Trẻ bị ho khan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tai – Mũi – HọngPhó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Trẻ bị ho khan là một trong những bệnh lý về đường hô hấp thường xảy ra ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân khiến trẻ em ho khan có thể xuất phát từ bên trong hoặc bên ngoài. Xác định được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp nhanh chóng điều trị khỏi bệnh.

Trẻ bị ho khan là gì?

Ho khan là bệnh lý ở đường hô hấp xảy ra do các nguyên nhân bên trong hoặc bên ngoài. Hiện tượng ho khan ở trẻ nhỏ là tình trạng ho nhưng không có chất nhầy (hay còn gọi là đờm) hoặc có nhưng ít.

Ho khan là tình trạng ho nhưng có ít hoặc không chất nhầy (đờm)
Ho khan là tình trạng ho nhưng có ít hoặc không chất nhầy (đờm)

Ho khan thường do virus cảm cúm gây ra. Khi virus xâm nhập vào cơ thể nó sẽ kích thích dây thần kinh bên trong họng. Từ đó gây ra phản ứng ho không có đờm.

Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm cả người già, trẻ nhỏ, nam hoặc nữ giới. Tuy nhiên trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường dễ bị mắc ho khan nhất.

Vì sao trẻ ho khan? Nguyên nhân

Ho khan trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân chính xác nhất gây ra ho khan ở trẻ nhỏ là do:

Trẻ bị ho khan do nhiễm virus

Đây là nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ em ho khan. Virus lợi dụng lúc cơ thể trẻ yếu xâm nhập và gây nên bệnh. 

Ho khan ở trẻ sơ sinh do chảy dịch mũi sau

Bé bị chảy dịch mũi sau cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị ho khan. Khi một lượng chất nhầy dư thừa trong khoang mũi bị trào ra và đi xuống phía dưới cổ họng sẽ gây nên hiện tượng kích ứng dây thần kinh phía sau của cổ họng, dẫn đến ho. Lúc này sẽ có hiện tượng trẻ ho khan có đờm hoặc không có đờm.

Bé bị ho khan do ô nhiễm không khí

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ho khan ở trẻ nhỏ phổ biến. Thực tế, tình trạng ô nhiễm không khí đang rất nghiêm trọng ở Việt Nam, đặc biệt là các thành phố lớn. Khi trẻ hít phải khói bụi sẽ dẫn đến kích ứng cổ họng. Từ đó dẫn đến ho thành tiếng nhưng không có đờm.

Bé ho khan do mắc bệnh đường hô hấp

Một số bệnh ở đường hô hấp như viêm phế quản, đau họng, hen suyễn, viêm phổi… cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị ho khan. Khi mắc các bệnh lý này, ho chính là cơ chế để tống chất nhầy hoặc đờm ra bên ngoài.

Triệu chứng bé ho khan

Tình trạng bé ho khan ban đêm sẽ diễn ra nhiều hơn và rõ hơn. Theo nghiên cứu, ở tư thế nằm, các chất nhầy sẽ bám ở mặt sau của cổ họng. Khi đó, trẻ sẽ có xu hướng nuốt chất nhầy đó vào bên trong chứ không nhổ ra ngoài như khi ngồi hay đứng. Đó là lý do vì sao khi ngủ trẻ bị ho nhiều và dữ dội hơn. Những cơn ho sẽ nói lên được phần nào tình trạng sức khỏe của bé. Giả sử ho có đờm sẽ khác với ho khan. Dưới đây là triệu chứng trẻ ho khan ngứa họng bạn cần nhận biết.

Trẻ bị ho khan kèm theo nhiều triệu chứng khác nhau
Trẻ bị ho khan kèm theo nhiều triệu chứng khác nhau
  • Bé bị ho khan từng cơn liên tục không dứt. Các cơn ho khiến bé đỏ mặt tía tai, chảy nước mắt, đau thắt bụng.
  • Hiện tượng trẻ ho khan không sốt là rất bình thường. Tuy nhiên, khi tình trạng bệnh ở mức độ nặng sẽ tiến nặng dẫn đến trẻ ho khan sốt.
  • Trẻ bị ho khan và sổ mũi, đây là tình trạng bệnh lý đi kèm và dễ nhận biết nhất.
  • Trẻ ho khan thở khò khè thường là triệu chứng của bệnh hen suyễn. Nếu gặp tình trạng này, cha mẹ cần đưa con đi khám ngay để sớm có biện pháp điều trị phù hợp.
  • Trẻ ho đờm khản tiếng hoặc ho khan nặng tiếng. Khi mới bị ho có thể trẻ sẽ bị khản tiếng. Tuy nhiên, nếu thời gian ho kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng nặng tiếng.
  • Ngoài ra, một trong những triệu chứng ho khan ở trẻ đó chính là hiện tượng ho gà. Đây là tình trạng bé bị ho và âm thanh phát ra kêu như tiếng rít do thiếu oxy, khó thở, tím tái. Nếu bé bị tình trạng này, cha mẹ cần hết sức lưu ý.

Trẻ sơ sinh ho khan có sao không?

Ho thực chất là một phản ứng tốt cho cơ thể nhằm bảo vệ, giúp tống chất nhầy hay siêu vi từ bên trong cơ thể ra ngoài. Nó cũng có thể là hành động giúp ngăn ngừa tình trạng viêm phổi. Một số người hiểu ho khiến bé bị viêm phổi là sai.

Thông thường, mỗi đợt ho sẽ kéo dài từ 10 – 14 ngày. Giai đoạn đầu bé ho khan và tần suất các cơn ho ít. Tuy nhiên, từ ngày thứ 5 – 6 trở đi, hệ niêm mạc trong đường thở (cổ họng, phế quản) sẽ tiết ra chất nhầy (đờm) để siêu vi được tống ra bên ngoài. Khi đó, cường độ ho sẽ tăng nhiều. Sau giai đoạn ho nhiều, dữ dội này, các cơn ho sẽ giảm dần.

Do đó, ho là tình trạng bệnh lý không gây nguy hiểm nên cha mẹ không nên quá lo lắng. Thậm chí, ho có thể là hoạt động giúp bảo vệ phổi.

Việc cha mẹ cho trẻ uống thuốc trị ho với mong muốn làm giảm tình trạng viêm phổi ở trẻ là sai lầm. Thực chất, thuốc trị ho chỉ có tác dụng giảm ho. Nhưng nếu tình ho giảm thì rất có thể tình trạng viêm phổi sẽ bắt đầu hình thành. Bởi những loại thuốc này không có tác dụng diệt virus.

Đây cũng là lí do vì sao Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã ban hành lệnh cấm cho bé dưới 4 tuổi uống thuốc ho mà không theo đơn của bác sĩ. Bởi có rất nhiều loại thuốc khi uống vào làm tăng nguy cơ suy hô hấp của bé. Ví dụ như thuốc kháng histamine, pseudoephedrine…

Khi thấy trẻ bị ho khan, cha mẹ nên quan sát diễn tiến bệnh như thế nào. Nếu sau 2 tuần tình trạng ho của bé không giảm, hãy cho bé uống kháng sinh hoặc đưa đến bệnh viện.

Trẻ sơ sinh bị ho khan phải làm sao?

Trẻ bị ho khan là một trong những triệu chứng thường gặp và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bệnh để lâu không điều trị có thể trở nặng và làm sức khỏe của bé bị giảm sút nghiêm trọng. Đặc biệt nó có thể dẫn đến bệnh mãn tính, khó điều trị dứt điểm. Do đó, khi trẻ ho khan sổ mũi cha mẹ cần áp dụng một số biện pháp sau để điều trị.

Bé ho khan không sốt và mẹo chữa bằng dân gian

Với những trường hợp bệnh nhẹ, mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian sau để giảm tình trạng ho cho con.

Tỏi chữa ho khan cho bé được nhiều người áp dụng
Tỏi chữa ho khan cho bé được nhiều người áp dụng

Bổ sung tỏi vào thực đơn cho bé

Đây là bí kíp cực kì hiệu quả giúp giảm ho khan cho bé. Tỏi là một trong những thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt nó có thể chống lại virus gây bệnh. Cho nên, cha mẹ hay sử dụng tỏi nhiều hơn trong thực đơn hàng ngày của bé.

Cho tỏi vào chế biến cùng các món ăn giúp gia tăng hương vị, vừa giúp giảm ho.

Mật ong trị ho khan

Khi trẻ ho khan khản tiếng hoặc trẻ ho khan khi ngủ, mẹ có thể dùng mật ong để giúp con đỡ ho và có giấc ngủ ngon hơn.

Mật ong là một trong những nguyên liệu từ thiên nhiên với tác dụng thông khí, giúp giảm ho. Theo đó, khi con bị ho, mẹ có thể lấy một thìa mật ong cho bé ngậm. Điều này sẽ giúp làm giảm các cơn ho nhanh chóng. Tuy nhiên, cha mẹ chú ý không nên cho bé dưới 1 tuổi ngậm mật ong vì trong đó chứa các bào tử vi khuẩn botulinum gây ngộ độc.

Trẻ bị ho khan dùng thuốc chữa bệnh

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, trẻ dưới 3 tuổi nên hạn chế dùng thuốc kháng sinh để chữa ho. Tuy nhiên, nếu trẻ bị ho khan và sốt cha mẹ có thể cho bé uống thuốc kháng sinh hoặc kháng viêm theo đơn của bác sĩ. Hai loại thuốc được sử dụng chữa ho khan cho bé hiệu quả mà an toàn được khuyên dùng đó là:

Khi bé bị ho hãy cho bé uống siro ho
Khi bé bị ho hãy cho bé uống siro ho

Thuốc Acetylcysteine chữa ho khan

Acetylcysteine là thuốc kháng sinh có tác dụng long đờm. Cơ chế hoạt động là: Thuốc đi vào khí quản – làm lỏng độ đặc quánh của đờm – tống ra ngoài dễ dàng khi trẻ ho.

Acetylcysteine được bào chế dưới hai dạng viên nang và dạng bột. Tùy vào độ tuổi và mức độ bện mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc với liều lượng khác nhau. Ngoài ra, thuốc không được sử dụng cho trẻ bị hen suyễn hoặc người có tiền sử hen suyễn.

Giảm ho khan ở trẻ bằng thuốc Carbocistein

Carbocistein là thuốc kháng sinh được chỉ định dùng cho những bé bị rối loạn đường hô hấp hoặc trẻ bị ho khan có đờm. Thuốc này có thể sử dụng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Carbocistein bào chế dưới dạng viên nén (thường cho người lớn) và siro (cho trẻ nhỏ). Các bậc phụ huynh nên cho bé dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ hoặc theo hướng dẫn ghi trên bao bì sản phẩm.

Đông y trị trẻ ho khàn giọng

Ngoài các biện pháp trên tình trạng trẻ bị ho khan và nôn trớ có thể áp dụng các bài thuốc từ Đông y chữa bệnh. Các bài thuốc này sử dụng nguyên liệu là thảo dược tự nhiên, vừa tốt cho sức khỏe, vừa trị ho hiệu quả.

Đông y trị ho cũng là cách được nhiều người áp dụng cho bé
Đông y trị ho cũng là cách được nhiều người áp dụng cho bé

Bài thuốc từ cam thảo

Vị cam thảo ngọt dễ uống, kết hợp với trần bì, mơ muối sẽ giúp trị ho hiệu quả.

Theo đó, người bệnh lấy các nguyên liệu gồm cam thảo, hồng bì, bạch thược, muối mơ, trần bì… phơi khô. Sau đó, cho vào ấm đun với 400ml nước. Đun thuốc cho đến khi cạn chỉ còn khoảng 200ml thì dừng lại. Cho trẻ uống thuốc này 2 lần mỗi ngày. Sau 1 – 2 tuần tình trạng ho khan sẽ giảm.

Bài thuốc từ vỏ quế

Vỏ quế là một trong những dược liệu được dùng phổ biến trong Đông y. Với bài thuốc này, nó không chỉ giúp giảm ho mà còn điều trị cảm lạnh, hạ sốt, giảm đau mỏi người, giảm đờm và loại bỏ tình trạng khản tiếng.

Theo đó, cha mẹ hãy lấy các nguyên liệu gồm tục huyền, vỏ quế, cát cánh, xương bồ… rửa sạch và đun với 3 bát nước trong khoảng 1 tiếng. Đun đến khi nước cạn chỉ còn khoảng 1 bát thì tắt bếp. Chia nước thuốc làm 3 phần và cho bé uống vào các buổi sáng, trưa, tối.

  •  

Trẻ bị ho khan và cách phòng tránh

Hiện tượng ho khan khi ngủ hoặc ho khan cả ngày sẽ khiến trẻ bị mệt mỏi, kém ăn, nôn trớ. Cho nên, cha mẹ cần áp dụng những biện pháp phòng tránh từ sớm để con luôn được khỏe mạnh.

  • Cho bé uống đủ nước mỗi ngày. Nước không chỉ cấp ẩm mà còn giúp làm dịu cơn đau ngứa rát cổ họng.
  • Giữ ẩm vùng mũi họng của bé bằng cách sử dụng phòng tắm hơi hoặc dùng máy xông.
  • Cha mẹ nên vệ sinh mũi họng cho bé thường xuyên. Bố mẹ nên sử dụng muối Natri clorid 0,9% để rửa mũi họng cho con.
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho bé để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời ngăn ngừa virus xâm nhập và gây bệnh cho bé.
  • Giữ ấm cho cơ thể con, đặc biệt là vào mùa lạnh.
  • Nếu tình trạng ho kéo dài kèm hiện tượng sốt, co giật, cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện sớm để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị.

Tất cả những thông tin trẻ bị ho khan trên đây đều có thể sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh lý này. Khi bé bị ho, cha mẹ không nên quá lo lắng, thay vào đó hãy bình tĩnh, chờ xem phản ứng của bé để có những biện pháp chữa trị phù hợp nhất.

Array
Câu hỏi thường gặp
Ho kéo dài uống thuốc không khỏi là mắc bệnh gì? Cách xử lý

Nội dung chínhTrẻ bị ho khan là gì?Vì sao trẻ ho khan? Nguyên nhânTrẻ bị ho khan do nhiễm virusHo khan ở trẻ sơ sinh do chảy dịch mũi sauBé bị ho khan do ô nhiễm không khíBé ho khan do mắc bệnh đường hô hấpTriệu chứng bé ho khanTrẻ sơ sinh ho khan có […]

Xem chi tiết
Bà bầu ho mọc tóc ở tháng thứ mấy và cách điều trị hiệu quả

Nội dung chínhTrẻ bị ho khan là gì?Vì sao trẻ ho khan? Nguyên nhânTrẻ bị ho khan do nhiễm virusHo khan ở trẻ sơ sinh do chảy dịch mũi sauBé bị ho khan do ô nhiễm không khíBé ho khan do mắc bệnh đường hô hấpTriệu chứng bé ho khanTrẻ sơ sinh ho khan có […]

Xem chi tiết
Bà bầu bị ho có tiêm phòng uốn ván được không và nên tiêm ở tháng thứ mấy?

Nội dung chínhTrẻ bị ho khan là gì?Vì sao trẻ ho khan? Nguyên nhânTrẻ bị ho khan do nhiễm virusHo khan ở trẻ sơ sinh do chảy dịch mũi sauBé bị ho khan do ô nhiễm không khíBé ho khan do mắc bệnh đường hô hấpTriệu chứng bé ho khanTrẻ sơ sinh ho khan có […]

Xem chi tiết
Bà bầu bị ho khám ở đâu tốt nhất? Top 6 địa chỉ uy tín hàng đầu

Nội dung chínhTrẻ bị ho khan là gì?Vì sao trẻ ho khan? Nguyên nhânTrẻ bị ho khan do nhiễm virusHo khan ở trẻ sơ sinh do chảy dịch mũi sauBé bị ho khan do ô nhiễm không khíBé ho khan do mắc bệnh đường hô hấpTriệu chứng bé ho khanTrẻ sơ sinh ho khan có […]

Xem chi tiết
Trẻ bị ho có tiêm phòng được không? Chuyên gia giải đáp cụ thể

Nội dung chínhTrẻ bị ho khan là gì?Vì sao trẻ ho khan? Nguyên nhânTrẻ bị ho khan do nhiễm virusHo khan ở trẻ sơ sinh do chảy dịch mũi sauBé bị ho khan do ô nhiễm không khíBé ho khan do mắc bệnh đường hô hấpTriệu chứng bé ho khanTrẻ sơ sinh ho khan có […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?