Tiểu buốt và đau lưng là dấu hiệu bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận – Tiết Niệu – MậtGiám đốc Chuyên Môn tại Phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Tiểu buốt và đau lưng có thể là triệu chứng thông thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, khi tiểu buốt đau lưng xảy ra trong một thời gian dài, bạn cần đến các cơ sở y tế thăm khám, tránh bệnh diễn biến nặng hơn. 

Tiểu buốt và đau lưng là như thế nào? Cảnh báo bệnh gì? 

Tiểu buốt và đau lưng là tình trạng mà người bệnh không nên chủ quan. Theo đó mỗi khi đi tiểu bạn sẽ cảm thấy nóng buốt, rát kèm theo đó là hiện tượng đau nhức lưng. Các triệu chứng này có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm và cần điều trị ngay lập tức. 

Đau lưng và tiểu buốt là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm
Đau lưng và tiểu buốt là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm

Dưới đây là một số bệnh lý gây ra hiện tượng tiểu buốt và đau thắt lưng:

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là căn bệnh do vi khuẩn E Coli gây ra. Đây là một loại vi khuẩn tồn tại trong ruột và làm tổn thương lớp niêm mạc. Căn bệnh này gây ra các triệu chứng như đau lưng, tiểu buốt, nước tiểu có mùi hôi, nước tiểu có màu nâu đục… Nếu không được kiểm soát tốt thì nhiễm trùng sẽ lan rộng đến thận và các bộ phận khác trong cơ thể.

Viêm bàng quang

Vi khuẩn tấn công vào cơ thể, gây ra tình trạng viêm nhiễm niệu đạo. Bệnh sẽ lan đến bàng quang khiến người bệnh bị đau tức bụng dưới, tiểu buốt, tiểu rắt. Một số trường hợp, bệnh nhân còn cảm thấy đau lưng âm ỉ. 

Viêm tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt là một bệnh lý phổ biến thường gặp ở nam giới. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn tấn công vào tuyến tiền liệt dẫn đến tình trạng sưng, viêm. Triệu chứng điển hình của căn bệnh này là đau lưng, tiểu buốt, nóng rát mỗi khi đi tiểu, đi tiểu nhiều vào ban đêm. 

Viêm tuyến tiền liệt là bệnh nguy hiểm, gây nhiễm trùng toàn thân nếu không điều trị kịp thời. Đặc biệt, bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý và sinh sản của nam giới. Bệnh sẽ làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn ở phái mạnh.

Viêm âm đạo ở phụ nữ

Tiểu buốt đau lưng ở nữ giới có thể cảnh báo bệnh viêm âm đạo. Âm đạo là cơ quan rất dễ bị nhiễm khuẩn. Thông thường, viêm âm đạo có những biểu hiện đặc trưng như đau rát khi quan hệ, âm đạo có mùi lạ. Khi bị viêm âm đạo nặng, người bệnh có cảm giác đau tức bụng dưới, đau lưng và muốn đi tiểu nhiều lần. 

Sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu là tình trạng các tinh thể kết tinh ở đường tiết niệu và hình thành sỏi. Căn bệnh này sẽ gây tắc đường tiểu, đau nhức dọc vùng hông, khó tiểu, tiểu buốt. Ở một số người bệnh, cơ thể có kèm theo triệu chứng ớn lạnh, sốt cao.

Bệnh thận yếu

Thận là cơ quan có tác dụng lọc máu và đào thải chất cặn bã ra ngoài bằng đường tiểu. Khi thận bị tổn thương, chức năng thận sẽ bị suy yếu. Căn bệnh này sẽ gây đau nhức lưng thường xuyên kèm theo triệu chứng tiểu buốt, thường xuyên đi tiểu. Bệnh thận yếu sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời.

Nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng huyết là một bệnh lý gây ra triệu chứng tiểu buốt và đau lưng. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn Escherichia Coli. Vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào cơ thể gây ra tình trạng nhiễm trùng đường tiểu dưới. Nếu không điều trị sớm thì bệnh sẽ gây ra nhiễm trùng thận.

Bệnh nhiễm trùng thận nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng huyết. Ngoài triệu chứng đau lưng và tiểu buốt, bệnh còn có các biểu hiện như sốt cao, nước tiểu có mùi, chóng mặt, đi tiểu nhiều…

Viêm mào tinh hoàn

Mào tinh hoàn là một bộ phận nhỏ dạng ống nằm phía sau tinh hoàn. Viêm mào tinh hoàn xảy ra do chấn thương hoặc nhiễm trùng. Đau và sưng mào tinh hoàn là hai triệu chứng phổ biến của bệnh. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng đi kèm như đau khi đi tiểu, đau xương chậu, đau lưng…

Ung thư bàng quang

Tiểu buốt đau thắt lưng có thể là triệu chứng của bệnh ung thư bàng quang. Nếu không được kiểm soát tốt, khối u sẽ lan rộng và di căn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Ngoài triệu chứng trên, người bệnh có thể gặp phải các biểu hiện đi kèm như thường xuyên di tiểu, có lẫn máu trong nước tiểu, khó tiểu…

Tiểu buốt và đau lưng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư nguy hiểm
Tiểu buốt và đau lưng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư nguy hiểm

Ngoài ra, tiểu buốt và đau lưng còn có thể do các bệnh lý sau đây gây ra:

  • Bệnh ung thư tử cung hoặc ung thư buồng trứng ở nữ giới.
  • Bệnh viêm bể thận, áp xe vùng chậu. 
  • Bệnh ung thư xương chậu và tổn thương niệu quản.
  • Bệnh sa tử cung. 

Nguyên nhân thông thường gây tiểu buốt và đau lưng

Ngoài nguyên nhân do bệnh lý, bệnh tiểu buốt và đau lưng có thể xảy ra do các nguyên nhân thông thường. Theo các chuyên gia, đau lưng và tiểu buốt có thể xảy ra do:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Uống các loại thuốc kháng sinh lâu dài có thể là nguyên nhân khiến người bệnh bị đau lưng và đái buốt. Tình trạng này sẽ chấm dứt nếu người bệnh ngưng sử dụng thuốc.
  • Quan hệ tình dục thô bạo: Quan hệ tình dục thô bạo sẽ gây tổn thương đường tiết niệu và bàng quang. Đồng thời khiến cả nam giới và nữ giới bị đau nhức xương khớp, đặc biệt là đau lưng.
  • Vệ sinh không sạch sẽ: Cơ quan sinh dục không được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày cũng có thể gây ra tình trạng tiểu buốt, đau lưng.
  • Mang thai: Ở phụ nữ mang thai, bàng quang sẽ nằm sát tử cung. Sự phát triển của thai nhi có thể tác động đến bàng quang và niệu đạo. Từ đó khiến mẹ bầu bị nóng rát khi đi tiểu, tiểu buốt. Bên cạnh đó, thai nhi càng ngày càng lớn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng cột sống của người mẹ và gây ra tình trạng đau nhức lưng.
  • Dị ứng với chất thụt rửa, bôi trơn: Hóa chất trong xà phòng, chất tẩy rửa có thể khiến niệu đạo và đường tiết niệu bị kích ứng. Điều này gây ra các tình trạng bất thường khi đi tiểu. 

Tiểu buốt và đau lưng có nguy hiểm không?

Khi xuất hiện triệu chứng tiểu buốt và đau lưng kéo dài, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán bệnh. Nếu chủ quan và không thăm khám sớm, bệnh sẽ gây ra các biến chứng như sau:

  • Tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, sỏi bàng quang và đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
  • Tổn thương tuyến tiền liệt, âm đạo và làm tăng nguy cơ vô sinh.
  • Bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang, làm suy thận, nhiễm trùng huyết…
  • Ở phụ nữ mang thai, tiểu buốt và đau lưng thường xuyên có thể gây sinh non, thậm chí là sảy thai. 

Ngoài ra, bệnh còn ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Bệnh khiến cuộc sống sinh hoạt bị đảo lộn, người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi, uể oải và mất ngủ kéo dài. Tóm lại tiểu buốt và đau lưng là một căn bệnh NGUY HIỂM.

Phương pháp điều trị bệnh tiểu buốt và đau lưng

Bệnh đau lưng và tiểu buốt có thể được điều trị theo nhiều phương thức khác nhau tùy vào cơ địa, tình trạng bệnh của mỗi người. Dưới đây là một số biện pháp điều trị bệnh được áp dụng:

Biện pháp điều trị bằng thuốc Tây

Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị tiểu buốt và đau lưng phù hợp. Thuốc tân dược có tác dụng giảm đau nhức, cải thiện tình trạng tiểu buốt và phục hồi chức năng thận.

  • Tiểu buốt do nhiễm trùng: Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng sinh. Nếu tình trạng viêm nhiễm nhẹ, bệnh nhân chỉ cần uống thuốc trong thời gian ngắn. Nếu tình trạng viêm nhiễm phức tạp thì người bệnh có thể được chỉ định truyền kháng sinh theo đường tĩnh mạch trong thời gian dài.
  • Tiểu buốt và đau lưng do sỏi: Với trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc làm tan sỏi bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. 
  • Tiểu buốt và đau lưng liên quan đến đường tình dục: Nếu mắc bệnh liên quan đến đường tình dục thì bác sĩ sẽ yêu cầu kiêng quan hệ tình dục. Đồng thời sử dụng các loại thuốc đặc trị để ngăn ngừa bệnh tái phát. 
Bệnh đau lưng và tiểu buốt có thể được điều trị bằng thuốc Tây y
Bệnh đau lưng và tiểu buốt có thể được điều trị bằng thuốc Tây y

Ngoài ra, bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân sử dụng thêm một vài loại thuốc chống viêm, giảm đau hoặc thuốc chẹn alpha. 

Đối với tình trạng bị tiểu buốt và đau lưng do những nguyên nhân khác, bác sĩ cần có những xét nghiệm cụ thể, chẩn đoán đúng bệnh và kê toa các loại thuốc phù hợp. Cho dù mắc bệnh nặng hay nhẹ, người bệnh cũng cần phải uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. 

Đông y điều trị tiểu buốt và đau lưng

Theo ghi chép của y học cổ truyền, thận hư gây ra tình trạng tâm tỳ khí hư. Tình trạng này khiến bệnh nhân đi tiểu rắt, tiểu buốt kèm theo triệu chứng đau nhức lưng. Nguyên tắc điều trị chung của bài thuốc Đông y là tiêu viêm, giảm áp lực lên bàng quang và thanh lọc cơ thể.

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa đau lưng và tiểu buốt người bệnh có thể tham khảo:

  • Bài thuốc số 1: Ích trí nhân 15g, tang phiêu tiêu và hoài sơn mỗi vị 30g. Bạn sắc các nguyên liệu trên với 500ml nước. Chắt nước thuốc ra bát, chia thuốc thành 2 phần uống vào buổi sáng và tối sau khi ăn.
  • Bài thuốc số 2: Thương nhĩ, mã đề, kim ngân và thổ linh mỗi vị 20g. Đem tất cả các vị thuốc kể trên sắc với 500ml nước. Đun sôi đến khi nước cạn còn 200ml là có thể uống. Mỗi ngày, người bệnh uống 1 thang thuốc để điều trị bệnh tiểu buốt và đau lưng.
  • Bài thuốc số 3: Cẩu tích, huyền sâm, rễ cỏ tranh, đinh lăng và kim tiền thảo mỗi vị 16g, thủy long 30g và thục địa 20g. Bạn sắc tất cả các nguyên liệu trên với 400ml nước lấy 150ml nước. Uống hết nước thuốc trong ngày, mỗi ngày uống 1 thang. 

Người bị đau lưng và tiểu buốt nên đến bác sĩ Đông y thăm khám và điều trị theo phác đồ cụ thể. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sắc uống khi không có hướng dẫn của bác sĩ. 

Mẹo dân gian chữa bệnh tiểu buốt và đau lưng

Để điều trị bệnh tiểu buốt và đau lưng, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian chữa bệnh dưới đây:

Uống nước râu ngô

Râu ngô có tác dụng cao trong việc điều trị các bệnh lý viêm nhiễm đường tiết niệu, giảm bớt triệu chứng tiểu buốt, đau lưng. Sử dụng râu ngô chữa bệnh là một giải pháp an toàn, hiệu quả và tiết kiệm.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị khoảng 100g râu ngô, rửa sạch và đun với 100ml nước trong 10 – 15 phút.
  • Chắt lấy nước uống, mỗi lần uống 30ml nước vào buổi sáng và tối. 
  • Người bệnh uống thuốc liên tục trong vòng 7 ngày để loại bỏ tình trạng đau lưng và tiểu buốt. 

Rau mồng tơi

Mồng tơi là một loại rau quen thuộc thường được dùng để chế biến món canh. Đây là loại rau không độc, có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và trị bệnh tiểu buốt. Đồng thời, hoạt chất trong rau mồng tơi có tác hỗ trợ điều trị bệnh đau lưng. 

Người bệnh có thể điều trị tiểu buốt, đau lưng tại nhà bằng rau mồng tơi
Người bệnh có thể điều trị tiểu buốt, đau lưng tại nhà bằng rau mồng tơi

Cách thực hiện:

  • Bạn hái một nắm rau mồng tơi vào buổi sáng, rửa sạch lá. 
  • Bạn mang lá mồng tơi đi giã nát rồi chắt lấy nước uống. 
  • Thực hiện cách này liên tục nhiều ngày để điều trị chứng tiểu buốt, tiểu khó và đau lưng. 

Các mẹo dân gian chữa bệnh trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và không thể chữa bệnh tận gốc. Do đó, khi mắc bệnh nặng, người bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám và không nên phụ thuộc vào mẹo chữa bệnh tại nhà. 

Lưu ý khi điều trị bệnh tiểu buốt và đau lưng

Trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây để kiểm soát bệnh nhanh chóng và cơ thể mau khỏi bệnh:

  • Uống nhiều nước mỗi ngày, ít nhất từ 1,5 – 2 lít nước giúp cải thiện tình trạng tiểu buốt. 
  • Người bệnh nên nghỉ ngơi và uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, bạn nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi quan hệ. Người bệnh nên rửa tay bằng xà phòng trước khi chạm vào bộ phận sinh dục.
  • Người bệnh tiểu buốt, đau lưng nên xây dựng chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng hợp lý để cơ thể luôn khỏe mạnh. Tránh xa các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, rượu bia, đồ ăn cay nóng… 
  • Không được nhịn tiểu lâu, nếu buồn tiểu nên đi ngay.
  • Bệnh nhân nên thực hiện một số bài tập vật lý trị liệu chuyên biệt để tăng cường sức mạnh cơ lưng và làm thư giãn các cơ xung quanh. 
  • Tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.
  • Chủ động đi gặp bác sĩ khi có những dấu hiệu bất thường như tiểu buốt, khó tiểu, đau lưng, nóng rát khi đi tiểu. 

Tiểu buốt và đau lưng là triệu chứng mà người bệnh không nên chủ quan. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu, cơ quan sinh dục. Do vậy, bệnh nhân cần chủ động đến bệnh viện thăm khám và điều trị kịp thời theo sự chỉ dẫn của chuyên gia.

Array
Câu hỏi thường gặp
Tiểu buốt có tự hết được không? Lưu ý người bệnh tiểu buốt cần ghi nhớ

Nội dung chínhTiểu buốt và đau lưng là như thế nào? Cảnh báo bệnh gì? Nhiễm trùng đường tiết niệuViêm bàng quangViêm tuyến tiền liệtViêm âm đạo ở phụ nữSỏi tiết niệuBệnh thận yếuNhiễm trùng huyếtViêm mào tinh hoànUng thư bàng quangNguyên nhân thông thường gây tiểu buốt và đau lưngTiểu buốt và đau lưng có […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?