Dị ứng thời tiết có được tắm không? [Bác sĩ giải đáp]
Người mắc bệnh dị ứng thời tiết có được tắm không? Nhiều người cho rằng không nên tiếp xúc với nước khi bị dị ứng thời tiết vì bệnh sẽ trầm trọng hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp rõ thắc mắc trên. Cùng tìm hiểu thêm những thông tin chi tiết về dị ứng thời tiết có tắm được không ngay tại bài viết dưới đây.
Mắc bệnh dị ứng thời tiết có được tắm không?
Bị dị ứng thời tiết có phải kiêng nước không? Có tắm được không? Đây là những câu hỏi người bệnh mong muốn được giải đáp chính xác để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
Dị ứng thời tiết là một bệnh lý ngoài da, xảy ra ở những người có cơ địa khá nhạy cảm với những thay đổi của môi trường, thời tiết. Khi thời tiết chuyển mùa, hoạt động của hệ miễn dịch bị rối loạn. Từ đó gây nên những triệu chứng như ngứa ngáy, nổi mẩn, phát ban. Đôi khi sẽ kèm theo tình trạng ho, hắt hơi, khó thở, hen suyễn…
Thực tế, có một số người kiêng cữ tắm rửa khi bị dị ứng thời tiết vì lo ngại bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn. Một số người khác cho rằng nếu không tắm thì vi khuẩn sẽ có điều kiện thuận lợi để sinh sôi, phát triển và khiến bệnh nguy hiểm hơn.
Vậy dị ứng thời tiết có được tắm không? Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương – Giám đốc chuyên môn Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102 cho biết việc kiêng cữ tắm rửa khi bị dị ứng thời tiết là phản khoa học. Tắm rửa đúng cách mỗi ngày, vệ sinh da thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn khu trú gây viêm nhiễm ở vùng da bị tổn thương. Hơn nữa, việc tắm rửa mỗi ngày sẽ không khiến cho bệnh nặng hơn mà còn giúp người bệnh được thư giãn, góp phần cải thiện tình trạng bệnh.
Theo một thống kê gần đây cho biết, cứ 10 người mắc bệnh dị ứng thời tiết là có đến 6 người bị nhiễm trùng da và chuyển sang giai đoạn mãn tính. Hầu hết các trường hợp này là do kiêng cữ tắm rửa và không vệ sinh da đúng cách mỗi ngày.
Bị dị ứng thời tiết nên tắm thế nào cho đúng cách?
Tắm hoặc tiếp xúc với nước không là tác nhân khiến bệnh dị ứng thời tiết chuyển biến nặng hơn. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên lưu ý một số vấn đề sau để hỗ trợ điều trị bệnh:
- Người bệnh nên dùng nước ấm để tắm, không được tắm với nước quá lạnh hoặc quá nóng. Nhiệt độ nước tắm tốt nhất nên ở mức 37 độ – tương ứng với nhiệt độ của cơ thể.
- Bệnh nhân nên tắm ở nơi kín gió, hạn chế để da tiếp xúc với gió và không khí lạnh.
- Nhanh chóng thấm khô da bằng khăn mềm sau khi tắm. Không được ngâm người trong bồn tắm quá lâu.
Bên cạnh đó, người bị dị ứng thời tiết có thể tắm rửa với một số bài thuốc dân gian tốt cho làn da. Cách này vừa giúp sạch da, vừa góp phần cải thiện triệu chứng bệnh.
- Nước lá ké: Bạn cần chuẩn bị 200g lá ké, vòi voi và bèo tía dạng tươi. Ngâm các nguyên liệu trong nước muối khoảng 10 phút, cho vào nồi nấu cùng 3 lít nước. Bạn nấu nước trên lửa lớn đến khi nước sôi thì nhắc xuống. Người bệnh sử dụng nước thuốc này để tắm khoảng 3 – 4 lần/tuần.
- Lá chè xanh: Người bệnh chuẩn bị khoảng 20g lá chè xanh tươi, rửa sạch rồi đun với 1 lít nước. Đợi đến khi nước nguội thì lấy nước để tắm hoặc ngâm rửa da.
Cách chăm sóc và phòng tránh bệnh dị ứng thời tiết bạn cần biết
Dị ứng thời tiết là một căn bệnh không quá nguy hiểm, nhưng rất thường gặp và dễ tái phát. Vì vậy, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề sau để chăm sóc cơ thể đúng cách và phòng ngừa bệnh tái đi tái lại:
- Tuyệt đối không được sử dụng xà phòng, sữa tắm có chứa chất bảo quản, chất hóa học. Bởi vì sẽ khiến dị ứng bùng phát dữ dội.
- Không được ngâm nước quá lâu vì dễ bị nhiễm lạnh. Bạn chỉ nên tắm từ 10 – 15 phút là tốt nhất.
- Thường xuyên dưỡng ẩm cho làn da bằng các loại kem dưỡng da có chiết xuất từ thiên nhiên. Dưỡng ẩm sẽ giúp làn da có đủ độ ẩm, hạn chế tình trạng da khô, ngứa ngáy.
- Người bị dị ứng thời tiết nên hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, thịt gà, hải sản, các chất kích thích… Đồng thời, bệnh nhân nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất…
- Mỗi ngày, người bệnh cần uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước để cung cấp đủ độ ẩm cho da.
- Chọn lựa quần áo mặc hằng ngày rộng rãi, thoải mái, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Đồng thời, bệnh nhân nên hạn chế tham gia các hoạt động ngoài trời gây tiết mồ hôi.
- Người bệnh không nên tiếp xúc với gió lạnh, nắng nóng. Khi cần thiết đi ra ngoài, bạn nên che chắn kỹ lưỡng. Không để các dị nguyên xâm nhập gây bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng. Ví dụ như lông thú vật, không khí ô nhiễm, phấn hoa,…
Bên cạnh một chế độ chăm sóc sức khỏe phù hợp, người bệnh cũng nên thực hiện các biện pháp điều trị chuyên sâu, nhất là ở những người có thể trạng thường dị ứng mỗi khi thay đổi thời tiết đột ngột. Bác sĩ cũng cho biết, tình trạng khởi phát dị ứng thời tiết cũng biểu hiện người bệnh có hệ miễn dịch kém, khiến cơ thể khó thích nghi với sự thay đổi đột ngột của môi trường và dẫn đến kích hoạt phản ứng dị ứng.
Nội dung chínhMắc bệnh dị ứng thời tiết có được tắm không? Bị dị ứng thời tiết nên tắm thế nào cho đúng cách? Cách chăm sóc và phòng tránh bệnh dị ứng thời tiết bạn cần biết Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa Da […]
Xem chi tiếtNội dung chínhMắc bệnh dị ứng thời tiết có được tắm không? Bị dị ứng thời tiết nên tắm thế nào cho đúng cách? Cách chăm sóc và phòng tránh bệnh dị ứng thời tiết bạn cần biết Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa Da […]
Xem chi tiếtNội dung chínhMắc bệnh dị ứng thời tiết có được tắm không? Bị dị ứng thời tiết nên tắm thế nào cho đúng cách? Cách chăm sóc và phòng tránh bệnh dị ứng thời tiết bạn cần biết Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa Da […]
Xem chi tiết