6 cách xét nghiệm viêm đường tiết niệu được áp dụng nhiều nhất
Xét nghiệm viêm đường tiết niệu là một trong những cách chẩn đoán bệnh nhanh và chính xác nhất. Có nhiều cách xét nghiệm khác nhau, tùy vào mức độ cũng như yêu cầu người bệnh bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp khác nhau.
Bệnh viêm đường tiết niệu là gì?
Trước khi muốn tìm hiểu về các biện pháp xét nghiệm viêm đường tiết niệu chúng ta cần phải tìm hiểu thế nào là viêm đường tiết niệu. Theo các chuyên gia, bệnh viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng ở bất cứ vị trí nào của hệ tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo).
Về nguyên tắc, nước tiểu ở bàng quang là vô trùng (không chứa bất cứ vi khuẩn, vi sinh vật nào). Tuy nhiên, vi khuẩn có thể ngược dòng xâm nhập từ niệu đạo vào đường tiết niệu gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Vi trùng ở máu khi đi đến thận cũng tạo nên tình trạng bám dính và tăng sinh. Từ đó, nó gây hiện tượng viêm nhiễm ở đường tiết niệu.
Viêm đường tiết niệu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng, trong đó phụ nữ và trẻ em gái phổ biến hơn. Nguyên nhân là do ống niệu đạo của nữ giới ngắn hơn, và gần với hậu môn hơn nên vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập gây bệnh.
Viêm đường tiết niệu gây ra nhiều hậu quả nặng nề, có thể dẫn đến một số bệnh lý nam khoa, phụ khoa nếu không được chữa sớm và kịp thời. Do đó, xét nghiệm chẩn đoán viêm đường tiết niệu là cách tốt nhất để có thể đưa ra phương pháp chữa trị hiệu quả nhất.
Viêm đường tiết niệu khám ở đâu?
Có nhiều địa chỉ, bệnh việm tốt để thăm khám và điều trị viêm đường tiết niệu. Một trong những địa chỉ được người bệnh tin tưởng phải kể đến trước tiên đó là:
Bệnh viện tại Hà Nội:
- Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội: Địa chỉ 16 – 18 Phủ Doãn – Hoàn Kiếm
- Bệnh viện Bạch Mai: Địa chỉ 78 Giải Phóng – Đống Đa -Hà Nội
- Bệnh viện Thanh Nhàn: Địa chỉ 42 Thanh Nhàn – Hai Bà Trưng
- Nhất Nam Y Viện: Địa chỉ: 16 Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn
Địa chỉ khám viêm đường tiết niệu TPHCM:
- Bệnh viện Chợ Rẫy: Địa chỉ 201B Nguyễn Chí Thanh, P.12, Q.5
- Bệnh viện Bình Dân: Địa chỉ 371 Điện Biên Phủ, Phường 4, Quận 3
- Bệnh viện Y dược TPHCM:Địa chỉ 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận
6 phương pháp xét nghiệm viêm đường tiết niệu phổ biến nhất
Xét nghiệm gì để biết viêm đường tiết niệu? Theo các bác sĩ, để chẩn đoán viêm đường tiết niệu có thể thực hiện các xét nghiệm như: Nước tiểu, máu, cấy nước tiểu, nội soi. Dưới đây là nội dung cụ thể.
Kiểm tra bằng mắt thường
Khi mắt quan sát thấy nước tiểu có màu đục, lợn cợn cặn, không được trong suốt và có mùi bất thường thì có thể khẳng định mẫu nước tiểu này bị viêm nhiễm. Ngoài ra, nước tiểu có màu đỏ rất có khả năng người này bị nhiễm trùng máu. Hoặc:
- Nhúng que thử: Các chuyên gia sẽ lấy một que thử bằng nhựa mỏng, dán dải hóa chất vào trong cốc nước tiểu. Nếu dải hóa chất thay đổi màu, chứng tỏ nước tiểu đang bị nhiễm vi khuẩn.
- Kiểm tra nước tiểu dưới kính hiển vi: Hình ảnh nước tiểu soi dưới kính hiển vi sẽ cho thấy được nước tiểu có lẫn vi khuẩn hay nấm men hay không. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận người bệnh có bị viêm đường tiết niệu hay không.
Có thể nói, đây là cách xét nghiệm viêm đường tiết niệu nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, cũng cần đảm bảo một yếu tố rằng, trước khi lấy mẫu nước tiểu người bệnh cần vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ để mẫu kết quả không bị sai lệch.
Viêm đường tiết niệu cần xét nghiệm gì? Xét nghiệm nước tiểu
Một trong những phương pháp xét nghiệm phổ biến nhất đó chính là xét nghiệm nước tiểu. Theo đó, bác sĩ sẽ lấy mẫu nước tiểu để tiến hành xét nghiệm đồng thời khảo sát sức khỏe tổng quát của người bệnh.
Xét nghiệm nước tiểu là cách tìm kiếm các tế bào hồng cầu, bạch cầu và vi khuẩn trong hệ thống đường tiết niệu của người bệnh. Mục đích của xét nghiệm này chính là chẩn đoán viêm đường tiết niệu theo các cách khác nhau.
Xét nghiệm gì để biết viêm đường tiết niệu? Xét nghiệm cấy nước tiểu
Nuôi cấy nước tiểu là một trong những cách xét nghiệm viêm tiết niệu cho kết quả chẩn đoán khá chính xác. Đây được coi là “tiêu chuẩn vàng” để kết luận người đó có bị viêm đường tiết niệu hay không.
Cũng như xét nghiệm nước tiểu, đầu tiên các bác sĩ cũng sẽ lấy mẫu nước tiểu. Sau đó đi nuôi cấy trong môi trường trong 2 – 3 ngày. Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán tác nhân gây bệnh. Đồng thời, bác sĩ giải thích vì sao có các triệu chứng lâm sàng của viêm đường tiết niệu.
Nếu nước tiểu có vi khuẩn, vi trùng, kết quả sẽ là dương tính, người bệnh bị nhiễm trùng hệ tiết niệu. Ngược lại, nếu kết quả là âm tính, người đó không mắc bệnh.
Cũng có một số trường hợp cần phải nuôi cấy nước tiểu vài lần mới cho kết quả chính xác. Lý do bởi trong quá trình lấy nước tiểu có mắc sai lệch. Do đó, cần đảm bảo vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ trước khi lấy mẫu nước tiểu để đảm bảo kết quả xét nghiệm viêm đường tiết niệu đạt hiệu quả cao và chính xác.
Phương pháp cấy nước tiểu này không cho biết chính xác vị trí nhiễm trùng nhưng nó xác định được loại vi khuẩn gây bệnh. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra loại thuốc cũng như phương pháp chữa bệnh tốt nhất.
Viêm đường tiết niệu cần xét nghiệm gì? – Nội soi bàng quang
Một trong những biện pháp xét nghiệm viêm đường tiết niệu được nhiều người áp dụng đó chính là nội soi bàng quang. Dưới hình ảnh ống nội soi, toàn bộ niêm mạc đường tiểu dưới (niệu đạo, bàng quang) sẽ được thu lại.
Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng một ống dài, mỏng, mềm, gắn camera ở đầu đưa vào đường tiểu dưới. Với camera được đưa vào, bất cứ tổn thương nào trên bề mặt niêm mạc niệu đạo, bàng quang đều được nhìn thấy.
Từ đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán người bệnh có bị viêm đường tiết niệu hay không và đưa ra biện pháp xử lý phù hợp nhất. Bạn có thể dùng thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu hoặc phẫu thuật tùy thuộc vào mức độ bệnh.
Xét nghiệm viêm đường tiết niệu như thế nào với hình ảnh học hệ niệu
Một trong những biện pháp xét nghiệm viêm đường tiết niệu thường được áp dụng đó là lấy hình ảnh học hệ tiêu. Bằng những phương pháp như siêu âm, CT, cộng hưởng từ ổ bụng sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lý một cách chính xác.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể áp dụng biện pháp dùng thuốc nhuộm tương phản để thực hiện chẩn đoán bệnh. Khi đưa thuốc nhuộm vào, sẽ hiện hình ảnh tương phản và làm nổi bật cấu trúc hệ niệu.
Nếu hệ niệu xuất hiện các khối u chèn ép tại chỗ, xâm lấn, dị tật bẩm sinh thì biện pháp tốt nhất lúc này đó là can thiệp ngoại khoa để giảm tình trạng tắc nghẽn.
Ngoài ra, với hình ảnh niệu học, bác sĩ cũng có thể phát hiện ra những tổn thương từ cấu trúc hệ niệu. Theo đó, biện pháp khắc phục được đề xuất đó là phẫu thuật.
Các xét nghiệm viêm tiết niệu khác
Ngoài các phương pháp trên, xét nghiệm viêm đường tiết niệu cần phải kết hợp với một số phương pháp chẩn đoán khác như: Phân tích tế bào máu, đo nồng độ phản ứng viêm, X-quang phổi, siêu âm tim…. Điều này nhằm đảm bảo kết luận mức độ nhiễm trùng tại chỗ hay nhiễm trùng lây lan.
Việc kết hợp với các phương pháp xét nghiệm khác vừa có thể chẩn đoán bệnh nhanh nhất, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Điều đó sẽ rất có lợi trong việc điều trị bệnh.
Các chỉ số viêm đường tiết niệu chính xác
Việc đánh giá, nhận định các xét nghiệm viêm đường tiết niệu có đạt chính xác hay không sẽ phụ thuộc vào các chỉ số PSA. Theo đó, các chỉ số đường tiết niệu gồm:
Chỉ số phân tích từ xét nghiệm nước tiểu
Đây là chỉ số đánh giá cho phương pháp xét nghiệm nước tiểu, bao gồm các dữ liệu sau:
- Chỉ số bạch cầu: Chỉ số bạch cầu chuẩn là 10 – 25 Leu/UL. Nếu trong lúc xét nghiệm nước tiểu thấy chỉ số bạch cầu vượt quá con số này bác sĩ sẽ đưa ra kết luận người này bị viêm đường tiết niệu với triệu chứng tiểu buốt do nấm, vi khuẩn.
- Chỉ số Nitrit: Chỉ số của người bình thường sẽ là 0.05 – 0,1 mg/dL. Nếu mẫu nước tiểu cho thấy chỉ số Nitrit vượt quá con số này chứng tỏ người đó đã bị viêm đường tiết niệu.
- Chỉ số Protein: Chỉ số chuẩn của người bình thường là 7.5 – 20 mg/dL. Nếu mẫu xét nghiệm nước tiểu cho thấy vượt quá chỉ số chuẩn đồng nghĩa với sự xuất hiện của vi khuẩn trong đường tiết niệu.
Chỉ số kỹ thuật từ phương pháp nhuộm soi trực tiếp
Kỹ thuật nhuộm soi trực tiếp để xét nghiệm viêm đường tiết niệu sẽ được đánh giá qua một số chỉ số như:
- Chỉ số bạch cầu niệu: Nếu bác sĩ phát hiện có hơn 100 bạch cầu trên vi trường, người này có nguy cơ bị viêm đường tiết niệu rất cao.
- Chỉ số vi khuẩn niệu: Nếu xét nghiệm phát hiện hơn 1 vi khuẩn trên một vi trường, bác sĩ sẽ kết luận người đó bị viêm đường tiết niệu. Trường hợp không phát hiện bạch cầu và vi khuẩn, bác sĩ sẽ kết luận không có bệnh. Trường hợp phát hiện hai thể vi khuẩn bạn sẽ được lấy lại mẫu bệnh để xét nghiệm lần thứ hai.
Chỉ số viêm đường tiết niệu của phương pháp nuôi cấy nước tiểu
Phương pháp nuôi cấy nước tiểu được cho là có cơ sở và chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Theo đó, các bác sĩ sẽ đánh giá bệnh dựa vào bốn chỉ số sau:
- Nếu lượng vi khuẩn được xác định trong nước tiểu là trên 105: Bác sĩ sẽ kết luận người đó bị viêm đường tiết niệu.
- Nếu lượng vi khuẩn xác định từ 103 – 105: Bác sĩ sẽ kết luận nghi ngờ bị nhiễm khuẩn. Theo theo, bác sĩ sẽ thực hiện một biện pháp chẩn đoán tiếp theo đó là khám lâm sàng và xét nghiệm trực tiếp (kiểm tra bạch cầu) để có thể đưa ra kết luận chính xác nhất.
- Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy có hơn 1 bạch cầu trên 1 vi trường: Bác sĩ sẽ kết luận mẫu bệnh phẩm có chứa vi khuẩn. Sau đó, sẽ được thực hiện kháng sinh đồ để đưa ra biện pháp điều trị phù hợp nhất.
- Nếu mẫu xét nghiệm cho thấy hai loại vi khuẩn khác nhau: Bác sĩ sẽ kết luận mẫu nước tiểu của người bệnh bị nhiễm bẩn. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy lại mẫu bệnh phẩm và tiến hành xét nghiệm lần 2.
Lưu ý khi xét nghiệm viêm đường tiết niệu
Xét nghiệm viêm đường tiết niệu là cách tốt nhất để chẩn đoán đúng bệnh từ đó đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, một trong những điều cần lưu ý trước khi tiến hành xét nghiệm đó chính là lựa chọn địa chỉ uy tín. Ngoài ra, trước khi đi xét nghiệm người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không nên ăn trước khi đi xét nghiệm, cũng không nên tập thể dục vì rất có thể nó có thể làm nước tiểu đổi màu.
- Nữ giới bị viêm đường tiết niệu nếu đang trong thời kì kinh nguyệt, cần trao đổi với bác sĩ trước khi tiến hành xét nghiệm.
- Nếu đang sử dụng một loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào đó, hãy cung cấp tên của chúng cho bác sĩ.
- Cần mang theo đầy đủ giấy tờ tùy thân trước khi đi khám để không mất thời gian.
- Chi phí xét nghiệm là thứ cần chuẩn bị trước khi đến bệnh viện.
Trên đây là 6 phương pháp xét nghiệm viêm đường tiết niệu để chẩn đoán bệnh phổ biến nhất và hiệu quả nhất. Có thể nói, mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm, nhược điểm riêng phù hợp với từng đối tượng bệnh khác nhau. Điều quan trọng nhất là người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ trước khi lấy mẫu xét nghiệm để kết quả được khách quan và có tính chính xác cao nhất.
Nội dung chínhBệnh viêm đường tiết niệu là gì?Viêm đường tiết niệu khám ở đâu?6 phương pháp xét nghiệm viêm đường tiết niệu phổ biến nhấtKiểm tra bằng mắt thườngViêm đường tiết niệu cần xét nghiệm gì? Xét nghiệm nước tiểuXét nghiệm gì để biết viêm đường tiết niệu? Xét nghiệm cấy nước tiểuViêm đường […]
Xem chi tiếtNội dung chínhBệnh viêm đường tiết niệu là gì?Viêm đường tiết niệu khám ở đâu?6 phương pháp xét nghiệm viêm đường tiết niệu phổ biến nhấtKiểm tra bằng mắt thườngViêm đường tiết niệu cần xét nghiệm gì? Xét nghiệm nước tiểuXét nghiệm gì để biết viêm đường tiết niệu? Xét nghiệm cấy nước tiểuViêm đường […]
Xem chi tiếtNội dung chínhBệnh viêm đường tiết niệu là gì?Viêm đường tiết niệu khám ở đâu?6 phương pháp xét nghiệm viêm đường tiết niệu phổ biến nhấtKiểm tra bằng mắt thườngViêm đường tiết niệu cần xét nghiệm gì? Xét nghiệm nước tiểuXét nghiệm gì để biết viêm đường tiết niệu? Xét nghiệm cấy nước tiểuViêm đường […]
Xem chi tiết