Phác đồ điều trị sỏi túi mật – Lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa
Sỏi túi mật nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến cơ thể mắc phải một số bệnh về hệ bài tiết như viêm nhiễm khuẩn đường mật, hoại tử túi mật, áp xe đường mật,.. Chính vì vậy, ngay từ khi có dấu hiệu bệnh, người bệnh cần áp dụng phác đồ điều trị sỏi túi mật để điều trị và ngăn chặn nguy cơ biến chứng nặng.
Sỏi túi mật có chữa được không?
Sỏi túi mật được hình thành do một số nguyên nhân tác động khiến túi mật xuất hiện những viên rắn chứa cholesterol và các chất khác. Sỏi có kích thước lớn hoặc nhỏ và có cả ở thể rắn hoặc mềm. Sỏi trong túi mật khiến quá trình sản xuất dịch mật gặp bất thường, xuất hiện tình trạng ứ trệ dịch mật kéo dài. Lâu ngày dẫn đến viêm đường mật và nhiễm trùng dịch mật, ngoài ra, yếu tố cơ địa cũng là một trong những nguyên nhân chính gây sỏi.
Sỏi túi mật CÓ THỂ CHỮA KHỎI HOÀN TOÀN nếu phát hiện và điều trị bệnh ngay từ khi bệnh còn ở thể nhẹ. Nếu sỏi có kích thước lớn hơn 5mm việc điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Khi đó, người bệnh thường xuất hiện cơn đau quặn mật vùng hạ sườn phải, vàng da, có biểu hiện sốt. Kèm theo đó là những vấn đề về tiêu hóa như: Đầy trướng bụng, chậm tiêu, chán ăn, buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi.
Nếu triệu chứng sỏi túi mật xuất hiện thường xuyên và với cường độ cao là khi bệnh bước vào giai đoạn nặng RẤT KHÓ CHỮA KHỎI. Bên cạnh đó, người bệnh có nguy cơ gặp biến chứng cấp tính nguy hiểm như: Viêm đường mật, viêm túi mật cấp, áp xe đường mật, viêm tụy, polyp túi mật,…
Phác đồ điều trị sỏi túi mật bộ y tế
Sau khi thăm khám, bác sĩ xác định nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh cụ thể của từng bệnh nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Người bệnh có thể được chỉ định áp dụng một số phác đồ sau:
Phác đồ điều trị sỏi túi mật thể nhẹ
Ở giai đoạn đầu, tình trạng bệnh còn nhẹ, kích thước sỏi chưa lớn, sỏi chưa ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Đây là giai đoạn các triệu chứng sỏi túi mật không rõ ràng nên rất khó phát hiện.
Trong giai đoạn này, nếu người bệnh phát hiện sớm có thể chữa khỏi đơn giản bằng cách điều trị nội khoa. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc làm tan sỏi như sau:
Thuốc tan sỏi dùng đường uống:
Sử dụng các loại thuốc như: Urodeoxycholic acid (Actigall) và chenodeoxycholic acid (Chenodal). Đây là các loại thuốc có tác dụng bào mòn sỏi cholesterol từ từ bằng cách hòa tan lượng cholesterol trong dịch mật và ức chế quá trình sản xuất, hấp thu cholesterol.
Đây là các loại thuốc có thể sử dụng trong thời gian dài, tuy nhiên:
- Thuốc chỉ có tác dụng với sỏi có kích thước < 2cm, sỏi chưa bị canxi hóa.
- Khi sử dụng có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, táo bón, nguy hiểm hơn là viêm gan, viêm loét dạ dày – tá tràng.
- Nguy cơ tái phát sỏi cao do thuốc không giải quyết được tận gốc nguyên nhân gây bệnh.
- Thuốc có chứa một số thành phần không tốt cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Thuốc tan sỏi dùng đường tiêm:
Đây là biện pháp sử dụng methyl tert-butyl ether (MTBE) tiêm trực tiếp vào túi mật để hòa tan sỏi. Đây là giải pháp giúp nhanh chóng làm tan sỏi trong vòng 5-12 giờ, tuy nhiên có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Bên cạnh đó thủ tục thực hiện khó khăn, đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn cao nên phương pháp này hiện nay ít được áp dụng.
Phác đồ điều trị sỏi túi mật thể nặng
Căn cứ vào kích thước sỏi cũng như tình trạng khẩn cấp của bệnh mà bác sĩ chỉ định sử dụng một trong hai phác đồ sau:
Phác đồ điều trị nội khoa:
Giai đoạn sỏi túi mật nặng, thường có kích thước sỏi lớn hơn 5mm và các triệu chứng bệnh rõ ràng. Các cơn đau thắt thường xuyên xuất hiện, người bệnh có dấu hiệu sốt, vàng da, chán ăn, đầy hơi, khó tiêu,… Nếu bệnh chưa xuất hiện các biến chứng nguy hiểm, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc điều trị sau:
Thuốc giảm đau:
- Sử dụng thuốc giảm đau có tác dụng hướng cơ: Nhóm thuốc này có tác dụng huỷ các co thắt sinh ra do chất trung gian hóa học acetylcholin (kháng cholinergic), giúp giảm đau. Các loại thuốc thường dùng như alverin và atropin.
- Papaverin giúp chống co thắt cơ trơn: Có tác dụng ức chế phosphoryl hóa (do oxy hóa) và cản trở co cơ do calci giúp giảm đau hiệu quả.
- Visceralgin chống co thắt cơ trơn: Đây là loại thuốc có tác dụng làm giảm đau bước đầu, giúp giảm nhanh các cơn đau co thắt do sỏi túi mật.
Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này được sử dụng để làm giảm tình trạng nhiễm khuẩn, tiêu biểu như kháng sinh aminosid và quinolon.
Thuốc chống viêm: Người bệnh thường được chỉ định dùng alpha chymostrypsin giúp giảm viêm, ngăn ngừa biến chứng bệnh.
Phác đồ điều trị sỏi túi mật ngoại khoa:
Trong trường hợp các cơ đau do sỏi túi mật kéo dài, xuất hiện thường xuyên và có dấu hiệu biến chứng bệnh, khi đó người bệnh cần điều trị bằng ngoại khoa. Tùy tình trạng bệnh nguy cấp hay không và cơ địa của người bệnh, bác sĩ chỉ định một số phương pháp phẫu thuật sau:
- Tán sỏi bằng sóng siêu âm.
- Phẫu thuật tán sỏi nội soi.
- Phẫu thuật cắt túi mật
Các phương pháp điều trị ngoại khoa giúp mang lại kết quả nhanh, giảm nguy cơ gây biến chứng bệnh. Tuy nhiên, phác đồ ngoại khoa này chỉ được bác sĩ chỉ định khi các phác đồ nội khoa không đạt hiệu quả và tình trạng bệnh ở giai đoạn nguy cấp. Vì đây là các phương pháp gây tốn kém chi phí, thời gian hồi phục sau phẫu thuật lâu và vẫn có nguy cơ tái sỏi.
Một số cách chữa sỏi túi mật tại nhà
Bên cạnh các phác đồ điều trị sỏi túi mật Tây y, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc nam trị sỏi túi mật tại nhà. Một số cách điều trị được nhiều bệnh nhân áp dụng và có hiệu quả cao như:
Hoa đu đủ đực – Bài thuốc quý trị sỏi túi mật:
Hoa đu đủ đực được xem như một loại thảo dược giúp chữa bệnh sỏi túi mật rất hiệu quả. Cách thực hiện:
- Lấy 300g hoa đu đủ đực tươi đem rửa sạch và cho vào nồi sắc cùng 4 chén nước, đun đến khi còn một chén để uống.
- Mỗi ngày uống nước sắc một lần, kiên trì uống từ 5 – 7 ngày người bệnh sẽ cảm nhận được hiệu quả của bài thuốc.
Lưu ý khi sử dụng bài thuốc chữa sỏi túi mật từ hoa đu đủ đực:
- Hoa đu đủ không gây nguy hiểm cho cơ thể, tuy nhiên, người bệnh không nên ăn quá nhiều vì có thể gây ra tình trạng vàng da.
- Phụ nữ mang thai không nên sử dụng vì chất papain có trong hoa đu đủ có chứa độc tố ảnh hưởng đến thai nhi khiến nguy cơ sảy thai rất cao.
Quả sung – Cách chữa sỏi túi mật đơn giản ngay tại nhà:
Quả sung có chứa rất nhiều hoạt chất tốt cho quá trình điều trị sỏi túi mật. Cách thực hiện như sau:
- Chọn những quả sung bánh tẻ, rồi đem thái miếng hoặc đập dập.
- Sau đó, đem quả sung đi phơi khô, sao vàng rồi hạ thổ.
- Dùng quả sung sắc nước uống hàng ngày, mỗi lần dùng 200g sung khô sắc cùng 4 bát nước, sắc lửa nhỏ đến khi còn 1 bát thì sử dụng.
- Dùng nước quả sung uống hàng ngày sau mỗi bữa ăn. Kiên trì sử dụng từ 2 – 3 tháng giúp loại nhanh các triệu chứng sỏi túi mật.
Sử dụng bột nghệ và mật ong:
Nghệ có chứa curcumin đây là chất có tác dụng lợi mật, kiểm soát và cải thiện chất lượng của dịch mật. Mật ong có đặc tính sát trùng, chống viêm giúp ngăn ngừa sự phát triển tình trạng viêm, giảm đau nhanh chóng.
Cách sử dụng nghệ và mật ong chữa sỏi túi mật tại nhà đơn giản như sau:
- Chuẩn bị: 15ml mật ong nguyên chất và 5g bột nghệ.
- Đem trộn đều mật ong với bột nghệ, sau đó ngậm nuốt trực tiếp. Hoặc có thể đem mật ong và bột nghệ pha với 1 cốc nước ấm uống hàng ngày.
- Người bệnh nên kiên trì sử dụng cách trị bệnh này hàng ngày để giúp giảm nhanh tình trạng bệnh.
Sử dụng thuốc Nam chữa sỏi túi mật có cách sử dụng đơn giản, an toàn, không gây tác dụng phụ nên có thể áp dụng hàng ngày. Bên cạnh đó, các cách trị bệnh này có thể kết hợp với phác đồ điều trị sỏi túi mật Tây y để điều trị bệnh đạt hiệu quả nhanh hơn. Tuy nhiên, trước khi kết hợp sử dụng người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh gặp phải các biến chứng không mong muốn.
Lưu ý khi áp dụng phác đồ điều trị sỏi túi mật
Một số lưu ý giúp rút ngắn thời gian điều trị sỏi túi mật và giúp bệnh nhanh khỏi bạn nên kết hợp thực hiện cùng với phác đồ điều trị sỏi túi mật hàng ngày là:
- Áp dụng đúng theo phác đồ điều trị sỏi túi mật do bác sĩ đưa ra. Không nên tự ý mua và sử dụng các loại thuốc uống mà chưa tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị.
- Có chế độ ăn uống hợp lý: Người bệnh nên ăn nhiều rau củ quả chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể. Hạn chế sử dụng các chất kích thích hoặc đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, đồ mặn,…
- Không nên bỏ bữa đặc biệt là bữa sáng vì có thể làm gia tăng tình trạng bệnh cơ sỏi mật.
- Nên uống nhiều nước để giúp giảm kích thước sỏi, thanh lọc và loại bỏ các chất có hại ra khỏi cơ thể. Người bệnh có thể sử dụng nước ép rau củ để uống thay nước lọc hàng ngày.
- Duy trì tốt cân nặng, tránh trường hợp tăng cân hoặc giảm cân quá nhanh. Bên cạnh đó, tình trạng béo phì và thừa cân làm tăng nguy cơ sỏi mật. Vì vậy bạn nên giữ cho mình vóc dáng cân đối nhất bằng cách ăn uống hợp lý và tập luyện hàng ngày.
- Tăng cường vận động bằng cách tập thể dục thể thao thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe, tăng đề kháng và giữ cho cơ thể có vóc dáng cân đối. Người bệnh nên dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày để luyện tập các bài tập như: Yoga, bơi lội, chạy bộ, đạp xe,…
- Cơ thể căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân khiến các triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt hợp lý và giữ cho tinh thần luôn thoải mái.
- Trong quá trình trị bệnh, người bệnh phải thường xuyên thăm khám và kiểm tra tình trạng sỏi. Nếu kích thước sỏi túi mật gia tăng hoặc xuất hiện biến chứng có thể đưa ra phương án giải quyết sớm.
Kiên trì thực hiện theo đúng phác đồ điều trị sỏi túi mật tình bệnh sẽ nhanh chóng suy giảm và ngăn chặn được các biến chứng bệnh. Đặc biệt trong quá trình điều trị, người bệnh nên kết hợp chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý giúp điều trị đạt kết quả cao và ngăn sỏi tái phát.