Viêm Da Cơ Địa Ở Người Lớn Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị 

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa Da LiễuTrưởng khoa xương khớp, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Viêm da cơ địa ở người lớn là một tình trạng da liễu mãn tính, với các triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, bong tróc da, sưng viêm. Việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị không chỉ giúp giảm thiểu sự khó chịu mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bài viết của Trung Tâm Đông Y Việt Nam sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này.

Viêm da cơ địa ở người lớn là tình trạng gì?

Viêm da cơ địa ở người lớn là bệnh lý da liễu mãn tính, gây ra các triệu chứng như ngứa, mẩn đỏ, khô da, da nứt nẻ, bong tróc,… Bệnh thường xuất hiện ở các vị trí như mặt, cổ, tay, chân. 

So với trẻ em, viêm da cơ địa ở người lớn thường có mức độ nhẹ hơn. Điều này có thể là do người lớn có nhiều kháng thể và sức đề kháng hơn trẻ em. Tuy nhiên, ở người lớn, bệnh thường diễn ra dai dẳng và tái phát nhiều lần trong suốt cuộc đời.

Nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa ở người lớn

Viêm da cơ địa ở người lớn có thể xuất phát từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Những yếu tố gây bệnh phổ biến phải kể đến như:

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm da cơ địa ở người lớn
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm da cơ địa ở người lớn
  • Yếu tố di truyền: Nếu bạn có người thân mắc bệnh viêm da cơ địa, bạn có nguy cơ cao hơn bị ảnh hưởng bởi tình trạng này.
  • Tác nhân kích thích: Tiếp xúc với hóa chất, xà phòng mạnh, mỹ phẩm chứa hương liệu và chất bảo quản có thể kích thích da và gây bùng phát triệu chứng.
  • Khí hậu: Thay đổi thời tiết, đặc biệt là không khí khô hoặc lạnh, có thể làm khô da và làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh.
  • Dị ứng: Phản ứng dị ứng với thực phẩm, phấn hoa, thuốc uống hoặc bụi mịn trong không khí có thể kích thích da và dẫn đến viêm.
  • Phản ứng miễn dịch: Hệ miễn dịch hoạt động quá mức hoặc sai lệch có thể gây tấn công các tế bào da và gây viêm da cơ địa.
  • Tác động tâm lý: Stress và căng thẳng có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của viêm da cơ địa hoặc kích thích các triệu chứng bùng phát.
  • Nhiễm trùng da: Nhiễm khuẩn hoặc nấm thông qua các vết thương hở sẽ làm tăng viêm và làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm da cơ địa ở người lớn.
  • Thay đổi hormone: Nữ giới trong thai kỳ, sau sinh, tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc khi dùng thuốc tránh thai,…. rất dễ gặp phải các vấn đề da liễu, trong đó cơ viêm da cơ địa.
  • Chế độ ăn uống: Một số loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng, đặc biệt là những thực phẩm gây dị ứng hoặc chứa nhiều chất gây viêm như tôm, cua, mực, ốc, sứa,….
  • Chăm sóc da sai cách: Sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, kém chất lượng hoặc skincare không đúng cách có thể làm tổn thương da và gây viêm.
  • Bệnh lý nền: Các bệnh lý nền như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, suy thận, HIV hoặc rối loạn miễn dịch khác có thể làm tăng nguy cơ mắc da cơ địa và làm trầm trọng thêm tình trạng này.

Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa ở người lớn

Dưới đây là các dấu hiệu và triệu chứng nhận biết tình trạng viêm da cơ địa ở người lớn:

Da khô, nứt nẻ và bong tróc

Da thường khô, nứt nẻ và dễ bong tróc. Thiếu độ ẩm tự nhiên khiến da dễ bị tổn thương và viêm nhiễm. Vùng da bị ảnh hưởng có thể cảm thấy thô ráp và có thể xuất hiện các vết nứt nhỏ.

Ngứa

Ngứa là triệu chứng phổ biến nhất và thường rất nghiêm trọng. Cảm giác ngứa có thể trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm, gây khó ngủ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Việc gãi có thể gây ra các vết xước và làm tình trạng viêm nhiễm trở nên tồi tệ hơn.

Mẩn đỏ và viêm

Khu vực bị bệnh thường xuất hiện những mảng da đỏ. Các vết đỏ này có thể sưng lên và trở nên nóng rát. Mụn nước nhỏ có thể xuất hiện, chứa dịch và dễ vỡ, dẫn đến vết loét.

Vết dày sừng

Khi người bệnh gãi nhiều, da có thể trở nên dày, cứng và có kết cấu sần sùi. Hiện tượng này gọi là lichenification, và da tại các vùng này có thể trở nên sẫm màu hơn.

Xuất hiện tình trạng dày sừng ở nhiều vùng da khác nhau
Xuất hiện tình trạng dày sừng ở nhiều vùng da khác nhau

Vết loét hoặc những tổn thương da

Việc gãi nhiều và liên tục có thể gây ra các vết loét. Các vết loét này dễ bị nhiễm trùng, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm thứ phát. Vết loét có thể trở nên đau đớn và khó lành.

Xuất hiện ở các vùng cụ thể

Ở người lớn bệnh viêm da cơ địa thường xuất hiện ở các vùng như cổ, mặt, tay, khuỷu tay, và đầu gối. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Các vùng da bị ảnh hưởng có thể thay đổi theo thời gian và mùa.

Da sẫm màu hoặc có vết thâm

Da tại các vùng bị viêm mãn tính có thể trở nên sẫm màu hơn do tăng sắc tố. Các vết thâm có thể xuất hiện do viêm nhiễm và gãi.

Chú ý biến chứng nghiêm trọng

Viêm da cơ địa là một bệnh lý mãn tính có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị đúng cách. Dưới đây là các biến chứng chính của viêm da cơ địa ở người lớn:

Nhiễm trùng da:

  • Nhiễm trùng vi khuẩn: Do da bị tổn thương và gãi nhiều, vi khuẩn như Staphylococcus aureus dễ xâm nhập, gây viêm nhiễm và hình thành các mụn mủ, áp xe.
  • Nhiễm trùng virus: Các virus như herpes simplex có thể gây ra viêm da herpeticum, một tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng với các mụn nước đau đớn và sưng to.
  • Nhiễm trùng nấm: Da bị viêm dễ trở thành môi trường cho nấm phát triển, gây ra các bệnh nấm da.

Tình trạng da mạn tính:

  • Lichenification: Da trở nên dày và sần sùi do gãi liên tục, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây mất thẩm mỹ.
  • Hình thành thâm sẹo: Các vết thương do gãi có thể để lại sẹo, đặc biệt nếu có nhiễm trùng kèm theo.

Rối loạn sắc tố da:

  • Tăng sắc tố: Da tại vùng viêm có thể trở nên sẫm màu hơn do sự tăng sinh của tế bào sắc tố.
  • Giảm sắc tố: Trong một số trường hợp, da có thể trở nên nhạt màu hơn tại các vùng bị viêm nặng hoặc sau khi lành bệnh.

Vấn đề về mắt:

  • Viêm kết mạc: Tình trạng viêm và ngứa da quanh mắt có thể dẫn đến viêm kết mạc.
  • Bệnh khô mắt: Viêm da cơ địa có thể liên quan đến tình trạng khô mắt, gây khó chịu và tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt.

Vấn đề về tâm lý:

  • Căng thẳng và lo âu: Triệu chứng ngứa và viêm kéo dài có thể gây căng thẳng và lo âu.
  • Trầm cảm: Khó chịu về thể chất và cảm giác tự ti về ngoại hình có thể dẫn đến trầm cảm.
Người bệnh bị căng thẳng, mệt mỏi với các triệu chứng của viêm da cơ địa
Người bệnh bị căng thẳng, mệt mỏi với các triệu chứng của viêm da cơ địa

Các bệnh lý liên quan khác:

  • Hen suyễn và viêm mũi dị ứng: Người trưởng thành bị viêm da cơ địa có nguy cơ cao mắc các bệnh lý dị ứng khác như hen suyễn và viêm mũi dị ứng.
  • Dị ứng thực phẩm: Một số người có thể phát triển dị ứng thực phẩm, gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Hướng dẫn chẩn đoán viêm da cơ địa ở người trưởng thành

Dưới đây là các bước cơ bản trong quá trình chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa ở người trưởng thành:

Thăm khám lâm sàng:

  • Tiền sử bệnh: Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng, thời gian bùng phát, các yếu tố kích thích, tiền sử gia đình mắc bệnh,…
  • Khám da: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra da của bạn để tìm kiếm các dấu hiệu của viêm da cơ địa, chẳng hạn như mẩn đỏ, khô da, da nứt nẻ, bong tróc,…

Xét nghiệm bổ sung

  • Xét nghiệm dị ứng: Các xét nghiệm như test lẩy da hoặc xét nghiệm IgE có thể được thực hiện để xác định các dị nguyên gây dị ứng.
  • Sinh thiết da: Trong một số trường hợp không rõ ràng, sinh thiết da có thể được thực hiện để loại trừ các bệnh lý da khác.
  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra tổng quan về sức khỏe và loại trừ các bệnh lý khác.

Chẩn đoán phân biệt

Việc chẩn đoán viêm da cơ địa cũng cần loại trừ các bệnh lý da liễu có triệu chứng tương tự như:

  • Viêm da tiếp xúc: Gây ra bởi tiếp xúc với chất gây kích ứng hoặc dị ứng.
  • Vẩy nến: Gây ra bởi sự tăng sinh tế bào da nhanh chóng, dẫn đến các mảng da đỏ và có vảy bạc.
  • Nấm da: Gây ra bởi nhiễm trùng nấm.
  • Bệnh lý da tự miễn: Phổ biến nhất là lupus ban đỏ hệ thống.

Điều trị hiệu quả viêm da cơ địa ở người lớn

Mục tiêu của việc điều trị viêm da cơ địa cho người lớn là kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa bùng phát và cải thiện chất lượng cuộc sống. Các phương pháp thường được sử dụng trong điều trị bệnh bao gồm:

Thuốc Tây y

Điều trị tình trạng viêm da cơ địa ở người lớn bằng các loại thuốc Tây y bao gồm việc sử dụng các loại thuốc để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa tái phát. 

Corticosteroid bôi ngoài da:

  • Công dụng: Giúp giảm viêm, ngứa ngáy và đỏ da.
  • Loại thuốc: Hydrocortisone (nhẹ), triamcinolone, betamethasone (mạnh hơn).
  • Lưu ý: Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, tránh dùng lâu dài để ngăn ngừa tác dụng phụ như mỏng da.

Thuốc ức chế calcineurin:

  • Công dụng: Ức chế hoạt động của hệ miễn dịch tại chỗ, giảm viêm và ngứa.
  • Loại thuốc: Pimecrolimus (Elidel), tacrolimus (Protopic).
  • Lưu ý: Thường được dùng khi corticosteroid không hiệu quả hoặc không thể sử dụng lâu dài.
Người bệnh sử dụng thuốc Tây y theo hướng dẫn của bác sĩ
Người bệnh sử dụng thuốc Tây y theo hướng dẫn của bác sĩ

Corticosteroid toàn thân:

  • Công dụng: Giảm viêm toàn thân.
  • Loại thuốc: Prednisone, methylprednisolone.
  • Lưu ý: Chỉ dùng trong thời gian ngắn do nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng lâu dài.

Thuốc kháng histamine:

  • Công dụng: Giảm ngứa, cải thiện giấc ngủ.
  • Loại thuốc: Diphenhydramine (Benadryl), cetirizine (Zyrtec), loratadine (Claritin).
  • Lưu ý: Các loại thuốc kháng histamine thế hệ cũ (như diphenhydramine) có thể gây buồn ngủ.

Thuốc ức chế miễn dịch:

  • Công dụng: Giảm hoạt động của hệ miễn dịch, kiểm soát viêm da.
  • Loại thuốc: Cyclosporine, methotrexate, azathioprine, mycophenolate mofetil.
  • Lưu ý: Theo dõi chức năng gan, thận và các tác dụng phụ khác khi sử dụng lâu dài.

Liệu pháp ánh sáng:

  • Công dụng: Giảm viêm và ngứa, cải thiện tình trạng da.
  • Loại liệu pháp: Sử dụng tia UVB hoặc UVA, đôi khi kết hợp với psoralen.
  • Lưu ý: Thường được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Mẹo dân gian

Mặc dù các phương pháp dân gian không thể thay thế hoàn toàn cho điều trị y khoa, một số mẹo dân gian có thể giúp làm dịu triệu chứng viêm da cơ địa và hỗ trợ quá trình điều trị. 

Nha đam

Gel nha đam có tác dụng làm mát, giúp giảm cảm giác ngứa và kích ứng da. Các hợp chất trong nha đam như acemannan và glycoprotein cũng có đặc tính kháng viêm, giúp giảm viêm nhiễm da. Loại dược này cũng có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da, giúp các vết thương và tổn thương da nhanh lành.

Cách thực hiện:

  • Chọn lá nha đam tươi, tách bỏ vỏ và rửa sạch để loại bỏ nhựa.
  • Dùng thìa để lấy gel trong suốt bên trong.
  • Vệ sinh sạch sẽ các vùng da bị viêm da cơ địa.
  • Thoa một lớp mỏng gel nha đam tươi lên vùng da bị viêm.
  • Để gel nha đam khô tự nhiên trên da trong 20 phút.
  • Rửa sạch lại với nước ấm sau đó lau khô nhẹ nhàng.
  • Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày.

Dầu dừa

Dầu dừa chứa axit lauric, có tác dụng kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng da. Nguyên liệu này còn có tác dụng dưỡng ẩm tự nhiên, giúp giữ ẩm cho da, ngăn ngừa da khô và nứt nẻ.

Cách thực hiện:

  • Chọn dầu dừa nguyên chất, hữu cơ, ép lạnh.
  • Vệ sinh sạch vùng da bị viêm.
  • Sử dụng dầu dừa vừa đủ.
  • Thoa đều dầu dừa lên khu vực bị bệnh.
  • Massage nhẹ nhàng cho dầu dừa thẩm thấu vào sâu trong nang lông.
  • Thực hiện nhiều lần trong ngày, đặc biệt là sau khi tắm và trước khi đi ngủ.
Dầu dừa giúp dưỡng ẩm da và chống nhiễm trùng
Dầu dừa giúp dưỡng ẩm da và chống nhiễm trùng

Lá trà xanh

Các hợp chất polyphenol và catechin trong lá trà xanh có đặc tính chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm viêm, diệt khuẩn và sưng. Ngoài ra, trà xanh còn rất giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ da khỏi tác hại của các gốc tự do và thúc đẩy quá trình hồi phục da.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh tươi hoặc 2-3 túi trà xanh.
  • Đun sôi nước, sau đó thêm lá trà xanh tươi hoặc túi trà xanh vào.
  • Để trà xanh ngâm trong nước sôi khoảng 10-15 phút cho đến khi nước trà có màu xanh đậm.
  • Để nước trà nguội bớt rồi đổ vào bồn tắm, thêm nước ấm vừa đủ để ngâm mình trong khoảng 15-20 phút. 
  • Tắm lại bằng nước sạch thêm một lần nữa.

Lá khế

Lá khế là một phương pháp dân gian thường được sử dụng để điều trị viêm da cơ địa. Dược liệu này có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, giảm ngứa kích ứng và làm dịu da hiệu quả.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị một nắm lá khế tươi.
  • Rửa sạch lá khế để loại bỏ các bụi bẩn và tạp chất.
  • Đun sôi nước, sau đó thêm lá khế vào.
  • Đun nhỏ lửa trong khoảng 10-15 phút cho đến khi nước có màu xanh đậm.
  • Đổ nước lá khế vào bồn tắm, thêm nước lạnh vừa đủ để ngâm mình trong khoảng 15-20 phút. 

Lưu ý cho người lớn khi điều trị viêm da cơ địa 

Viêm da cơ địa ở người lớn có thể là một tình trạng mãn tính và khó điều trị, nhưng có một số lưu ý quan trọng để quản lý bệnh hiệu quả:

  • Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên, ngay sau khi tắm hoặc rửa tay. Điều này giúp ngăn ngừa da khô và giảm ngứa.
  • Xác định và tránh các yếu tố có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm da cơ địa như xà phòng, sản phẩm làm đẹp, chất tẩy rửa hoặc các chất gây dị ứng.
  • Sử dụng các loại thuốc bôi corticosteroid hoặc thuốc điều trị khác theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh lạm dụng thuốc corticosteroid vì có thể gây tác dụng phụ.
  • Tắm bằng nước ấm thay vì nước nóng, và hạn chế thời gian tắm. Sử dụng các lại xà phòng dịu nhẹ, không chứa hóa chất hay hương liệu.
  • Một số người thấy rằng thực phẩm có thể kích thích hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng viêm da cơ địa. Theo dõi chế độ ăn và ghi chép lại để xác định nếu có mối liên hệ với các triệu chứng.
  • Căng thẳng stress kéo dài có thể làm gia tăng triệu chứng viêm da cơ địa. Thực hiện các biện pháp giảm stress như tập thể dục, thiền, hoặc yoga có thể hữu ích.
  • Thăm khám định kỳ với bác sĩ da liễu để theo dõi tiến triển và điều chỉnh phương pháp điều trị khi cần thiết.

Viêm da cơ địa ở người lớn không chỉ là một vấn đề về sức khỏe da mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Chính vì vậy ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu bất thường, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Đồng thời chủ động trong việc phòng ngừa bệnh để tránh tái phát các triệu chứng khó chịu.

Array
Câu hỏi thường gặp
Viêm da cơ địa có tự khỏi không? Bao lâu thì hết? [CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP]

Nội dung chínhViêm da cơ địa ở người lớn là tình trạng gì?Nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa ở người lớnDấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa ở người lớnChú ý biến chứng nghiêm trọngHướng dẫn chẩn đoán viêm da cơ địa ở người trưởng thànhĐiều trị hiệu quả viêm da cơ […]

Xem chi tiết
Viêm Da Cơ Địa Có Lây Không? Có Di Truyền Không? Cách Phòng Ngừa

Nội dung chínhViêm da cơ địa ở người lớn là tình trạng gì?Nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa ở người lớnDấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa ở người lớnChú ý biến chứng nghiêm trọngHướng dẫn chẩn đoán viêm da cơ địa ở người trưởng thànhĐiều trị hiệu quả viêm da cơ […]

Xem chi tiết
Viêm Da Cơ Địa Có Chữa Khỏi Được Không? Cách Nào Khỏi Nhanh Nhất

Nội dung chínhViêm da cơ địa ở người lớn là tình trạng gì?Nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa ở người lớnDấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa ở người lớnChú ý biến chứng nghiêm trọngHướng dẫn chẩn đoán viêm da cơ địa ở người trưởng thànhĐiều trị hiệu quả viêm da cơ […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?