ địa ở trẻ em mang lại hiệu quả nhanh chóng nhất. Tùy theo tình mức độ chàm, độ tuổi và thể trạng của từng bé các bác sĩ chỉ định các loại thuốc khác nhau. Một số loại thuốc Tây y được dùng khi bé bị chàm cơ địa là:

  • Nước sinh lý có nồng độ thấp 0.9%, dung dịch thuốc tím Metin 1%, Nitrat bạc 0.25% hoặc dung dịch Milian.
  • Thuốc chứa Corticoid mức độ thấp kết hợp với Acid Salicylic.
  • Thuốc mỡ kháng sinh chứa Corticoid mức độ thấp hoặc thuốc bôi ngoài da kháng Histamin.

Bên cạnh đó, trẻ còn được chỉ định một số loại thuốc uống khác như:

  • Dùng nhóm thuốc kháng Histamin hệ H1.
  • Sử dụng nhóm thuốc kháng Erythromycin hoặc Tetracyclin trong những trường hợp có viêm nhiễm.
  • Thuốc Corticoid đường uống sử dụng trong thời gian ngắn để hạn chế tác dụng phụ.

Các loại thuốc Tây y thường kèm theo một số tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nếu sử dụng trong thời gian dài. chính vì vậy các loại thuốc này có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng không được khuyến khích sử dụng.

Cha mẹ nên cẩn trọng khi sử dụng thuốc Tây y trị bệnh cho trẻ
Cha mẹ nên cẩn trọng khi sử dụng thuốc Tây y trị bệnh cho trẻ

Lưu ý: Để đảm bảo an toàn cho con, cha mẹ cần chú ý tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt là trường hợp trẻ sơ sinh dưới 1.

Lưu ý khi chữa chàm cơ địa cho trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ là đối tượng có cơ địa nhạy cảm, việc điều trị bệnh cũng gặp nhiều khó khăn hơn so với người trưởng thành. Do đó khi điều trị bệnh chàm cơ địa cho con, cha mẹ cần chú ý:

  • Nếu trẻ sơ sinh bị chàm cơ địa, cần cho bé tăng cường bú sữa mẹ đều đặn trong 6 tháng đầu. Bên cạnh đó, mẹ phải tránh ăn những thực phẩm nóng hoặc dễ gây dị ứng cho cơ thể để đảm bảo không khiến tình trạng bệnh của trẻ nặng thêm.
  • Tăng cường cho bé bị chàm cơ địa ăn các loại rau xanh, thức ăn chứa nhiều Omega 3 dễ tiêu hóa và tăng sức đề kháng tự nhiên cho trẻ.
  • Sữa công thức có nguồn gốc từ động vật có khả năng khiến chàm cơ địa có dấu hiệu nặng hơn. Do đó cha mẹ cần hạn chế cho trẻ dùng loại sữa này và nên thay thế bằng sữa đậu nành hoặc các loại sữa hạt khác.
  • Luôn vệ sinh và giữ cho không gian sinh hoạt của trẻ thoáng mát, không quá nóng, quá khô hoặc quá lạnh. Nếu phòng thiếu độ ẩm có thể sử dụng thêm máy tạo độ ẩm tránh cho trẻ bị khô da.
  • Cần phải cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tốt nhất là được làm từ vải chất liệu bông mềm, cotton để có khả năng thấm hút mồ hôi. Không nên cho trẻ mặc quần áo chất liệu có sợi thô ráp vì vải cọ xát lên vùng da bị chàm, làm tăng khả năng viêm nhiễm da.
  • Để ngăn chặn tình trạng trẻ gãi ngứa gây xước da nhiễm trùng, cha mẹ cần cắt ngắn móng tay móng chân hoặc đeo bao tay vải mềm.
  • Sau một thời gian điều trị, nếu bệnh không thuyên giảm thì cần phải cho trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra và có phương án giải quyết kịp thời.

Bé bị chàm cơ địa sẽ khó chịu, quấy khóc, biếng ăn, giảm cân nặng và có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển về sau. Chính vì vậy, cha mẹ cần chú ý và có giải pháp điều trị bệnh cho bé kịp thời.

Câu hỏi thường gặp
Viêm da cơ địa có tự khỏi không? Bao lâu thì hết? [CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP]

Nội dung chínhChàm cơ địa ở trẻ em có nguy hiểm không?Nguyên nhân khiến bé bị chàm cơ địaTriệu chứng nhận biết bé bị chàm cơ địaCách chữa chàm cơ địa ở trẻ nhỏTrị bệnh chàm cơ địa cho trẻ tại nhàSử dụng thuốc Tây yLưu ý khi chữa chàm cơ địa cho trẻ nhỏ […]

Xem chi tiết
Viêm Da Cơ Địa Có Lây Không? Có Di Truyền Không? Cách Phòng Ngừa

Nội dung chínhChàm cơ địa ở trẻ em có nguy hiểm không?Nguyên nhân khiến bé bị chàm cơ địaTriệu chứng nhận biết bé bị chàm cơ địaCách chữa chàm cơ địa ở trẻ nhỏTrị bệnh chàm cơ địa cho trẻ tại nhàSử dụng thuốc Tây yLưu ý khi chữa chàm cơ địa cho trẻ nhỏ […]

Xem chi tiết
Viêm Da Cơ Địa Có Chữa Khỏi Được Không? Cách Nào Khỏi Nhanh Nhất

Nội dung chínhChàm cơ địa ở trẻ em có nguy hiểm không?Nguyên nhân khiến bé bị chàm cơ địaTriệu chứng nhận biết bé bị chàm cơ địaCách chữa chàm cơ địa ở trẻ nhỏTrị bệnh chàm cơ địa cho trẻ tại nhàSử dụng thuốc Tây yLưu ý khi chữa chàm cơ địa cho trẻ nhỏ […]

Xem chi tiết
Cách chữa Bé Bị Chàm Cơ Địa
Thuốc chữa Bé Bị Chàm Cơ Địa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Bác sĩ Vân Anh Nhất Nam Y Viện chữa yếu sinh lý có tốt không?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?