Dị Ứng Da Ngứa Toàn Thân: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Nhanh (2022)
Dị ứng da ngứa toàn thân là hiện tượng dị ứng nổi mẩn kèm ngứa ngáy toàn thân. Trong trường hợp này, các triệu chứng dị ứng không chỉ xuất hiện ở một vùng da riêng biệt như mặt, cổ, bụng hay lưng mà lan ra toàn bộ cơ thể. Điều này cho thấy mức độ nghiêm trọng của tình trạng dị ứng da ngứa toàn thân, cần tìm hiểu ngay nguyên nhân và cách xử lý kịp thời.
Dị ứng da ngứa toàn thân là gì?
Làn da trên cơ thể bất ngờ cảm thấy ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ, mề đay khắp mọi nơi có khả năng là bạn đã mắc dị ứng ngứa da toàn thân.
Đây thực chất không phải là một căn bệnh mà có thể là biểu hiện của bệnh lý cụ thể. Cùng tìm hiểu cụ thể về hiện tượng này trong các phần tiếp theo của bài viết.
Nguyên nhân gây dị ứng
Để xử lý hiệu quả tình trạng dị ứng da ngứa toàn thân thì trước tiên người bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra.
Theo đó, nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy toàn thân có thể là do:
- Dị ứng thời tiết: Thời tiết giao mùa, từ nóng chuyển lạnh là thời điểm dễ gây dị ứng nổi mẩn ngứa toàn thân.
- Dị ứng thực phẩm (hải sản, sữa, trứng…): Sau khi ăn những nhóm thực phẩm này, một số người có biểu hiện dị ứng do cơ thể phản ứng.
- Dị ứng mỹ phẩm: Trong quá trình sử dụng nước hoa, mỹ phẩm, cơ thể tiếp xúc và phản ứng tiêu cực với thành phần trong các sản phẩm này dẫn tới hiện tượng dị ứng.
- Dị ứng thuốc: Khi cơ thể quá mẫn cảm với một thành phần nào đó trong loại thuốc đang sử dụng thì khả năng dị ứng, thậm chí sốc thuốc là rất cao.
- Dị ứng hóa chất: Các loại hóa chất tẩy rửa, vệ sinh thường chứa một số thành phần có khả năng gây dị ứng cao. Nếu tiếp xúc với các chất này quá lâu mà làn da không được bảo vệ thì bạn có thể bị dị ứng da ngứa toàn thân.
Dị ứng là phản ứng thông thường của cơ thể khi tiếp xúc với các dị nguyên. Khi tiếp xúc với dị nguyên, cơ thể lập tức phản ứng và sản sinh ra histamin – chất tạo nên các biểu hiện đặc trưng trên da như: Nổi mẩn đỏ, mề đay, ngứa ngáy…
Nếu mức độ nghiêm trọng thì người bệnh có thể bị dị ứng khắp người vì một lượng lớn histamin sẽ được phóng thích.
Ngoài các nguyên nhân gây dị ứng tiêu biểu kể trên, chúng ta còn có thể dị ứng sau khi bị côn trùng đốt (ong bắp cày, kiến ba khoang) hoặc tiếp xúc với lông động vật (chó, mèo).
Triệu chứng dễ nhận biết
Các biểu hiện dị ứng thường xuất hiện trên da đầu tiên nên chúng ta khá dễ nhận biết. Cụ thể, nếu phát hiện trên cơ thể có các biểu hiện dưới đây thì khả năng bạn đã bị dị ứng da ngứa toàn thân:
- Hắt xì hơi liên tục, ngứa mũi, mắt hoặc khoang miệng.
- Nước mũi chảy nhiều, thậm chí có hiện tượng nghẹt mũi.
- Vùng mắt chảy nước, đỏ và sưng.
- Nổi mẩn đỏ khắp người, đặc biệt là ở các vùng da nhạy cảm, không được che chắn như mặt, chân, tay…
- Nổi mề đay với nhiều hình dạng, kích thước từ to tới nhỏ ở khắp nơi trên cơ thể.
- Có cảm giác ngứa ngáy dữ dội, lúc nào cũng muốn gãi.
- Sưng phù (phổ biến ở những trường hợp dị ứng do côn trùng cắn).
- Phát ban trên da.
- Ho, tức ngực kèm dấu hiệu thở khó, thở khò khè.
- Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt và ngất xỉu.
Các triệu chứng kể trên là biểu hiện dị ứng ở mức độ từ nhẹ tới nặng. Ngay khi thấy những bất thường xuất hiện trên cơ thể, bạn hãy tìm cách xử lý nhanh chóng và hiệu quả.
Biến chứng nguy hiểm của hiện tượng dị ứng da ngứa toàn thân
Nếu dị ứng nhẹ, người bệnh có thể điều trị ngay tại nhà tuy nhiên nếu tình trạng dị ứng da ngứa toàn thân kèm các biểu hiện khó thở, mắt mờ và sưng mắt hoặc miệng thì cần tới trung tâm y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.
Đừng chủ quan khi tình trạng dị ứng diễn biến nghiêm trọng nếu không bạn sẽ phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm như:
- Hẹp đường thở
- Làm suy giảm sức đề kháng
- Tăng nguy cơ viêm nhiễm da
- Sốc phản vệ – triệu chứng nghiêm trọng có thể đe dọa tới tính mạng.
Như vậy không chỉ gây ra những bất tiện, tự ti trong giao tiếp hàng ngày bởi sự mất thẩm mỹ mà dị ứng ngứa toàn thân còn tiềm ẩn mang tới những biến chứng nguy hiểm.
Điều trị dị ứng da ngứa toàn thân
Căn cứ vào tình trạng bị dị ứng mà người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp điều trị theo mẹo dân gian hoặc Đông y, Tây y.
Mẹo chữa dị ứng da ngứa toàn thân theo dân gian
Đối với mức độ dị ứng nhẹ, bạn có thể tìm hiểu và áp dụng một số mẹo chữa bệnh dân gian khá tiện ích, có thể thực hiện ngay tại nhà mà không tốn quá nhiều thời gian.
Tắm nước mát
Khi bị dị ứng, da cần thông thoáng và sạch sẽ. Tắm nước mát là giải pháp khá hữu hiệu vừa giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và nấm còn trú ngụ trên da vừa xoa dịu các biểu hiện ngứa ngáy.
Trong quá trình tắm, có thể sử dụng xà phòng dịu nhẹ để hỗ trợ tẩy sạch lớp da chết và vi khuẩn còn sót lại.
Người bệnh có thể kết hợp với chườm lạnh tại các vùng da bị tổn thương nhiều hơn để thu hẹp các mạch máu, giảm thiểu sự giải phóng histamin nhờ đó sẽ hạn chế các biểu hiện của dị ứng.
Lá trà xanh
Trà xanh có nhiều ứng dụng hữu ích trong đời sống. Không chỉ là một thức uống mát lành mà trà xanh còn trở thành nguyên liệu sản xuất bánh.
Nhờ khả năng thanh nhiệt, đào thải độc tố mà trà xanh sẽ xoa dịu các biểu hiện của dị ứng. Thêm vào đó, loại thảo mộc này còn có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm tuyệt vời.
Để sử dụng lá trà xanh chữa dị ứng người bệnh nên đun nước tắm hàng ngày. Lưu ý nên loại bỏ lá sâu, rửa sạch trà xanh trước khi nấu.
Yến mạch
Ngâm mình trong bồn tắm với bột yến mạch cũng là một mẹo hữu ích trong trường hợp mắc dị ứng ngứa toàn thân.
Theo các nghiên cứu khoa học, bột yến mạch có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm nhiễm. Điều này sẽ giúp đẩy lùi các biểu hiện dị ứng xuất hiện trên da.
Ngoài cách tắm bột yến mạch, người bệnh cũng có thể sử dụng bột yến mạch đắp lên vùng da xuất hiện triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên sau khi tắm hoặc đắp yến mạch nên rửa sạch lại da một lần nữa.
Mật ong
Mật ong chứa vitamin E, axit amin có tác dụng chống viêm, dưỡng ẩm đồng thời ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn trên da.
Cách dùng mật ong chữa dị ứng khá đơn giản. Theo đó, người bệnh sử dụng mật ong nguyên chất bôi trực tiếp lên vùng da nổi mẩn, ngứa ngáy.
Chỉ cần bôi một lớp mỏng đồng thời có thể kết hợp massage để các tinh chất thẩm thấu nhanh vào da. Sau khoảng 30 phút thì tắm sạch.
Nha đam
Những công dụng của nha đam (lô hội) với làn da đã được công nhận. Với thành phần là hơn 23 loại axit amin, vitamin B1, B2, B5, vitamin A, vitamin E và các loại khoáng chất, nha đam đã được nghiên cứu và sử dụng nhiều trong lĩnh vực làm đẹp.
Khi bị dị ứng nói riêng và các kích ứng da nói chung (không có vết thương hở) thì bạn có thể sử dụng nha đam như một chất xoa dịu.
Trong trường hợp bị dị ứng da ngứa toàn thân hãy lấy nhựa nha đam tươi bôi trực tiếp lên các vùng da trên cơ thể. Nếu không có nha đam tươi, bạn cũng có thể mua chiết xuất nhựa nha đam dưới dạng gel tại các cửa hàng mỹ phẩm hoặc siêu thị.
Trà thảo mộc
Khi bị dị ứng, cơ thể sản sinh ra độc tố gây ra những triệu chứng dị ứng tiêu biểu. Do đó việc thanh lọc, loại bỏ độc tố là rất cần thiết.
Làm việc này rất đơn giản, người bệnh chỉ cần thường xuyên uống trà thảo mộc (trà xanh, atiso, trà hoa cúc…) giúp cơ thể thư giãn hơn đồng thời đẩy lùi các biểu hiện của dị ứng.
Ngoài ra, người bệnh có thể xông mình với các loại thảo dược như lá bạc hà, lá kinh giới, lá tía tô, lá trầu không… Quá trình xông hơi sẽ giúp lỗ chân lông giãn nở, tạo điều kiện đào thải các chất độc và bụi bẩn còn tích tụ dưới da.
Không chỉ điều trị chứng dị ứng mà các mẹo dân gian kể trên còn giúp bạn có một làn da khỏe mạnh, mịn màng và đầy sức sống nếu thực hiện đều đặn.
Chữa dị ứng da ngứa toàn thân trong Đông y
Y học cổ truyền quan niệm dị ứng nổi mề đay, ngứa ngáy có căn nguyên sâu xa là ngoại tà xâm nhập, phủ tạng suy yếu, độc tố không được đào thải ra ngoài, khí huyết bất túc, vệ khí bất hòa và cơ thể suy nhược.
Như vậy để điều trị dị ứng theo phương pháp Đông y, cần hỗ trợ hoạt động của các cơ quan nội tạng, đặc biệt là gan, thận để loại bỏ lượng độc tố còn dư thừa đồng thời thúc đẩy tuần hoàn máu huyết, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa viêm nhiễm và mẩn ngứa.
Với các thành phần chính đa phần có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, các bài thuốc Đông y sẽ kết hợp các vị thuốc theo một lượng phù hợp để từng bước đẩy lùi hiện tượng dị ứng nổi mẩn đỏ ngứa khắp người.
- Bài thuốc số 1: Cát cánh, độc hoạt, thục địa, trần bì, xuyên khung, đương quy, cam thảo, tế tân, bạch chỉ, quế, xương bồ, thương nhĩ.
- Bài thuốc số 2: Sài hồ, kim ngân hoa, hạ khô thảo, tang ký sinh, cam thảo đất, bồ công anh, ngải diệp, thiên niên kiện, đơn mặt trời
- Bài thuốc số 3: Bạch chỉ, quế chi, ké đầu ngựa, ý dĩ, lá đơn, kinh giới, đan sâm, tô tử, phòng phong.
Liều lượng thuốc sẽ được các lương y gia giảm cho phù hợp với tình trạng dị ứng của người bệnh. Mỗi ngày sắc uống 1 thang thuốc. Người bệnh kiên trì đều đặn thực hiện theo liệu trình khoảng 2-3 tuần thì sẽ giải quyết tình trạng dị ứng nổi mẩn ngứa và ngăn ngừa hiện tượng này tái phát.
Điều trị theo phương pháp Tây y
Trong Tây y hay nói cách khác là y học hiện đại, dị ứng là phản ứng của cơ thể với các dị nguyên. Quá trình này giải phóng các histamin trong máu gây ra hiện tượng nổi mề đay và mẩn ngứa.
- Nhóm thuốc kháng histamin: Hydroxyzine, Chlopheniramin, Loratadine, Cetirizin… Nhóm thuốc này có tác dụng ngăn chặn sự giải phóng histamin vào máu từ đó loại bỏ các triệu chứng dị ứng xuất hiện trên da.
- Nhóm thuốc corticoid: Methylprednisolone, Betamethasone, Dexamethasone… Các loại thuốc corticoid có công dụng chống dị ứng, chống viêm và ức chế hệ miễn dịch.
- Nhóm thuốc ức chế calcineurin: Chứa Pimecrolimus hoặc Tacrolimus giúp điều hòa miễn dịch và chống viêm, giảm ngứa.
Các loại thuốc kể trên thường được bào chế dưới dạng bôi ngoài da, viên uống hoặc tiêm. Để điều trị hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ các chỉ định, kê đơn của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý sử dụng thuốc.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng một số loại kem thảo dược lành tính có tác dụng cung cấp độ ẩm, tăng sức đàn hồi và đề kháng của làn da.
Lưu ý khi mắc dị ứng da ngứa toàn thân
Để giải quyết hiệu quả tình trạng dị ứng, ngứa ngáy, người bệnh nên lưu tâm những thông tin quan trọng dưới đây:
- Ngay sau khi xác định được nguyên nhân gây dị ứng thì cần ngừng tiếp xúc với dị nguyên.
- Thường xuyên làm sạch cơ thể, tắm rửa và giữ vệ sinh cá nhân hàng ngày.
- Sau khi tắm xong cần lau khô cơ thể bằng khăn mềm, sạch.
- Không gãi ngứa quá nhiều vì có thể gây xây xát, tổn thương da, tăng nguy cơ viêm nhiễm, hình thành mụn mủ.
- Mặc quần áo thoáng mát, làm bằng chất liệu thấm hút mồ hôi tốt để không gây bí bách, khó chịu cho làn da.
- Uống nhiều nước để thúc đẩy quá trình bài tiết, thải độc của cơ thể.
- Khi ra ngoài trời nắng hoặc nơi có không khí ô nhiễm cần bảo vệ làn da cẩn thận.
- Khi thấy các triệu chứng nghiêm trọng hơn, các mẹo dân gian không có tác dụng thì cần tới cơ sở y tế để thăm khám.
- Tìm hiểu và lựa chọn những cơ sở y tế, phòng khám Đông y hay bệnh viện có uy tín.
- Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong quá trình điều trị, đặc biệt là việc sử dụng thuốc hàng ngày.
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng các loại thuốc.
- Kết hợp tăng cường ăn rau xanh, hoa quả, sữa chua và những nhóm thực phẩm tốt cho da.
- Hạn chế uống rượu, bia, cà phê hay đồ uống có ga.
Mong rằng những thông tin tổng quan về hiện tượng dị ứng da ngứa toàn thân sẽ giúp độc giả nhanh chóng phát hiện được tình trạng này để từ đó có phương hướng xử lý kịp thời, đạt hiệu quả cao nhất, ngăn chặn biến chứng xảy ra.
ĐỪNG BỎ QUA:
Dị ứng thời tiết bao lâu thì khỏi? Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như mức độ tổn thương, thể trạng của mỗi người và phương pháp điều trị. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên cũng như hướng dẫn cách xử lý khi bị […]
Xem chi tiếtBệnh dị ứng mỹ phẩm có tự hết không? Bao lâu thì khỏi? Điều này còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa và cách chăm sóc của mỗi người. Để giải đáp chi tiết các thắc mắc trên, bạn hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây. Bệnh dị ứng mỹ […]
Xem chi tiếtNgười mắc bệnh dị ứng thời tiết có được tắm không? Nhiều người cho rằng không nên tiếp xúc với nước khi bị dị ứng thời tiết vì bệnh sẽ trầm trọng hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp rõ thắc mắc trên. Cùng tìm hiểu thêm những thông tin chi tiết […]
Xem chi tiếtDị ứng thời tiết có nguy hiểm không? Đây là một thắc mắc mà rất nhiều người bệnh mong muốn được giải đáp. Theo đó, bệnh dị ứng thời tiết thường ở mức độ nhẹ và thuyên giảm sau vài ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể chuyển biến nặng và có nhiều biến chứng nếu […]
Xem chi tiết