Dị Ứng Cơ Địa

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa Da LiễuTrưởng khoa xương khớp, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Dị ứng cơ địa thường xảy ra ở những người có cơ địa dễ dị ứng như: phụ nữ có thai, sau sinh hoặc trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch kém. Căn bệnh gây ra nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Vậy dị ứng cơ địa do đâu, có nguy hiểm không và cần làm gì để điều trị?

Dị ứng cơ địa là bệnh gì? Các triệu chứng điển hình

Dị ứng cơ địa là căn bệnh thường gặp, nó có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Theo đó, dị ứng cơ địa được hiểu là: Khi bạn tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng, lúc này cơ thể sẽ sinh ra các kháng thể để chống lại mầm bệnh. Tuy nhiên trong các kháng thể này có sẵn yếu tố gây dị ứng. Các yếu tố này gặp dị nguyên và gây ra dị ứng cơ địa. 

Hiểu đơn giản, dị ứng cơ địa là tình trạng phản ứng thái quá của hệ miễn dịch khi gặp các yếu tố gây dị ứng như lông chó mèo, phấn hoa, ô nhiễm không khí, thời tiết, thức ăn hoặc mỹ phẩm… Bạn có thể phát bệnh ngay khi tiếp xúc với các tác nhân gây hại này, nhưng cũng có thể phát bệnh sau một hoặc vài tuần sau, tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. 

Mặc dù là bệnh ngoài da nhưng dị ứng cơ địa không gây lây nhiễm khi tiếp xúc. Thế nhưng bệnh có thể di truyền nếu bố mẹ có tiền sử mắc bệnh.

Theo khảo sát, thống kê, tỷ lệ mắc bệnh dị ứng cơ địa lên đến 50% và trẻ em là đối tượng chủ yếu của căn bệnh này. 

Bệnh được chia làm 3 loại với mức độ nặng nhẹ khác nhau:

  • Dị ứng cơ địa cấp tính
  • Dị ứng cơ địa bán cấp
  • Dị ứng cơ địa mãn tính

Các triệu chứng điển hình của bệnh như :

  • Da ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu
  • Cơ thể nổi nốt mẩn đỏ, mề đay ở diện tích nhỏ (hoặc rộng)
  • Một số trường hợp xuất hiện những nốt mụn nước và chảy dịch
  • Một số vị trí trên cơ thể hoặc toàn thân bị sưng phù, kèm theo cảm giác đau rát
  • Buồn nôn hoặc nôn ói
  • Sổ mũi hoặc nghẹt mũi
  • Ngứa mũi
  • Khó thở, thở khò khè
  • Ho khan, ho có đờm
  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn
  • Tiêu chảy…

Tùy thuộc vào cơ địa, tác nhân gây bệnh, mỗi người sẽ có những triệu chứng dị ứng khác nhau. Dù là triệu chứng nào bạn cũng nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất.

Dị ứng có địa có nguy hiểm không? Biến chứng

Bệnh dị ứng cơ địa có thể tái phát nhiều lần và khó điều trị dứt điểm. Điều này ảnh hưởng lớn đến tâm lý, sức khỏe của người bệnh. Với đối tượng là trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh chưa có nhiều nhận thức về tình trạng sức khỏe, bệnh có thể gây tổn thương đến da và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. 

Chung quy, dị ứng cơ địa là căn bệnh thường gặp KHÔNG NGUY HIỂM đến tính mạng, nhưng tạo ra nhiều bất tiện trong cuộc sống. Bệnh có thể gây ra một số biến chứng nếu không được điều trị đúng cách như:

  • Viêm màng phổi
  • Nhiễm trùng máu
  • Suy hô hấp
  • Nhiễm trùng da…

Nguyên nhân dị ứng cơ địa ở trẻ em, người lớn

Bệnh dị ứng cơ địa xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo các bác sĩ chuyên khoa, các nguyên nhân gây bệnh chính, thường gặp nhất là:

  • Di truyền: Nguyên nhân đầu tiên có thể gây ra bệnh dị ứng cơ địa chính là di truyền. Như đã nói ở trên, nếu người thân trong gia đình (ông bà bố mẹ) có tiền sử mắc bệnh, con cháu sinh ra cũng sẽ bị di truyền bệnh này. Đây là điều này đã được nhiều nghiên cứu y học trước đây chứng minh. Theo đó, tỷ lệ di truyền bệnh dị ứng cơ địa lên đến 60%. 
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Nguyên nhân gây bệnh thứ 2 là do hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm. Khi hệ miễn dịch của cơ thể yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập và tấn công gây ra bệnh. Do đó, khi hệ miễn dịch của bạn yếu đi rất dễ gây ra bệnh dị ứng cơ địa.
  • Cơ địa dễ dị ứng: Những người có cơ địa dễ dị ứng khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên rất dễ gây ra bệnh dị ứng cơ địa.
  • Các tác nhân gây bệnh có trong môi trường: Các yếu tố có trong môi trường gây ra bệnh như: Khói bụi, không khí ô nhiễm, phấn hoa, lông chó mèo… Khi bạn tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên, cơ thể phản ứng thái quá tạo thành bệnh dị ứng cơ địa. 
  • Do thực phẩm: Thực phẩm gây dị ứng cơ địa là một một nguyên nhân khá phổ biến. Cơ thể bạn có các triệu chứng như ngứa, nổi mẩn đỏ, mề đay khi ăn một số loại thức ăn hoặc đồ uống nào đó. Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như: Tôm, cua, mực, bạch tuộc, sữa bò, cá, trứng, lạc,…
  • Ngứa dị ứng cơ địa do lạm dụng thuốc: Việc sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, hạ sốt, gây tê trong một thời gian dài hoặc dùng không đúng cách cũng là nguyên nhân gây ra bệnh ngứa da dị ứng. Việc này thường xảy ra ở những người có cơ địa dễ dị ứng.
Lạm dụng thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân gây dị ứng cơ địa
Lạm dụng thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân gây dị ứng cơ địa
  • Dị ứng mỹ phẩm: Mỹ phẩm là một trong những nguyên nhân tiếp theo gây ra bệnh dị ứng cơ địa. Theo đó, một số thành phần hóa học có trong mỹ phẩm sẽ khiến da bị kích ứng, gây nên bệnh.
  • Căng thẳng, áp lực trong một thời gian dài: Nếu bạn thường xuyên phải chịu áp lực, căng thẳng stress trong một thời gian rất dễ gây nên bệnh dị ứng cơ địa. Nguyên nhân là, stress tác động thẳng lên đại thực bào và kích thích hệ thần kinh hoạt động. Từ đó cũng khiến hệ miễn dịch tăng độ mẫn cảm, khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên rất dễ gây ra bệnh dị ứng.

Dị ứng cơ địa có chữa được không? Cách điều trị hiệu quả

Dị ứng cơ địa là bệnh khá phổ biến. Do đó khi mắc bệnh bạn không cần quá lo lắng việc nó có chữa được không, vì đây là căn bệnh chữa được. Điều bạn cần làm khi thấy da có các triệu chứng bất thường chính là đến bệnh viện để được đội ngũ bác sĩ có chuyên môn thăm khám, tìm ra nguyên nhân. 

Việc xác định nguyên nhân gây bệnh, cùng với các biểu hiện lâm sàng sẽ giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất. Các cách chữa dị ứng cơ địa phổ biến nhất hiện nay như: Uống thuốc kháng sinh Tây y, điều trị theo các bài thuốc Nam hoặc áp dụng mẹo dân gian tại nhà. 

Bị dị ứng cơ địa phải làm sao? Uống thuốc kháng sinh Tây y

Uống thuốc kháng sinh Tây y là phương pháp điều trị phổ biến nhất và được nhiều người bệnh lựa chọn. Bởi nó giúp làm giảm nhanh các triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa rát,… do bệnh dị ứng cơ địa gây ra. 

Tuy nhiên trước khi sử dụng thuốc chữa ngứa da dị ứng, bạn cần được thăm khám lâm sàng cùng với thực hiện một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh. Các loại xét nghiệm được chỉ định như: 

  • Test lẩy da
  • Test áp da
  • Test huyết thanh tự thân
  • Test thử thách thuốc

Khi đã xác định được nguyên nhân gây ra dị ứng, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất cho bạn. Một số loại thuốc kháng sinh thường được chỉ định trong chữa bệnh dị ứng như:

  • Nhóm thuốc kháng sinh: Trong trường bạn có nguy cơ nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kháng sinh nhằm kháng khuẩn, ngăn chặn các tổn thương lan rộng trên da và bên trong cơ thể. Những loại thuốc kháng sinh thường dùng như Erythromycin, hoặc Tetracyclin,…
  • Nhóm thuốc kháng Histamin: Đây là thuốc có công dụng ức chế, ngăn không cho các yếu tố dị ứng phát triển. Đồng thời nó giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng của bệnh như ngứa ngáy. Ngoài ra, chất an thần có trong các loại thuốc kháng histamin cũng giúp người bệnh dễ ngủ hơn, tránh cảm giác khó chịu do bệnh mang lại. Một số loại thuốc kháng histamin như Chlorpheniramin, Certerizin, Fexofenadin…
  • Nhóm thuốc Corticoid: Các loại thuốc này có công dụng chống viêm nhiễm, thường được chỉ định điều trị khi bệnh đã nặng. Thuốc được bào chế dưới dạng kem bôi, thuốc mỡ. Tuy nhiên, thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như nổi mụn trứng cá, rạn da, hoặc da bị nhăn nheo. Người bệnh nếu muốn dùng cần có sự chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc chứa Corticoid là Medrol, Prednisone, Dexamethason, hoặc Metasone….
  • Các loại thuốc chống xung huyết: Người bị bệnh thường có các triệu chứng kèm theo như khó thở, thở khò khè, đau họng, đau ngứa mũi sẽ được chỉ định thêm một số loại thuốc chống xung huyết. 
  • Nhóm thuốc mẫn cảm đặc hiệu: Công dụng chính của nhóm thuốc này chính là kháng lại IgE có trong các phản ứng dị ứng. Các loại thuốc giảm mẫn cảm đặc hiệu như Ramatroban, Ozagrel, hoặc Seratridust,…
  • Một số trường hợp bệnh tiến triển nặng có thể phải tiêm Epinephrine. 

Như đã nói ở trên, các loại thuốc Tây y nhanh chóng cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Nhưng nó cũng mang lại một số tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe như: Đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, buồn ngủ, rạn da, nổi mụn,… Vì vậy bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị dị ứng cơ địa về nhà sử dụng khi chưa được bác sĩ chỉ định.

Mẹo dân gian chữa bệnh dị ứng cơ địa

Dị ứng cơ địa là tình trạng thường gặp, vì vậy từ lâu trong dân gian đã lưu truyền nhiều mẹo chữa bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số mẹo dân gian có thể giúp bạn đẩy lùi ngứa da dị ứng.

Chữa bệnh bằng lá ổi

Lá ổi có tính ấm và vị hơi đắng. Lá ổi có công dụng giải độc cơ thể, hỗ trợ làm lành các tổn thương trên da, se khít niêm mạc da. Ngoài ra, theo một số nghiên cứu, lá ổi có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa rất hiệu quả. Vì vậy từ lâu trong dân gian đã lưu truyền bài thuốc chữa dị ứng cơ địa bằng lá ổi.

"<yoastmark

Cách thực hiện:

  • Người bệnh chuẩn bị một nắm lá ổi không sâu mục.
  • Rửa sạch lá ổi và để ráo nước.
  • Đem lá ổi đã rửa sạch giã nát.
  • Đắp lá ổi đã giã nát lên những vùng da bị dị ứng, mẩn đỏ.
  • Rửa sạch lại với nước ấm sau khi đã qua 15 phút.
  • Hoặc bạn cũng có thể đun lá ổi với nước để tắm hàng ngày.

Điều trị dị ứng cơ địa bằng lá khế

Lá khế không còn xa lạ gì với người dân Việt Nam. Theo đó, lá khế có tính lạnh và vị hơi chát. Trong lá khế chứa một lượng lớn vitamin C và chất chống oxy hóa, có tác dụng giải độc, sát khuẩn và giảm cảm giác ngứa ngáy trên da. Dùng lá khế chữa bệnh ngứa da dị ứng rất đơn giản.

Cách 1

  • Bạn chuẩn bị một nắm lá khế tươi và đem rửa sạch.
  • Đem lá khế đã rửa sạch đun sôi với nước trong khoảng 15 phút.
  • Đổ nước ra chậu và hòa với nước lạnh sao cho độ ấm vừa phải và tắm.
  • Trong khi tắm, bạn dùng bã lá khế chà xát lên da.

Cách 2

  • Lá khế tươi chuẩn bị 1 nắm.
  • Rửa sạch và giã nát lá khế.
  • Dùng lá khế đã giã nát đắp lên da, những vùng bị dị ứng, nổi mẩn, mề đay.
  • Dùng nước ấm rửa lại sau khi đã để lá khế trên da 15 phút. Mỗi ngày bạn nên dùng 2 lần để xoa dịu cơn ngứa.

Dùng lá tía tô cải thiện dị ứng cơ địa hiệu quả

Lá tía tô trong Đông y là một loại thảo dược có vị cay nhẹ, và tính ấm. Trong lá tía tô chứa một lượng lớn tinh dầu, canxi, sắt, cùng nhiều loại vitamin khác có công dụng kháng khuẩn, hạ sốt, tẩy tế bào chết, chống lão hóa, cung cấp độ ẩm, đồng thời làm lành vết thương trên da… Vì vậy bạn có thể dùng lá tía tô để điều trị dị ứng cơ địa.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị một nắm lá tía tô tươi và rửa thật sạch.
  • Giã nát số tía tô đã rửa sạch trên.
  • Đắp lá tía tô đã giã nát lên những vùng da bị dị ứng trong vòng 15 phút.
  • Dùng nước ấm rửa lại thật sạch phần da đắp lá tía tô.
  • Hoặc bạn cũng có thể nấu nước lá tía tô để tắm hằng ngày.

Tắm lá hẹ chữa bệnh dị ứng cơ địa

Lá hẹ là nguyên liệu nấu ăn quá quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên lá hẹ chữa bệnh dị ứng cơ địa không phải ai cũng biết. Theo đó trong lá hẹ chứa hoạt chất odorin cùng một lượng lớn vitamin và khoáng chất có khả năng giải độc, cầm máu rất hiệu quả. Do đó dân gian thường dùng lá hẹ để chữa các triệu chứng ngứa da dị ứng.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 1 nắm lá hẹ tươi và nhặt bỏ phần hỏng, sau đó rửa lại với nước sạch.
  • Cắt nhỏ lá hẹ đã rửa sạch thành từng khúc nhỏ và xay nhuyễn.
  • Lọc bỏ hết phần bã, chiết lấy nước.
  • Dùng bông y tế thấm nước cốt lá hẹ chấm lên vết dị ứng trên da.
  • Để yên trong vòng 20 phút để nước lá hẹ thẩm thấu vào da, sau đó rửa lại với nước ấm.

Lá đơn đỏ có khả năng điều trị dị ứng cơ địa

Lá đơn đỏ mà tất cả các bộ phận của nó đều có công dụng chữa bệnh. Theo đó lá đơn đỏ có khả năng giải độc cơ thể, làm mát gan, chống – chữa nhiễm khuẩn, đồng thời làm lành các vết thương… Chính bởi những công dụng vậy mà từ lâu trong dân gian đã ứng dụng nó trong các mẹo chữa dị ứng cơ địa, dị ứng da mặt. Cách thực hiện như sau:

Cách 1

  • Người bệnh chuẩn bị khoảng 30g lá đơn đỏ khô.
  • Rửa sạch lá đỏ khô và đun chúng với 1 lít nước.
  • Dùng lửa nhỏ để đun thuốc. Bạn để ý, khi nước cạn còn khoảng 200ml thì tắt bếp.
  • Chia số nước này làm 3 phần bằng nhau và uống vào sáng-trưa-tối.

Cách 2

  • Chuẩn bị khoảng 20g lá đơn đỏ tươi và rửa thật sạch.
  • Giã nát số lá đơn đỏ đã rửa sạch và đắp lên da bị tổn thương trong vòng 15 phút.
  • Dùng nước ấm rửa sạch lại vùng da đắp lá đơn đỏ.

Hỗn hợp đu đủ, gừng và giấm cho người bị dị ứng cơ địa

Sự kết hợp giữa đu đủ, gừng và giấm giúp điều trị ngứa da dị ứng hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 100g giấm, cùng với 150g đu đủ xanh và 6g gừng tươi.
  • Đu đủ xanh và gừng tươi gọt sạch vỏ, rửa thật sạch.
  • Gừng thái thành sợi nhỏ, đu đủ xanh bỏ hạt và thái thành nhiều miếng nhỏ.
  • Giấm đem đun sôi và cho gừng tươi, đu đủ xanh đã qua sơ chế vào.
  • Tiếp tục cho thêm khoảng 100ml nước, đun sôi với lửa nhỏ trong vòng 15 phút.
  • Đổ hỗn hợp đu đủ, gừng và giấm ra bát, sau đó ăn 2 lần mỗi ngày.

Lưu ý: Những mẹo dân gian tại nhà chỉ có thể chữa dị ứng cơ địa với mức độ nhẹ. Người bệnh nên thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh trước khi áp dụng các mẹo này.

Cơ địa dị ứng nên ăn gì, kiêng gì để mau khỏi bệnh?

Như đã nói ở trên, thức ăn chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh dị ứng cơ địa. Do đó việc ăn gì, kiêng gì khi mắc bệnh rất quan trọng. Nó có thể hỗ trợ đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh, nhưng cũng có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy cơ địa dị ứng nên ăn gì, kiêng gì để mau khỏi bệnh? 

Cơ địa dị ứng nên ăn gì?

Người có cơ địa dị ứng nên ăn gì? Theo đó bạn nên:

  • Các loại trái cây khô như: Quả nho khô, mận khô, hạnh nhân khô, nho khô, quả óc chó,… Đây là những loại quả chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, đồng thời chúng cũng giúp cung cấp độ ẩm cho da.
  • Thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá mòi, cá hồi hoa…. Các loại cá này giúp da luôn mịn màng, từ đó cải thiện các triệu chứng kích ứng trên da.
  • Người bệnh nên ăn nhiều rau củ, vì chúng chứa nhiều chất xơ, và vitamin C rất tốt cho quá trình điều trị bệnh. Một số loại rau củ nên ăn như cà chua, rau bian, các loại rau họ cải, cà rốt, súp lơ,…
  • Ăn nhiều tinh bột như: Lúa mì, khoai, gạo, ngô… vi chúng cũng hỗ trợ quá trình chữa ngứa dadị ứng.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày. Hoặc bạn có thể thay thế nước lọc bằng các loại nước ép trái cây, cà rốt, nước chanh mật ong, nước gừng,…

Dị ứng cơ địa kiêng ăn gì?

Ngoài việc nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh, bạn cần đặc biệt tránh những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như:

  • Các loại hải sản như: Tôm, cua, mực, bạch tuộc, sò, nghêu… vì chúng chứa rất nhiều cholesterol, protein có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.
  • Không nên ăn các loại đồ muối chua như: Cà muối, dưa muối. Các loại thực phẩm này có thể khiến khả năng loại bỏ độc tố của cơ thể bị ảnh hưởng. Từ đó chất độc tích tụ khiến bệnh nặng hơn. Với những có cơ địa dễ bị dị ứng có thể gây ra viêm nhiễm khuẩn.
  • Thịt bò: Một số trường hợp khi bị dị ứng cơ địa ăn thịt bò có thể khiến tình trạng ngứa da trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời, các chất có trong thịt bò cũng có thể làm bệnh trở nặng.
Nên hạn chế ăn các loại thịt bò, hải sản,... khi bị bệnh
Nên hạn chế ăn các loại thịt bò, hải sản,… khi bị bệnh
  • Trứng gà và thịt gà: Để hạn chế các cơn ngứa và nốt mẩn đỏ bạn không nên ăn thịt hay hay trứng gà.
  • Các loại đồ ngọt như: Socola, kem bơ, sữa đặc, bánh ngọt,… Đây đều là những loại thực phẩm nhiều đường, chúng có thể khiến các cơn ngứa da bùng phát.
  • Kiêng bia, rượu, thuốc lá: Đây đều là những chất cấm kỵ khi đang bị bệnh.

Cách phòng bệnh dị ứng cơ địa hiệu quả nhất

Bên cạnh việc điều trị, xây dựng chế độ phù hợp với tình trạng bệnh, thì thực hiện các phòng tránh cũng hết sức cần thiết. Dị ứng cơ địa là căn bệnh rất dễ tái phát, vì vậy bạn nên nắm chắc các cách phòng, ngăn ngừa bệnh tái phát. Dưới đây là một số biện pháp ngăn chặn bệnh:

  • Người bị dị ứng cơ địa hoặc có cơ địa dễ dị ứng cần tránh tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh. Cụ thể như: Lông chó mèo, khói bụi, không khí ô nhiễm, các loại thực phẩm gây kích ứng, mỹ phẩm,…
  • Mỗi khi thời tiết chuyển mùa cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe.
  • Luôn giữ cơ thể sạch sẽ, mặc quần áo rộng rãi tránh cọ xát.
  • Vệ sinh sạch sẽ chăn màn, quần áo, nhà cửa để loại bỏ tối đa các vi khuẩn có hại.
  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, tăng cường bổ sung các vitamin như C, E, A để giúp cơ thể tăng cường đề kháng, chống lại tác nhân gây hại.
  • Uống nhiều nước, trong thời tiết đang chuyển lạnh như hiện nay người bệnh nên uống nước ấm. Bạn cũng có thể thay thế bằng các loại nước ép tốt cho cơ thể như nước cam, táo, bưởi, chanh mật ong, gừng mật ong,…
  • Tích cực tập thể dục thể thao để cơ thể luôn khỏe mạnh, chống các vi khuẩn có hại xâm nhập.
  • Thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ, hoặc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Dị ứng cơ địa là căn bệnh thường gặp, rất dễ tái phát, vì vậy việc điều trị dứt điểm không phải là điều dễ dàng. Bạn nên thăm khám định kỳ và thực hiện các  biện pháp phòng tránh để kiểm soát và ngăn chặn bệnh tái phát. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của mình!

Câu hỏi thường gặp
Dị Ứng Thời Tiết Bao Lâu Thì Khỏi? [Bác Sĩ Giải Đáp]

Nội dung chínhDị ứng cơ địa là bệnh gì? Các triệu chứng điển hìnhDị ứng có địa có nguy hiểm không? Biến chứngNguyên nhân dị ứng cơ địa ở trẻ em, người lớnDị ứng cơ địa có chữa được không? Cách điều trị hiệu quảBị dị ứng cơ địa phải làm sao? Uống thuốc kháng […]

Xem chi tiết
Dị ứng mỹ phẩm có tự hết không? [Chuyên gia giải đáp] 

Nội dung chínhDị ứng cơ địa là bệnh gì? Các triệu chứng điển hìnhDị ứng có địa có nguy hiểm không? Biến chứngNguyên nhân dị ứng cơ địa ở trẻ em, người lớnDị ứng cơ địa có chữa được không? Cách điều trị hiệu quảBị dị ứng cơ địa phải làm sao? Uống thuốc kháng […]

Xem chi tiết
Dị Ứng Thời Tiết Có Nguy Hiểm Không? [Bác Sĩ Giải Đáp]

Nội dung chínhDị ứng cơ địa là bệnh gì? Các triệu chứng điển hìnhDị ứng có địa có nguy hiểm không? Biến chứngNguyên nhân dị ứng cơ địa ở trẻ em, người lớnDị ứng cơ địa có chữa được không? Cách điều trị hiệu quảBị dị ứng cơ địa phải làm sao? Uống thuốc kháng […]

Xem chi tiết
Dị ứng thời tiết có được tắm không? [Bác sĩ giải đáp]

Nội dung chínhDị ứng cơ địa là bệnh gì? Các triệu chứng điển hìnhDị ứng có địa có nguy hiểm không? Biến chứngNguyên nhân dị ứng cơ địa ở trẻ em, người lớnDị ứng cơ địa có chữa được không? Cách điều trị hiệu quảBị dị ứng cơ địa phải làm sao? Uống thuốc kháng […]

Xem chi tiết
Cách chữa Dị Ứng Cơ Địa
Thuốc chữa Dị Ứng Cơ Địa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Bọc Răng Sứ Có Bị Hôi Miệng Không? Cách Điều Trị Và Chăm Sóc

Khi Nào Nên Bọc Răng Sứ Để Mang Lại Hiệu Quả Thẩm Mỹ Tốt Nhất?

Bọc Răng Sứ Có Được Vĩnh Viễn Không? Yếu Tố Nào Tác Động?

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

[CHIA SẺ] Trước Và Sau Khi Bọc Răng Sứ Cần Biết Những Gì?

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?