Nội soi bàng quang: Những điều bạn cần biết và lưu ý (Chi tiết)

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận – Tiết Niệu – MậtGiám đốc Chuyên Môn tại Phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Nội soi bàng quang là phương pháp đang được nhiều bệnh viện áp dụng, nhằm chẩn đoán và điều trị các bệnh về đường tiết niệu. Vậy cần nội soi bàng quang khi nào? Có nguy hiểm không?

Nội soi bàng quang là gì? Khi nào cần kiểm tra

Nội soi bàng quang có tên gọi tiếng Anh là Cystoscopy. Đây là thủ thuật được ứng dụng phổ biến trong việc chẩn đoán cũng như điều trị các bệnh về đường tiết niệu.

Phương pháp này giúp bác sĩ có thể quan sát cụ thể bên trong của bàng quang và niệu đạo thông qua ống soi bàng quang. Thủ thuật này cũng giúp bác sĩ quan sát được những bộ phận mà chụp X quang không thấy rõ.

Nội soi bàng quang giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh về đường tiết niệu
Nội soi bàng quang giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh về đường tiết niệu

Người bệnh được chỉ định nội soi bàng quang khi:

  • Nếu bạn tiểu ra máu nhiều lần, tiểu máu vi thể (khi phân tích nước tiểu, cặn lắng nước tiểu phát hiện máu), tiểu máu đại thể (có máu trong nước tiểu và mắt thường có thể nhìn thấy) bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn thực hiện thủ thuật này.
  • Tiểu không kiểm soát.
  • Chẩn đoán và điều trị viêm bàng quang kẽ.
  • Trào ngược bàng quang, niệu quản, nang niệu quản.
  • Tiểu khó, kích thích đi tiểu.
  • Tiểu buốt, tiểu đau.
  • Xuất tinh ra máu.
  • Sỏi trong bàng quang.
  • Nghi ngờ bị lao niệu – sinh dục.
  • Rò bàng quang, âm đạo.
  • Rò bàng quang, ruột.
  • Tầm soát, kiểm tra khối u ở vùng chậu.
  • Chấn thương bàng quang.
  • Theo dõi sau khi điều trị bướu bàng quang thể nông.
  • Bàng quang tăng hoạt, bàng quang hỗn loạn thần kinh.
  • Phẫu thuật mở rộng bàng quang…

Ngoài việc chẩn đoán bệnh, bác sĩ có thể áp dụng phương pháp nội soi bàng quang để thể thực hiện một số loại phẫu thuật như:

  • Cắt khối u bàng quang: Ống nội soi đi vào bàng quang, kết hợp với các dụng cụ phẫu thuật khác cắt bỏ các khối u.
  • Cắt polyp bàng quang: Sử dụng phương pháp này bác sĩ có thể quan sát và dễ dàng cắt bỏ polyp có trong niêm mạc bàng quang.
  • Loại bỏ dị vật hoặc sỏi có trong bàng quang: Các bác sĩ có thể thông qua nội soi bàng quang để tán sỏi. Cụ thể thông qua đường niệu đạo, ống nội soi đi vào bàng quang và lấy đi những dị vật, hoặc sỏi. Nếu sỏi ở vị trí khó lấy hơn như niệu quản cũng có thể áp dụng phương pháp này.
  • Chữa u xơ, viêm tiền liệt tuyến: Ống nội soi đi vào từ đường niệu đạo cùng với sự can thiệp của các dụng cụ phẫu thuật chuyên biệt sẽ cắt bỏ những mô tiền liệt tuyến.
  • Đặt ống thông tiểu: Ống thông tiểu này giúp nước tiểu của người bệnh dễ dàng lưu thông.

Tùy thuộc vào loại phẫu thuật mà thời gian thực hiện thủ thuật dài, ngắn khác nhau.

Cắt bỏ polyp bàng quang thông qua nội soi
Cắt bỏ polyp bàng quang thông qua nội soi

Các trường hợp chống chỉ định? Quy trình thực hiện

Có một số trường hợp chống chỉ định nội soi bàng quang. Cụ thể như:

  • Người bị viêm nhiễm bàng quang
  • Người bị viêm niệu đạo cấp
  • Người bị rối loạn đông máu
  • Người bị viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn cấp
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu, có dấu hiệu bị sốt
  • Người bị viêm tuyến tiền liệt cấp

Nội soi bàng quang có 2 loại: Ống cứng và ống mềm.

  • Ông cứng: Ống cứng là loại ống có dạng thẳng và làm bằng kim loại mỏng. Loại ống này chuyên dùng trong phẫu thuật, ống giúp đưa các dụng cụ vào bên trong bàng quang để lấy mẫu mô xét nghiệm, hoặc thực hiện điều trị một số bệnh.
  • Ống mềm: Ống nội soi là loại ống dẻo và mỏng. Loại ống này chỉ dùng trong việc quan sát bên trong bàng quang.

Chuẩn bị

  • Người bệnh không được ăn uống vào đêm trước ngày thực hiện thủ thuật.
  • Bệnh nhân không cần nhịn ăn nếu thực hiện gây mê tại chỗ.
  • Lấy nước tiểu trước khi nội soi: Bác sĩ có thể chỉ định bạn xét nghiệm nước tiểu, vì vậy đừng vội đi vệ sinh vào buổi sáng.
  • Thuốc kháng sinh: Bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh cho bệnh nhân trước khi thực hiện kiểm tra.
  • Bệnh nhân nếu đang sử dụng các loại thuốc như aspirin, ibuprofen, warfarin cần thông báo ngay cho bác sĩ.
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ.
  • Nên có người thân đi cùng: Trong quá trình thủ thuật có thể gây tê hoặc gây mê, vì vậy bạn không thể lái xe, nên có người thân chở bạn về nhà sau khi nội soi.
Người bệnh không được ăn uống vào đêm trước ngày thực hiện nội soi bàng quang
Người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ trước và sau khi kiểm tra

Thực hiện

  • Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn phẫu thuật, và sẽ vệ sinh sạch sẽ bên ngoài niệu đạo, phần da xung quanh.
  • Tiếp đó, bác sĩ sẽ bôi gel vào lỗ niệu đạo và ống nội soi. Việc bôi gel giúp cho việc đưa ống nội soi vào niệu đạo được dễ dàng hơn. Trong gel có chứa thuốc gây tê làm tê vùng niệu đạo, từ đó giảm cảm giác đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân.
  • Bác sĩ đưa ống nội soi vào niệu đạo, từ từ hướng lên phía bàng quang. Trên ống nội soi có kênh phụ, qua đây bác sĩ sẽ truyền nước vô trùng vào niệu đạo. Mục đích là làm đầy bàng quang, giúp bác sĩ có thể quan sát niêm mạc của bàng quang dễ dàng hơn. Khi truyền nước vô trùng, bàng quang của bạn sẽ bị đầy, khi này bạn sẽ có cảm giác buồn tiểu. Nếu chỉ quan sát, thủ thuật này có thể diễn ra từ 5-10 phút.
  • Sau khi quan sát xong, bác sĩ từ từ rút ống nội soi ra khỏi niệu đạo, hoàn thành thủ thuật.

Lưu ý: Đây là quy trình nội soi bàng quang nhằm mục đích quan sát. Với trường hợp bệnh nhân phải thực hiện điều trị bệnh lý thì công đoạn, thời gian cũng sẽ lâu hơn. Với mục đích lấy mẫu mô sinh thiết, mẫu phẩm sau khi được lấy sẽ gửi đi xét nghiệm và có kết quả sau vài ngày.

Kết quả thủ thuật

Ngay khi ống nội soi đi vào cơ thể, bác sĩ sẽ nói cho bạn biết tình trạng bàng quang, niệu đạo của bạn. Riêng đối với trường hợp lấy sinh thiết, kết quả sẽ có sau vài giờ đồng hồ.

Vậy kết quả nội soi bàng quang thế nào là bình thường, và như thế nào được coi là bất thường?

Bình thường:

  • Nếu bàng quang, niệu đạo, niệu quản cho kết quả bình thường
  • Bàng quang không xuất hiện mô, hay bướu bất thường. Bàng quang không chảy máu, sưng tấy, và không bị kẹp.
Thủ thuật này giúp phát hiện sỏi trong bàng quang
Thủ thuật này giúp phát hiện sỏi trong bàng quang

Bất thường:

  • Xuất hiện khối u bàng quang. Khối u này có thể lành tính hoặc ác tính. Hoặc kết quả nội soi cho thấy xuất hiện bướu, sỏi, ung nhọt.
  • Thành bàng quang bị viêm nhiễm.
  • Niệu đạo hẹp và sưng tấy: Trường hợp này thể hiện bạn bị viêm nhiễm hoặc hở tuyến tiền liệt.
  • Ống tiết niệu có dấu hiệu bất thường.
  • Xệ xương chậu (chỉ xảy ra ở phụ nữ)

Khi thủ thuật cho kết quả có biểu hiện bất thường, người bệnh cần trao đổi ngay với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân, phương pháp điều trị.

Nội soi bàng quang có nguy hiểm không? Cần lưu ý gì?

Nội soi bàng quang là thủ thuật khá đơn giản, nhưng nó cũng tiềm ẩn nguy cơ biến chứng. Một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Nhiễm trùng
  • Bàng quang bị vỡ
  • Với trường hợp lấy sinh thiết, có thể gặp tình trạng chảy máu khu vực sinh thiết. Trường hợp này khi đi tiểu bạn có thể thấy máu.
  • Hạ natri máu.
  • Sốt và đau khi đi tiểu.

Việc thực hiện nội soi bàng quang khá đơn giản, vì vậy người bệnh có thể xuất viện về nhà ngay trong ngày.

Người bệnh nên bổ sung vitamin C
Người bệnh nên bổ sung vitamin C

Tuy nhiên bệnh nhân sau khi phẫu thuật cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Đau, chảy máu nơi ống nội soi đi vào.
  • Đau lưng hông.
  • Khi đi tiểu thấy nóng nhẹ.
  • Đi tiểu liên tục.
  • Sốt cao.
  • Ớn lạnh.

Khi thấy cơ thể có những biểu hiện này người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ để tìm cách chữa trị.

Ngoài ra, sau khi nội soi người bệnh nên:

  • Nghỉ ngơi: Bệnh nhân cần dành thời gian nghỉ ngơi sau khi nội soi.
  • Uống nhiều nước: Uống nước sẽ giúp loại bỏ thuốc gây tê còn sót trong cơ thể.
  • Với những người bị sỏi bàng quang nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa sau khi thực hiện thủ thuật.
  • Không lái xe, uống rượu bia sau khi phẫu thuật.
  • Với trường hợp lấy sinh thiết: Không được vận động nặng trong vòng 2 tuần.
  • Xin chỉ định của bác sĩ về thời gian có thể sinh hoạt tình dục trở lại.

Trên đây là những thông tin về nội soi bàng quang. Hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Ngoài ra cũng lưu ý, khi thực hiện thủ thuật này, bạn nên tuân thủ chính xác các yêu của bác sĩ đưa ra để đảm bảo thủ thuật đạt kết quả tốt nhất. Đồng thời tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Array
Câu hỏi thường gặp
Khám bệnh viêm đường tiết niệu ở đâu tốt nhất? TOP 7 địa chỉ uy tín

Nội dung chínhNội soi bàng quang là gì? Khi nào cần kiểm traCác trường hợp chống chỉ định? Quy trình thực hiệnChuẩn bịThực hiệnKết quả thủ thuậtNội soi bàng quang có nguy hiểm không? Cần lưu ý gì? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn […]

Xem chi tiết
Sỏi mật có nguy hiểm không? Những biến chứng nguy hiểm?

Nội dung chínhNội soi bàng quang là gì? Khi nào cần kiểm traCác trường hợp chống chỉ định? Quy trình thực hiệnChuẩn bịThực hiệnKết quả thủ thuậtNội soi bàng quang có nguy hiểm không? Cần lưu ý gì? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn […]

Xem chi tiết
Tiểu buốt có tự hết được không? Lưu ý người bệnh tiểu buốt cần ghi nhớ

Nội dung chínhNội soi bàng quang là gì? Khi nào cần kiểm traCác trường hợp chống chỉ định? Quy trình thực hiệnChuẩn bịThực hiệnKết quả thủ thuậtNội soi bàng quang có nguy hiểm không? Cần lưu ý gì? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn […]

Xem chi tiết
Viêm đường tiết niệu bao lâu thì khỏi? Cách điều trị tốt nhất

Nội dung chínhNội soi bàng quang là gì? Khi nào cần kiểm traCác trường hợp chống chỉ định? Quy trình thực hiệnChuẩn bịThực hiệnKết quả thủ thuậtNội soi bàng quang có nguy hiểm không? Cần lưu ý gì? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn […]

Xem chi tiết
Mổ sỏi túi mật ở bệnh viện nào tốt nhất: TOP địa chỉ uy tín

Nội dung chínhNội soi bàng quang là gì? Khi nào cần kiểm traCác trường hợp chống chỉ định? Quy trình thực hiệnChuẩn bịThực hiệnKết quả thủ thuậtNội soi bàng quang có nguy hiểm không? Cần lưu ý gì? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?