Người bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành? Lưu ý khi dùng?
Chế độ ăn uống khoa học giúp hạn chế sự phát triển của sỏi, ức chế quá trình biến chứng của bệnh. Vì thế, việc ăn gì, uống gì là vấn đề đáng lưu tâm của người bị bệnh sỏi mật. Trong đó, có câu hỏi đặt ra rằng: Người bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành không? Khi dùng cần lưu ý điều gì? Thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết ở bài viết dưới.
Người bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành?
Bệnh sỏi mật là căn bệnh phổ biến ở nước ra. Bệnh có 3 loại, gồm: Sỏi sắc tố, sỏi cholesterol và sỏi hỗn hợp. Loại sỏi thường gặp nhất đó là sỏi cholesterol, khi cơ thể hấp thụ quá nhiều chất béo.
Với người bị bệnh sỏi mật, các bác sĩ khuyên nên hạn chế thực phẩm có nhiều chất béo, đặc biệt là sữa. Các chất béo có trong sữa sẽ làm tăng nguy cơ phát triển của bệnh sỏi mật.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, sữa là nguồn dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể. Ngay cả khi bạn bị bệnh cũng không nên loại bỏ sữa ra khỏi chế độ ăn uống.
Chính vì vậy, đối với người bị bệnh sỏi mật, việc uống sữa sẽ có chút khác biệt. Theo đó, người bị bệnh sỏi mật được khuyên nên dùng các loại sữa ít béo, sữa tách béo. Những loại sữa này không chứa quá nhiều chất béo, do đó sẽ ít tác động đến mật, đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Sữa đậu nành (hay còn gọi là đậu tương) là thức uống quen thuộc, có nguồn gốc thực vật và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành như: Protein, vitamin A,, D, E, B12, canxi, kali, kẽm, chất xơ… giúp là giảm cholesterol.
Đồng thời, loại sữa này cũng rất tốt cho tim mạch và hệ tiêu hóa. Người bị bệnh sỏi mật uống được sữa đậu nành. Các chuyên gia cũng khuyến khích người bệnh nên thay thế các loại sữa nhiều chất béo khác bằng sữa đậu nành.
Tác dụng của sữa đậu nành có thể bạn chưa biết?
Sữa đậu nành là loại sữa có nguồn gốc từ thực vật, chứa nhiều chất dinh dưỡng, ít chất béo. Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh sỏi mật nên bổ sung sữa đậu nành vào thực đơn ăn uống hằng ngày.
Đồng thời, các bác sĩ khẳng định, sữa đậu nành an toàn với người bị bệnh sỏi mật. Các tác dụng chính của sữa đậu nành:
- Hạn chế sự phát triển của bệnh sỏi mật: Canxi và khoáng chất có trong sữa đậu nành sẽ làm chậm lại sự phát triển của sỏi. Các chất khác có trong sữa giúp giảm lượng cholesterol. Chất béo bão hòa hòa tan các vitamin trong thực phẩm nạp vào cơ thể. Đây chính là yếu tố giúp hạn chế sự phát triển của bệnh sỏi mật.
- Giảm áp lực cho mật: Sữa đậu nành có nguồn gốc từ thực vật, không chứa lactose (nguồn đạm động vật) nên sẽ rất tốt cho mật.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Các chất như men tiêu hóa có trong sữa giúp hoạt động của đường ruột.
- Chắc khỏe xương: Đây là nhờ các thành phần canxi có trong sữa giúp xương chắc khỏe.
- Chống lão hóa, làm lành các tổn thương nội tạng: Các thành phần omega 3, omega 6 cùng với chất chống oxy hóa có trong giúp chống lão hóa, phục hồi tổn thương nội tạng.
- Bổ sung chất dinh dưỡng, tăng cường đề kháng: Trong sữa đậu nành có rất nhiều vitamin như A, D, E, B12…
- Ngăn ngừa bệnh: Các thành phần phytoestrogen trong sữa giúp ức chế sinh sản testosterone, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư buồng trứng.
Lưu ý khi uống sữa đậu nành đối với người bị bệnh sỏi mật
Sữa đậu nành được nhận định là an toàn với người bị bệnh sỏi mật. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách cũng sẽ không phát huy được tác dụng vốn có của sữa. Nguy hiểm hơn, việc dùng sữa đậu nành sai cách cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Một số lưu ý khi uống sữa đậu nành:
- Không nên lạm dụng: Sữa đậu nành có rất nhiều chất dinh dưỡng, uống quá nhiều sẽ khiến cơ thể không kịp tiêu hóa. Các chuyên gia khuyên nên uống 500ml mỗi ngày.
- Nên uống sữa đậu nành khi ấm.
- Bảo quản sữa trong tủ lạnh: Các loại sữa để lâu đều rất dễ hỏng. Sữa đậu nành cũng vậy. Bạn pha thêm natri benzoat khi muốn bảo quản.
- Không kết hợp sữa đậu nành với các loại sữa khác (sữa đặc, đường, cà phê…): Sự kết hợp này có thể làm biến đổi các chất trong sữa đậu nành, khiến sữa khó uống hơn.
- Không uống chung sữa đậu nành với trứng gà: Trong sữa đậu nành có chất trypsine, nếu kết hợp với protein trong trứng gà sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ của cơ thể.
- Không ăn cam, quýt trước và sau khi uống sữa đậu nành 1 tiếng đồng hồ: Acid và vitamin có trong hoa quả sẽ tác động lên các chất protein trong sữa đậu nành, từ đó tạo thành khối ở ruột non, có thể bị tiêu chảy, hoặc đầy bụng, đau bụng.
- Không uống sữa đậu nành khi đói: Nên uống sau ăn 1-2 tiếng.
Người bị bệnh sỏi mật nên ăn gì? Kiêng gì?
Chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh sẽ giúp người bị bệnh sỏi mật hạn chế được sự phát triển của sỏi. Đồng thời, ăn uống đúng cách giúp tăng cường sức đề kháng, bổ sung dinh dưỡng để chống lại bệnh sỏi mật.
Người bị bệnh sỏi mật nên ăn
- Bổ sung chất xơ trong rau củ, hoa quả, thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất
- Bổ sung chất bột có trong gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt,…
- Ăn các loại đầu như đậu nành, đậu xanh,…
- Ăn các loại thịt ít mỡ thịt trắng như: Thịt gà (bỏ da), thịt lợn nạc, cá chép, cá rô phi,…
- Nạp chất béo tốt có trong dầu oliu, dầu đậu nành, hạt óc chó,…
- Uống sữa ít béo, sữa tách béo
- Uống đủ nước mỗi ngày, ít nhất 2l nước/ngày
Người bị bệnh sỏi mật nên kiêng
- Hạn chế ăn các loại thịt đỏ, thịt mỡ, nhiều chất béo, giàu cholesterol. Người bệnh chỉ nên nạp 200 mg cholesterol/ngày.
- Hạn chế ăn nội tạng động vật
- Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ hộp, đồ ăn chiên rán vì chứa nhiều chất béo xấu
- Không nên ăn đồ ngọt, đồ ăn vặt,… do chúng chứa nhiều đường không tốt cho người bệnh
- Không sử dụng các loại đồ uống kích thích như bia, rượu, nước ngọt, cà phê,…
- Không uống các loại sữa nhiều chất béo.
Ngoài ra, người bị bệnh sỏi mật cần kết hợp với tập luyện thể dục thể thao. Mỗi ngày người bệnh nên dành ra 30-40 phút để tập luyện. Việc vận động thường xuyên sẽ giúp người bệnh hạn chế sự ứ trệ dịch mật.
Việc người bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành hay không đã được giải đáp qua bài viết trên. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp người bệnh xây dựng được chế độ ăn uống hợp lý. Đồng thời ngăn chặn được sự tiến triển xấu của bệnh sỏi mật. Nếu bệnh có biểu hiện xấu, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Nội dung chínhNgười bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành?Tác dụng của sữa đậu nành có thể bạn chưa biết?Lưu ý khi uống sữa đậu nành đối với người bị bệnh sỏi mậtNgười bị bệnh sỏi mật nên ăn gì? Kiêng gì?Người bị bệnh sỏi mật nên ănNgười bị bệnh sỏi mật nên […]
Xem chi tiếtNội dung chínhNgười bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành?Tác dụng của sữa đậu nành có thể bạn chưa biết?Lưu ý khi uống sữa đậu nành đối với người bị bệnh sỏi mậtNgười bị bệnh sỏi mật nên ăn gì? Kiêng gì?Người bị bệnh sỏi mật nên ănNgười bị bệnh sỏi mật nên […]
Xem chi tiết