Dị Ứng Thời Tiết Có Nguy Hiểm Không? [Bác Sĩ Giải Đáp]

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không? Đây là một thắc mắc mà rất nhiều người bệnh mong muốn được giải đáp. Theo đó, bệnh dị ứng thời tiết thường ở mức độ nhẹ và thuyên giảm sau vài ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể chuyển biến nặng và có nhiều biến chứng nếu không điều trị sớm nhất. 

Bị dị ứng thời tiết có nguy hiểm không? Biến chứng nguy hiểm

Dị ứng thời tiết là tình trạng cơ thể phản ứng trước các yếu tố thời tiết như ánh sáng, độ ẩm, không khí, nhiệt độ. Đây là hiện tượng thường xảy ra trong giai đoạn giao mùa, thời tiết hanh khô hoặc nóng bức.

Các biểu hiện dị ứng thời tiết như:

  • Phát ban da
  • Nổi mề đay
  • Da châm chích, ngứa ngáy, nóng rát khó chịu

Bên cạnh các tổn thương da, bệnh còn gây đau họng, sổ mũi, hắt hơi, mệt mỏi…

Dị ứng thời tiết gây ra tình trạng ngứa ngáu, châm chích khó chịu cho làn da
Dị ứng thời tiết gây ra tình trạng ngứa ngáy, châm chích khó chịu cho làn da

Vậy bị dị ứng thời tiết có nguy hiểm không? Các chuyên gia da liễu nhận định dị ứng thời tiết là tình trạng không quá nghiêm trọng. Bệnh sẽ khỏi nếu được điều trị, chăm sóc đúng cách.

Nếu người bệnh chủ quan trong việc chữa trị sẽ gây ra một số ảnh hưởng, biến chứng như sau:

  • Ảnh hưởng đến ngoại hình: Triệu chứng nổi mẩn đỏ, phát ban, mề đay thường xuất hiện ở vùng da không được che chắn bởi quần áo như tay, chân, cổ. Điều này có thể gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến ngoại hình và tâm lý của người bệnh.
  • Suy giảm sức đề kháng: Hệ miễn dịch của người bệnh sẽ bị suy giảm và cần một thời gian nhất định để hồi phục sau mỗi lần bị dị ứng thời tiết. Nếu bệnh tái phát nhiều lần thì cơ thể dễ xuất hiện các bệnh lý liên quan khác. Ví dụ như hen suyễn, viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng…
  • Rối loạn giấc ngủ: Tình trạng ngứa ngáy, châm chích ở da có xu hướng nghiêm trọng hơn vào ban đêm. Người bệnh sẽ cảm thấy bứt rứt, khó ngủ và thậm chí là mất ngủ kéo dài.
  • Tăng nguy cơ viêm nhiễm trên da: Do tình trạng ngứa ngáy nên người bệnh thường có thói quen chà xát, cào gãi lên da. Thói quen này sẽ làm da bị tổn thương, trầy xước, chảy máu. Từ đó tăng nguy cơ viêm nhiễm trên da. Nếu không điều trị sớm thì vi khuẩn sẽ xâm nhập vào xương và hệ tuần hoàn máu. 
  • Sốc phản vệ: Phản ứng này sẽ xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với nhiệt độ nóng, lạnh đột ngột. Biến chứng nghiêm trọng nhất khi bị dị ứng thời tiết. Biến chứng này có thể dẫn đến tử vong.

Cách xử lý khi bị dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết có tự khỏi không là vấn đề mà nhiều người bệnh thắc mắc. Thông thường, những triệu chứng khi bị dị ứng thời tiết sẽ thuyên giảm sau vài ngày. Lúc này, cơ thể đã thích nghi được với sự thay đổi đột ngột của môi trường.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh có thể kéo dài nhiều ngày. Và bệnh sẽ chỉ hết khi có sự can thiệp của các biện pháp y tế.  Một số phương pháp điều trị dị ứng thời tiết phổ biến, mang lại hiệu quả cao như:

Sử dụng thuốc Tây y

Uống thuốc Tây y chữa dị ứng thời tiết là cách điều trị phổ biến hiện nay. Các loại thuốc Tây y giúp kiểm soát các triệu chứng nhanh chóng và hạn chế bệnh tái phát.

Dựa vào tình trạng bệnh bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc khác nhau. Ví dụ như:

  • Thuốc giảm ngứa: Thuốc giảm ngứa thuộc nhóm kháng Histamin giúp giải phóng các Histamin dưới da và hạn chế ngứa ngáy. Một số loại thuốc giảm ngứa thường được sử dụng như Cetirizine, Dimenhydrinate…
  • Thuốc chứa Corticoid: Các loại thuốc chứa Corticoid có tác dụng kháng viêm, ức chế các dị nguyên gây bệnh như Fluocinolone, Hydrocortisone, Triamcinolone…
  • Thuốc Omalizumab: Thuốc này thường được sử dụng cho người bị dị ứng thời tiết nhiều ngày mà các loại thuốc trên không đáp ứng được. 
  • Một số thuốc điều trị khác: Đối với những người bệnh có các triệu chứng khác đi kèm, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm một số loại thuốc như thuốc giảm đau đầu, mệt mỏi như Aspirin, Paracetamol, Ibuprofen…

Lưu ý:

  • Người bệnh không được tự ý mua thuốc về uống khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ da liễu. Tự ý sử dụng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
  • Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý ngưng uống hoặc thêm bớt liều dùng. Nếu có dấu hiệu bất thường trong thời gian điều trị, bạn nên đến gặp bác sĩ để chữa trị.  

Chữa dị ứng thời tiết bằng bài thuốc Đông y

Theo quan niệm Đông y, dị ứng thời tiết xảy ra do các tạng phủ trong cơ thể gặp phải nhiều vấn đề. Chẳng hạn như rối loạn chuyển hóa, chức năng giải độc ra khỏi cơ thể kém. Khi đó, các tạng trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, chất độc không được đào thải ra hết và gây nên những triệu chứng qua da. 

Để cải thiện bệnh dị ứng thời tiết, Đông y điều trị bệnh bằng cách giải độc, thanh nhiệt bằng các tác động vào tạng phủ. Tùy theo mức độ dị ứng, các bác sĩ Đông y sẽ chỉ định người bệnh sử dụng bài thuốc phù hợp.

Người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc Đông y chữa bệnh dị ứng thời tiết
Người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc Đông y chữa bệnh dị ứng thời tiết
  • Bài thuốc số 1: Bạch chỉ, bạch thược, bạch truật mỗi vị 12g, cam thảo, ngũ vị, sinh khương mỗi vị 4g, ma hoàng, phòng phong mỗi vị 6g, quê chi, bán hạ, khương hoạt mỗi vị 8g. Người bệnh sắc các nguyên liệu với lượng nước vừa đủ rồi uống để cải thiện triệu chứng của bệnh.  
  • Bài thuốc số 2: Long nhãn, tân di, xuyên khung, hoàng cầm, bạch chỉ, bạch giới, long nhãn, hạnh nhân mỗi vị 10g. Cùng với 12g kim ngân hoa, 8g cát cánh và 4g cỏ ngọt. Bạn sử dụng các nguyên liệu sắc lấy nước uống, chia thuốc thành 3 lần uống hết trong ngày. 

Lưu ý: Bạn không nên tự ý áp dụng các bài thuốc Đông y khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Vì thuốc Đông y cũng gây ra nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe nếu như uống sai liều lượng.

Vì vậy người bệnh nên tìm hiểu rõ ràng để lựa chọn các bài thuốc YHCT được nghiên cứu khoa học bài bản thay vì bài thuốc YHCT được truyền miệng

Mẹo dân gian chữa dị ứng thời tiết

Ngoài những phương pháp trên, bạn có thể sử dụng các mẹo dân gian chữa bệnh dị ứng thời tiết. Nguyên liệu chính trong mẹo dân gian chính là các loại thảo dược thiên nhiên. Các loại thảo dược có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm và phòng ngừa dị ứng hiệu quả. 

Dưới đây là một số phương pháp chữa dị ứng thời tiết tại nhà bạn có thể tham khảo:

  • Uống trà hoa cúc: Trà hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, an thần và kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh. Loại trà này không có chứa thành phần caffein nên người bệnh có thể yên tâm sử dụng. Bạn chỉ cần pha trà hoa cúc giống như các loại trà khác và uống mỗi ngày.
  • Tắm lá trà xanh: Lá trà xanh có chứa các chất chống oxy hóa và axit amin có tác dụng phụ hồi những vùng da bị tổn thương, giảm ngứa ngáy và kháng viêm. Bạn chuẩn bị một ít lá trà xanh, nấu nước tắm mỗi ngày để điều trị bệnh. Sau một thời gian, triệu chứng sẽ được cải thiện đáng kể.
  • Xông hơi với gừng: Nếu bị dị ứng thời tiết kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi, nghẹt mũi thì người bệnh có thể áp dụng bài thuốc xông hơi với gừng. Gừng có chứa hoạt chất gingerol giúp kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm. Thực hiện xông hơi với gừng thường xuyên, triệu chứng của bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Đồng thời hạn chế để các tổn thương lan rộng. 
Gừng có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và cải thiện triệu chứng dị ứng thời tiết hiệu quả
Gừng có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và cải thiện triệu chứng dị ứng thời tiết hiệu quả

Ngoài các loại thảo dược trên, người bệnh có thể sử dụng lá trầu không, sả, nha đam, lá lốt để trị bệnh dị ứng thời tiết. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thích hợp điều trị cho những trường hợp bệnh mới khởi phát.

Nếu bệnh đã kéo dài nhiều ngày và có chuyển biến nặng, người bệnh nên đến bác sĩ để được can thiệp y tế sớm nhất. 

Cách phòng ngừa bệnh dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết là một tình trạng thường gặp, đặc biệt trong thời điểm thời tiết thay đổi đột ngột như hiện nay. Bên cạnh việc điều trị, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau để phòng ngừa, hạn chế bệnh tái phát:

  • Người bệnh nên tránh cho làn da tiếp xúc với nắng nóng, bụi bẩn, phấn hoa, lông thú vật. Bởi các nhân tố này sẽ làm bệnh dễ dàng phát triển nhanh chóng. Khi cần ra ngoài dưới trời nắng, bạn nên che chắn cẩn thận để bảo vệ làn da.
  • Vào mùa đông, hanh khô, bạn nên giữ ấm cho cơ thể, tránh để cho da quá khô.
  • Để hạn chế tình trạng da khô và màng lipid bị phá vỡ, bạn nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm. Làn da sẽ được cung cấp độ ẩm cần thiết sẽ mịn màng và khỏe khoắn.
  • Người bị dị ứng thời tiết cần có thực đơn dinh dưỡng phù hợp: Theo đó bạn nên bổ sung nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin C, vitamin E… Các loại vitamin này giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, làm suy giảm mầm bệnh gây bệnh. Một số trái cây như cam, bưởi, quýt rất tốt cho người bị dị ứng thời tiết. 
  • Cung cấp nhiều rau xanh trong chế độ ăn uống hàng ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung các loại thuốc uống như vitamin B1, vitamin B6, vitamin B12…
  • Bạn nên cung cấp đủ nước cho cơ thể, mỗi ngày từ 2 – 2,5 lít nước. 
  • Giữ nhiệt độ phòng ở mức ổn định, vừa phải. Bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để giảm tình trạng da khô, bong tróc da.
  • Giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ để hạn chế các tác nhân gây bệnh xâm nhập.
  • Người bị dị ứng thời tiết nên lựa chọn quần áo thoáng mát, rộng rãi.
  • Hạn chế vận động mạnh và tập luyện thể thao quá sức. 
  • Xây dựng thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không nên thức khuya, ngủ đủ giấc.
  • Luôn giữ tâm trạng thoải mái, hạn chế áp lực, căng thẳng kéo dài. 

Bị dị ứng thời tiết có nguy hiểm không? Bài viết trên đã giải đáp chi tiết cho người bệnh thông tin trên. Như đã nói, dị ứng thời tiết là căn bệnh không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan, lơ là trong điều trị. Phát hiện và chữa trị sớm sẽ hạn chế được những ảnh hưởng đến tâm lý, ngoại hình và giúp bạn lấy lại một cuộc sống cân bằng.

Array
Câu hỏi thường gặp
Dị Ứng Thời Tiết Bao Lâu Thì Khỏi? [Bác Sĩ Giải Đáp]

Nội dung chínhBị dị ứng thời tiết có nguy hiểm không? Biến chứng nguy hiểmCách xử lý khi bị dị ứng thời tiếtSử dụng thuốc Tây yChữa dị ứng thời tiết bằng bài thuốc Đông yMẹo dân gian chữa dị ứng thời tiếtCách phòng ngừa bệnh dị ứng thời tiết Dị ứng thời tiết bao […]

Xem chi tiết
Dị ứng mỹ phẩm có tự hết không? [Chuyên gia giải đáp] 

Nội dung chínhBị dị ứng thời tiết có nguy hiểm không? Biến chứng nguy hiểmCách xử lý khi bị dị ứng thời tiếtSử dụng thuốc Tây yChữa dị ứng thời tiết bằng bài thuốc Đông yMẹo dân gian chữa dị ứng thời tiếtCách phòng ngừa bệnh dị ứng thời tiết Bệnh dị ứng mỹ phẩm […]

Xem chi tiết
Dị ứng thời tiết có được tắm không? [Bác sĩ giải đáp]

Nội dung chínhBị dị ứng thời tiết có nguy hiểm không? Biến chứng nguy hiểmCách xử lý khi bị dị ứng thời tiếtSử dụng thuốc Tây yChữa dị ứng thời tiết bằng bài thuốc Đông yMẹo dân gian chữa dị ứng thời tiếtCách phòng ngừa bệnh dị ứng thời tiết Người mắc bệnh dị ứng […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe
string(6) "di-ung"

Chuyên mục

Tin mới

12 Cây Thuốc Chữa Dạ Dày Giúp Giảm Triệu Chứng Hiệu Quả

6 Cách Chữa Tinh Trùng Yếu Tại Nhà Nam Giới Nên Áp Dụng

Chi Phí Tán Sỏi Thận Qua Da: Quy Trình Và Những Điều Cần Biết

Gợi Ý 6 Cách Chữa Mộng Tinh Tại Nhà Hiệu Quả Cho Nam Giới

15 Cách Chữa Yếu Sinh Lý Tại Nhà Hiệu Quả Không Dùng Thuốc

4 Cách Chữa Viêm Họng Hạt Nhanh Khỏi Và Ngăn Ngừa Tái Phát

14 Cách Trị Vảy Nến Dân Gian Hiệu Quả Và Dễ Thực Hiện Tại Nhà

Viêm Xoang Mãn Tính: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Điều Trị

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?