Top 6 cách chữa viêm da cơ địa bằng tỏi hiệu quả không ngờ
Chữa viêm da cơ địa bằng tỏi từ lâu đã được dân gian sử dụng. Đến nay nhiều cách chữa từ loại củ này vẫn phát huy hiệu quả cao và được mọi người truyền tai nhau. Hãy cùng tham khảo 6 cách ngay sau đây để chọn cho mình giải pháp phù hợp giúp xử lý viêm da cơ địa tại nhà nhé!
Công dụng của tỏi trong điều trị viêm da cơ địa
Tỏi là một loại gia vị quen thuộc sử dụng trong nhiều món ăn nhưng đồng thời cũng là vị thuốc được dân gian sử dụng để điều trị nhiều tình trạng sức khỏe, trong đó có viêm da cơ địa, chàm, nổi mề đay… Theo Đông y, tỏi quy vào kinh can vị và đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm nên giúp xử lý tình trạng mẩn đỏ, viêm nhiễm da hiệu quả.
Nghiên cứu dược tính của tỏi cho thấy, trong tỏi có rất nhiều hoạt chất giúp hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa hiệu quả:
Tỏi chứa allicin, phytonutrients, ajoene… giúp kháng khuẩn, chống oxy hóa và làm lành tổn thương trên da hiệu quả. Những thành phần này giúp xử lý các gốc tự do, không để chúng ảnh hưởng lên da, giúp giảm sưng viêm, mẩn đỏ và tình trạng ngứa ngáy.
Tỏi chứa nhiều axit amin như diallyl trisulfide, diallyl disulfide, S-allyl cysteine… Những thành phần này giúp tăng sức đề kháng cho da, giúp bảo vệ da khỏi sự tấn công của tác nhân gây hại.
Hợp chất lưu huỳnh trong tỏi kích thích sản sinh collagen nên giúp phục hồi tổn thương da do viêm da cơ địa hiệu quả. Tình trạng da bong tróc và khô ráp cũng được cải thiện.
Chính vì đã được kiểm chứng trong thời gian dài nhờ kinh nghiệm dân gian và những bằng chứng dược tính khoa học, đến nay tỏi vẫn được nhiều người sử dụng để điều trị viêm da cơ địa tại nhà.
Những cách chữa viêm da cơ địa bằng tỏi được áp dụng nhiều
Hiện nay tỏi được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để điều trị viêm da cơ địa, có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác để tăng cường dược tính. Sau đây là những cách chữa viêm da cơ địa bằng tỏi được nhiều người áp dụng hiện nay:
Dùng nước ép tỏi tươi
Chuẩn bị: 3 – 4 tép tỏi tươi
Cách tiến hành:
- Bóc vỏ tỏi rồi đem giã nát, cho vào bát, thêm khoảng 50ml nước sạch ngâm khoảng 3 phút.
- Dùng bông gòn thấm nước tỏi thoa lên vùng da bị viêm. Khi da khô thoa thêm nước cho ẩm. Thực hiện khoảng 3 – 4 lần.
- Sau khoảng 15 phút rửa sạch da bằng nước.
Lưu ý: Không nên dùng nước tỏi nguyên chất bôi lên da vì dễ gây bỏng rát, kích ứng da. Không thực hiện cách trên nếu da bị trầy xước, có vùng tổn thương hở.
Chữa bằng tỏi + mật ong
Chuẩn bị: Tỏi 200g, mật ong loại nguyên chất
Cách làm:
- Bóc tỏi, rửa sạch để ráo nước. Cho tỏi vào lọ thủy tinh sạch.
- Đổ mật ong vào lọ thủy tinh cho ngập hết tỏi. Đậy nắp lại, bảo quản ở nơi khô ráo, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Ngâm tỏi được khoảng 2 tuần thì có thể lấy ra để chữa viêm da cơ địa.
Cách sử dụng:
Lấy một thìa mật ong ngâm tỏi để uống, tép tỏi dùng chà nhẹ trên vùng da viêm. Đợi khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại bằng nước. Thực hiện cách trị viêm da cơ địa này mỗi ngày 2 lần.
Chữa viêm da cơ địa bằng rượu tỏi
Chuẩn bị: 1 lít rượu trắng, 2 – 3 củ tỏi.
Cách làm:
- Lột bỏ vỏ tỏi rồi rửa sạch, để tỏi cho ráo nước.
- Cho tỏi vào lọ thủy tinh, thêm 1 lít rượu đã chuẩn bị.
- Đậy nắp lọ thủy tinh kín, ngâm rượu tỏi khoảng 2 tuần.
- Lấy một lượng rượu tỏi vừa phải, thoa lên vùng da bị viêm. Nên thoa vào buổi tối để nguyên qua đêm. Sáng hôm sau rửa lại da cho sạch.
Lưu ý: Khi mới áp dụng cách này, da có thể bị hơi rát.
Trị viêm da cơ địa bằng cách ăn sống tỏi đen
Tỏi đen là loại tỏi lên men, chứa nhiều dưỡng chất rất tốt đối với sức khỏe. Tỏi đen có hàm lượng chất chống oxy hóa cao gấp 2 lần so với tỏi trắng. Nhờ vậy tỏi đen giúp làm lành da và tăng sức đề kháng trên da tốt hơn tỏi trắng. Người bị viêm da cơ địa có thể ăn sống tỏi đen.
Mỗi ngày người bệnh nên ăn 3 – 4 tép tỏi, không nên ăn quá nhiều. Tỏi đen sẽ giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện cơ địa, làm lành da tốt hơn.
Chữa viêm da cơ địa bằng tỏi đen + bia
Chuẩn bị: tỏi 1kg, bia 1 lon.
Tiến hành:
- Sơ chế tỏi cho sạch, loại bỏ vỏ, rửa sạch, để ráo nước.
- Cho tỏi vào lọ, đổ thêm phần bia đã chuẩn bị vào. Đậy nắp lọ rồi ngâm hỗn hợp khoảng 30 phút.
- Đem hỗn hợp tỏi ngâm bia hâm nóng trong lò vi sóng.
- Ăn trực tiếp tỏi đen ngâm mỗi ngày 3 tép cho đến khi bệnh thuyên giảm
Thêm tỏi vào chế độ ăn uống
Bên cạnh các mẹo kể trên, người bị viêm da cơ địa có thể thêm tỏi vào chế độ ăn uống để cải thiện viêm da cơ địa từ bên trong. Người bệnh có thể chế biến nhiều món ăn có tỏi để tăng khẩu vị ăn uống và hỗ trợ điều trị cho người bệnh. Một số món đơn giản người bệnh có thể tham khảo như sau:
Bánh mì bơ tỏi
- Cắt bánh mì thành từng lát dày khoảng 2 – 3 cm.
- Nửa củ tỏi, đem bóc vỏ, đập dập, băm nhuyễn.
- Rau mùi bỏ phần gốc và lá vàng, rửa sạch rồi băm nhỏ.
- Dùng 50g bơ nhạt cho vào bát, hấp cách thủy cho bơ tan ra. Cho thêm rau mùi, tỏi và một chút muối, khuấy đều.
- Phết hỗn hợp bơ tỏi rau mùi lên hai mặt từng miếng bánh mì đã chuẩn bị. Cho bánh vào khay nướng khoảng 10 phút cho vàng đều. Không dùng lò, bạn có thể cho bánh mì vào chảo rán giòn, để ráo dầu rồi sử dụng.
Cháo tỏi
- Tỏi bóc vỏ, rửa sạch rồi chần qua với nước sôi để cho ráo.
- Dùng gạo tẻ nấu cháo, đến khi sôi thì thêm tỏi đã chuẩn bị vào, vặn nhỏ lửa, đợi cháo chín nhừ.
- Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi thưởng thức.
Tôm rim tỏi
- Sơ chế lượng tôm đủ ăn cho sạch rồi băm nhuyễn. Thêm gia vị ướp tôm khoảng 15 phút.
- Chuẩn bị tỏi, đem phia thơm rồi cho tôm đã ướp vào xào cho săn.
- Thêm gia vị, nước mắm cho vừa ăn, tim tôm khoảng 15 phút.
- Tắt bếp và thưởng thức.
Rau muống xào tỏi
- Nhặt rau muống, lấy phần ngọn non rồi rửa sạch, để cho ráo nước.
- Tỏi (2 – 3 tép) bóc vỏ, băm nhuyễn thịt tỏi, cho vào phi nóng cùng dầu ăn cho thơm.
- Thêm rau muống vào đảo đều trên lửa to. Cho thêm gia vị vừa ăn khi rau muống chín tới.
- Tắt bếp, ăn rau muống xào tỏi khi còn nóng để đạt hiệu quả tốt.
Lưu ý khi chữa viêm da cơ địa bằng tỏi
Để đạt được hiệu quả tối đa khi dùng tỏi trị viêm da cơ địa người bệnh nên chú ý đến những vấn đề sau:
- Đi kiểm tra bệnh lý và tham khảo ý kiến bác sĩ về việc điều trị viêm da cơ địa tại nhà bằng tỏi.
- Khi áp dụng các cách chữa từ tỏi cần kiên trì. Hiệu quả nhận được phụ thuộc nhiều vào cơ địa. Vì vậy nếu sau 1 thời gian bệnh không thuyên giảm thì cần sử dụng phương pháp khác phù hợp hơn.
- Tỏi có thể gây kích ứng da, nhất là những người có cơ địa nhạy cảm. Vì vậy nếu bôi lên da thì cần thử trước trên một vùng da nhỏ để test trước.
- Không bôi dung dịch tỏi lên da nếu có vết thương hở hoặc da đã bội nhiễm.
- Không nên gãi da vì có thể làm xước và dễ mưng mủ.
- Vệ sinh da sạch sẽ hằng ngày và dưỡng ẩm da.
- Uống nhiều nước, bổ sung trái cây, rau xanh và ăn uống khoa học.
- Nếu da chuyển biến nghiêm trọng thì cần dừng lại, tìm ngay đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ sớm nhất.
XEM THÊM:
Nội dung chínhCông dụng của tỏi trong điều trị viêm da cơ địaNhững cách chữa viêm da cơ địa bằng tỏi được áp dụng nhiềuDùng nước ép tỏi tươiChữa bằng tỏi + mật ongChữa viêm da cơ địa bằng rượu tỏiTrị viêm da cơ địa bằng cách ăn sống tỏi đenChữa viêm da cơ địa […]
Xem chi tiếtNội dung chínhCông dụng của tỏi trong điều trị viêm da cơ địaNhững cách chữa viêm da cơ địa bằng tỏi được áp dụng nhiềuDùng nước ép tỏi tươiChữa bằng tỏi + mật ongChữa viêm da cơ địa bằng rượu tỏiTrị viêm da cơ địa bằng cách ăn sống tỏi đenChữa viêm da cơ địa […]
Xem chi tiếtNội dung chínhCông dụng của tỏi trong điều trị viêm da cơ địaNhững cách chữa viêm da cơ địa bằng tỏi được áp dụng nhiềuDùng nước ép tỏi tươiChữa bằng tỏi + mật ongChữa viêm da cơ địa bằng rượu tỏiTrị viêm da cơ địa bằng cách ăn sống tỏi đenChữa viêm da cơ địa […]
Xem chi tiết