Tán sỏi mật có thực sự làm hết sỏi? Những điều nên biết khi điều trị
Tán sỏi mật là một trong những phương pháp điều trị tình trạng sỏi trong túi mật. Vậy phương pháp tán sỏi này là gì và có mang lại hiệu quả hay không? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua những chia sẻ của chuyên gia dưới đây.
Sỏi mật có tán được không?
Sỏi túi mật là một trong những bệnh lý khá phổ biến ở nước ta. Tình trạng bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống ngày ngày và sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt, nếu không thực hiện điều trị tận gốc có thể dẫn đến biến chứng như: Thủng ruột, chảy máu tại chỗ, nhiễm trùng đường mật, nhiễm trùng máu, viêm tụy cấp,…
Chính vì vậy, người bệnh không được chủ quan mà phải thực hiện các biện pháp điều trị sớm. Một số phương pháp trị sỏi mật thường được áp dụng là: Dùng thuốc Tây y, dùng thuốc Đông y, phẫu thuật, tán sỏi, sử dụng thuốc Nam,…
Đối với cách tán sỏi mật, đây là cách giúp làm tan sỏi được nhiều bệnh nhân sử dụng hiện nay. Đây là phương pháp điều trị ít có tính an toàn và hiệu quả cao, ít xâm lấn, và có thời gian hồi phục nhanh. Nguyên nhân là do người bệnh không cần phẫu thuật và gây mê. Sau khi tán sỏi, người bệnh nhanh phục hồi, có thể được ra viện trong vòng 7 ngày.
Các phương pháp tán sỏi tốt nhất hiện nay
Tán sỏi mật là biện pháp giúp làm tan sỏi nhanh chóng và không cần xâm lấn, vì vậy đây là phương pháp được ưa chuộng sử dụng. Dưới đây là một số phương pháp tán sỏi hiện đại, mang lại hiệu quả tốt nhất hiện nay:
Tán sỏi mật trong gan bằng phương pháp nội soi
Tán sỏi bằng phương pháp nội soi hay còn được gọi là nội soi mật tụy ngược dòng. Đây là kỹ thuật nội soi tá tràng kết hợp với X-quang để chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý mật tụy.
Qua máy nội soi, bác sĩ sẽ đưa một ống catheter vào đường mật hoặc đường tụy. Sau đó, bơm ngược chiều thuốc cản quang vào các ống catheter này. Sau khi bơm thuốc cản quang, phim X-quang sẽ chụp lại hình ảnh ống mật, tụy. Hình ảnh thu được rõ nét sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác các tình trạng bệnh lý. Trong quá trình đó, các bác sĩ sẽ kết hợp thực hiện kỹ thuật can thiệp để lấy sỏi trong túi mật.
Ưu điểm tán sỏi nội soi:
- Phương pháp nội soi đi qua các lỗ tự nhiên, nên ít tác động lên cơ thể người bệnh.Vì vậy, không có vết mổ trên thành bụng, đảm bảo về thẩm mỹ.
- Thời gian hồi phục sau khi nội soi tán sỏi nhanh, chỉ từ sau 1 – 2 ngày nếu không xảy ra biến chứng.
Nhược điểm tán sỏi nội soi:
- Phương pháp chống chỉ định tuyệt đối cho bệnh nhân có bệnh lý tim phổi nặng, người mới bị nhồi máu cơ tim, rối loạn đông máu nặng, giảm tiểu cầu hoặc bị dị ứng với thuốc cản quang.
- Cân nhắc áp dụng đối với những bệnh nhân hẹp thực quản, thoát vị thực quản bất thường, tắc lối thoát dạ dày, tắc ruột non,…
- Tỉ lệ thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: kích thước sỏi, số lượng sỏi, sự tương quan giữa kích thước ống mật chủ và sỏi, đường kính ống mật chủ, mức độ tắc nghẽn dịch mật,…
Tán sỏi mật ngoài cơ thể
Đây là phương pháp giúp làm tan sỏi bằng các sóng điện, sóng laser từ bên ngoài cơ thể. Thông thường, tán sỏi mật ngoài cơ thể áp dụng một trong số thủ thuật sau:
- Tán sỏi bằng cơ học: Đối với thủ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng rọ bắt sỏi, sau đó nghiền nhỏ sỏi bằng lực cơ học. Phương pháp tán sỏi này thường được áp dụng song song cùng phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng, với tỉ lệ thành công có thể lên tới 80%.
- Tán sỏi bằng điện thủy lực: Tán sỏi bằng điện thủy lực hiện nay ít được áp dụng do thủ thuật này có nguy cơ tổn thương mô lân cận. Ngoài ra, các mảnh vỡ của sỏi có kích thước khá lớn và trường hợp mắc bệnh lâu năm, sỏi cứng đã bị vôi hóa có tỉ lệ thành công thấp.
- Tán sỏi mật bằng laser: Thủ thuật tán sỏi bằng laser ngày nay đã được cải thiện, các tia laser holmium có thể tự động nhận biết sỏi và ngưng phát tia khi tiếp xúc với thành túi mật. Do đó thủ thuật này mang lại hiệu quả cao và an toàn hơn.
Phương tiện và dụng cụ thực hiện các thủ thuật tán sỏi ngoài cơ thể là: Máy cơ học, dàn nội soi, máy siêu âm, hệ thống tán sỏi holmium,…
Ưu điểm tán sỏi ngoài cơ thể:
Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất, rẻ nhất và không mất nhiều thời gian phục hồi.
Nhược điểm tán sỏi ngoài cơ thể:
- Chủ yếu áp dụng cho sỏi có kích thước dưới 15mm.
- Bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng đau nhẹ vùng lưng và đái máu, thường không cần phải dùng thuốc.
- Sau khi tán sỏi, các mảnh sỏi sẽ được đào thải qua nước tiểu nên người bệnh phải uống đủ lượng nước mỗi ngày. Trường hợp sỏi gây bít tắc đường dẫn cần sử dụng thuốc làm tan sỏi để loại bỏ mảnh sỏi nhanh hơn.
- Hiệu quả điều trị chỉ đạt từ 55 – 85% trong tổng số các trường hợp tán sỏi.
Tán sỏi mật qua da
Trước khi tán sỏi, các sĩ sẽ tạo một đường hầm có kích thước từ 3 – 5mm xuyên qua da ở thành bụng vào đường mật trong gan. Sau đó, đường hầm này được nong rộng ra để đưa máy tán sỏi công suất lớn vào kiểm tra toàn bộ hệ thống đường mật.
Các vị trí phát hiện có sỏi sẽ được tán nhỏ bằng nguồn năng lượng của sóng xung kích hội tụ ép viên sỏi bằng một áp lực lớn để phá vỡ sỏi thành nhiều mảnh nhỏ khác nhau Những mảnh vụn sỏi nhỏ sẽ được bơm rửa để tống xuất xuống tá tràng qua cơ Oddi. Những mảnh sỏi lớn sẽ được lấy bằng rọ và đưa ra ngoài.
Đây là phương pháp khá phổ biến được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Tán sỏi mật qua da hết bao nhiêu tiền cũng là câu hỏi lớn của nhiều người. Thông thường chi phí tán sỏi mật qua da dao động từ 12.000.000 – 20.000.000 vnđ tùy từng cơ sở điều trị.
Ưu điểm của phương pháp tán sỏi mật qua da:
- Phẫu thuật nhẹ nhàng, ít xâm lấn, ít gây đau vì vậy thời gian nằm viện ngắn (3 – 4 ngày), người bệnh có thể hồi phục sức khỏe và trở lại làm việc nhanh (7 – 10 ngày).
- Giảm tối đa tình trạng viêm, nhiễm trùng sau mổ so với phương pháp mổ mở thông thường.
- Phương pháp tán sỏi này ít tổn hại đến thận (< 1%), trong khi phương pháp mổ mở lấy sỏi có thể làm mất đi > 30% chức năng thận do đường rạch trên nhu mô thận.
Nhược điểm của phương pháp tán sỏi qua da:
- Nhược điểm của phương pháp này là kỹ thuật thực hiện phức tạp, thực hiện trong thời gian dài. Vì vậy, phương pháp phải được tiến hành ở các bệnh viện có trang thiết bị y tế hiện đại, đôi ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, để tránh gây ra biến chứng trong và sau khi tán sỏi.
- Có thể dẫn đến một số biến chứng như: thủng bể thận, thủng đại tràng, thủng màng phổi, chảy máu trong, viêm túi mật,…
Tán sỏi mật hết bao nhiêu tiền?
Phương pháp tán sỏi mật ngày càng được nhiều người quan tâm. Vấn đề quan tâm sau hiệu quả của phương pháp này là chi phí thực hiện tán sỏi.
Có rất nhiều phương pháp tán sỏi khác nhau, tuy nhiên mức chi phí thực hiện các phương pháp này ở mức khá cao. Chi phí cho một cuộc phẫu thuật tán sỏi chưa tính đến chi phí thăm khám, giường bệnh và một số phí dịch vụ khác dao động từ khoảng 8 – 20 triệu đồng.
Mức chi phí có sự chênh lệch giữa các bệnh viện với nhau, đặc biệt là giữa bệnh viện tư nhân và bệnh viện nhà nước. Đối với bệnh viện tư nhân, phí điều trị thường cao hơn nhiều so với khi thực hiện tán sỏi ở bệnh viện nhà nước. Nguyên nhân chính là do khi thăm khám và điều trị ở bệnh viện nhà nước, trường hợp bệnh nhân có thể bảo hiểm y tế sẽ được hỗ trợ về chi phí.
Địa chỉ tán sỏi mật uy tín
Y học hiện nay ngày càng phát triển với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và có tay nghề cao. Bên cạnh đó, các bệnh viện ngày càng được trang bị các thiết bị y tế hiện đại. Chính vì vậy, việc thăm khám và thực hiện tán sỏi mật đơn không còn là vấn đề đáng lo ngại với người bệnh.
Trên khắp cả nước, người bệnh có thể đến thăm khám và điều trị ở rất nhiều bệnh viện uy tín như:
Tại thành phố Hà Nội:
- Bệnh viện Bạch Mai
- Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
- Bệnh viện TW quân đội 108
- Bệnh viện quốc tế Vinmec
- Bệnh viện Y Hà Nội
Tại thành phố Hồ Chí Minh:
- Bệnh viện nhân dân 115
- Bệnh viện Chợ Rẫy
- Bệnh viện nhân dân Gia Định
- Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM
- Bệnh viện Bình Dân
Biện pháp ngăn tái phát sau khi tán sỏi
Một số biện pháp ngăn tái phát sỏi người bệnh cần nghiêm túc thực hiện sau khi tán sỏi mật là:
Các thực phẩm người bệnh nên ăn sau khi tán sỏi:
- Nên ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa đã tách béo hoặc ít chất béo để cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể và bảo vệ túi mật.
- Không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói sau khi tán sỏi.
- Nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin A, D, E, K đặc biệt là vitamin C để cơ thể tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy làm nhanh lành các tổn thương trong túi mật.
Một số thực phẩm cần kiêng sử dụng:
- Nguyên nhân gây nên sỏi túi mật có liên quan đến rối loạn chuyển hóa mỡ khiến lượng cholesterol trong dịch mật tăng cao tạo thành sỏi. Đặc biệt cơ thể sẽ tiêu hóa lượng chất béo ít hơn sau phẫu thuật, do đó người bệnh cần hạn chế sử dụng thực phẩm có chứa chất béo như: Mỡ động vật, thịt đỏ, sản phẩm từ sữa chưa tách béo,…
- Các chuyên gia thường khuyên người bệnh không uống cà phê, trà hoặc các chất kích thích sau khi tán sỏi mật. Vì các loại đồ uống này rất có hại đối với túi mật, và có thể thúc đẩy quá trình tích tụ sỏi.
Chế độ sinh hoạt hợp lý:
- Người bệnh cần nghỉ ngơi sinh hoạt đúng giờ giấc, tránh để cơ thể mệt mỏi kéo dài ảnh hưởng đến hiệu quả tán sỏi.
- Cần thường xuyên vận động thể thao nhẹ nhàng để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Sau khi thực hiện tán sỏi mật, người bệnh cần tạo cho mình chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp. Bên cạnh đó, tán sỏi không phải là biện pháp triệt để hoàn toàn, tình trạng sỏi có thể tái phát lại nên người bệnh cần thường xuyên thăm khám để có phương án điều trị kịp thời.
Nội dung chínhSỏi mật có tán được không?Các phương pháp tán sỏi tốt nhất hiện nayTán sỏi mật trong gan bằng phương pháp nội soiTán sỏi mật ngoài cơ thểTán sỏi mật qua daTán sỏi mật hết bao nhiêu tiền?Địa chỉ tán sỏi mật uy tínBiện pháp ngăn tái phát sau khi tán sỏi Bài […]
Xem chi tiếtNội dung chínhSỏi mật có tán được không?Các phương pháp tán sỏi tốt nhất hiện nayTán sỏi mật trong gan bằng phương pháp nội soiTán sỏi mật ngoài cơ thểTán sỏi mật qua daTán sỏi mật hết bao nhiêu tiền?Địa chỉ tán sỏi mật uy tínBiện pháp ngăn tái phát sau khi tán sỏi Bài […]
Xem chi tiết