Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Ở Trẻ Em: Dấu Hiệu Và Cách Khắc Phục

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tiêu hóaPhó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là tình trạng thường gặp và có thể gây ra một số hệ lụy nguy hiểm nếu kéo dài không trị khỏi. Vì vậy, để trẻ phát triển khỏe mạnh, cha mẹ cần trang bị kiến thức về bệnh trào ngược dạ dày để có thể điều trị bệnh cho con kịp thời.

Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ em

Bé bị trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ, khiến cho dịch vị, acid dạ dày, thức ăn và chất lỏng trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Tình trạng trào ngược được chia làm 2 dạng chính:

  • Trào ngược do sinh lý: Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi, với biểu hiện bị trớ sữa, sinh hoạt vẫn diễn ra một cách bình thường, không có dấu hiệu còi cọc, không có triệu chứng khò khè. Thông thường tình trạng này không có gì đáng ngại và sẽ giảm dần khi trẻ được 1 tuổi.
  • Trào ngược do bệnh lý: Trẻ em sau 1 tuổi vẫn có dấu hiệu bị trớ, tăng cân chậm, cơ thể gầy gò, biếng ăn, có dấu hiệu suy dinh dưỡng,… thì có thể đang mắc một số  bệnh lý. Trường hợp này không thăm khám và điều trị kịp thời dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm về sau.
Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là:

  • Do hệ tiêu hóa còn yếu: Cơ chế hoạt động của cơ vòng thực quản là mở khi thức ăn từ miệng đưa xuống và đóng để ngăn chặn dịch vị, axit, thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Trẻ em là đối tượng có hệ tiêu hóa còn yếu, nhất là trẻ sơ sinh có cơ vòng thực quản đóng mở chưa ổn định nên thức ăn dễ bị trào ngược lên, khiến trẻ khó chịu và quấy khóc. Bên cạnh đó, trẻ em từ 1 – 2 tháng tuổi, dạ dày còn nằm ngang nên cũng dễ bị trào ngược dạ dày thực quản.
  • Thói quen xấu khi ăn: Trẻ vừa ăn vừa vận động, xem tivi, điện thoại hay đọc sách,… dễ dẫn đến không khí bị lưu giữ trong đường ruột trẻ hoặc ăn quá no cũng khiến cho trẻ bị mắc bệnh trào ngược dạ dày.
  • Do chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống không hợp lý là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh trào ngược thực quản ở trẻ em. Hệ tiêu hóa của trẻ khá nhạy cảm nếu sử dụng những thực phẩm khó tiêu hóa hoặc đồ uống có hại như đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ uống có ga,… có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, làm gia tăng nguy cơ viêm loét và sản sinh nhiều acid gây hiện tượng dư thừa và dễ bị đẩy ngược lên thực quản, gây khó chịu cho trẻ.
  • Trẻ uống ít nước: Trẻ nhỏ thường khá lười uống nước hoặc uống sữa thay nước, điều này khiến cho bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ gia tăng.
  • Do áp lực trong học tập: Với những trẻ đang ở tuổi đến trường, áp lực từ việc học tập dễ làm trẻ bị căng thẳng, áp lực và lo âu. Nguyên nhân này không phổ biến nhưng chúng có khả năng làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ.

Biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

Biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ thường là:

  • Hơi thở hôi: Khi bị trào ngược dạ dày thực quản dịch vị, acid và thức ăn trong dạ dày kèm khí bị đẩy lên thực quản gây ợ nóng, ợ chua và tạo ra tình trạng hôi miệng.
  • Buồn nôn và nôn: Một trong những dấu hiệu khi bị trào ngược là trẻ buồn nôn hoặc nôn khi ăn.
  • Đau phần thượng vị (có vị trí ở trên ổ bụng và dưới ngực): Cơn trào ngược liên tục có thể khiến cho vùng thượng vị của trẻ đau rát, nóng.
  • Khó nuốt: Acid và dịch vị dư thừa bị trào ngược và cọ xát vào thực quản nhiều lần khiến phần tiếp xúc bị viêm, phù nề nên khi trẻ nuốt thức ăn sẽ cảm thấy đau buốt, lười ăn, quấy khóc nhiều.
  • Mòn răng: Acid, thức ăn, dịch vị cùng vi sinh vật lên men khi trào ngược lên ngoài để lại mùi hôi khó chịu còn có thể bào mòn men răng.

Tuy nhiên, chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em trên 12 tuổi còn xuất hiện tình trạng ợ hơi, ợ chua và đau rát vùng thượng vị, còn ở trẻ em dưới 12 tuổi tình trạng này ít gặp hơn.

Buồn nôn, lười ăn, quấy khóc là những biểu hiện thường gặp khi trẻ mắc bệnh trào ngược dạ dày
Buồn nôn, lười ăn, quấy khóc là những biểu hiện thường gặp khi trẻ mắc bệnh trào ngược dạ dày

Hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ là bệnh lý thường gặp, có thể tự khỏi nếu có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Tuy nhiên, trường hợp trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là do bệnh lý gây nên thì RẤT NGUY HIỂM nếu không thăm khám và điều trị kịp thời.

Nếu không điều trị dứt điểm, trẻ có nguy cơ đối mặt với một số bệnh lý nguy hiểm sau đây: Viêm thực quản, hen suyễn, viêm thanh quản, ho khò khè kéo dài, viêm tai giữa, suy dinh dưỡng,… Các biến chứng này kéo dài có thể trở thành bệnh mãn tính rất khó điều trị và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ nhỏ.

Vì vậy, khi trẻ có những biểu hiện sau cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám kịp thời:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Có dấu hiệu bỏ bú, quấy khóc nhiều, nôn mạnh thành vòi, khò khè thường xuyên, ho nhiều, không tăng cân.
  • Trẻ lớn: Thường xuyên buồn nôn, nôn, ợ nóng, nóng rát phía sau xương ức, đau khi nuốt, có thể đau bụng vào ban đêm làm trẻ bị thức giấc.

Cách điều trị dạ dày thực quản ở trẻ em

Trỏ nhỏ là đối tượng có cơ địa nhạy cảm, dễ biến chứng khi sử dụng thuốc điều trị. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, cha mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc mà phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chỉ định điều trị.

Một số cách điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ thường được sử dụng như sau:

Tây y – Thuốc điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em hiệu quả

Thuốc Tây y có chứa tác dụng phụ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy đây là cách điều trị bệnh không được bác sĩ chỉ định sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, căn cứ vào kết quả thăm khám nếu các triệu chứng của trẻ ở giai đoạn cần dùng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng acid

Thuốc kháng acid có tác dụng ức chế quá trình tiết acid trong dạ dày, và kiểm soát lượng acid ở mức cần thiết tránh dư thừa.

Một số loại thuốc kháng acid thường được bác sĩ chỉ định dùng cho trẻ em gồm: Alka-Seltzer, Maalox, Rolaids,  Mylanta,…

  • Thuốc kháng thụ thể H2

Thuốc kháng thụ thể H2 cũng được dùng để hạn chế dạ dày tiết acid và làm giảm nhanh triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em.

Các loại thuốc trong nhóm kháng thụ thể H2 thường dùng là: Cimetidine,  Famotidine, Nizatidine, Ranitidine,…

  • Thuốc ức chế bơm proton ̣(PPIs)

Thuốc PPIs có tác dụng làm giảm lượng acid dạ dày và có tác dụng giảm hiện tượng trào ngược tốt sơn so với khi dùng thuốc kháng thụ thể H2.

Các loại thuốc PPI thường được dùng điều trị chứng trào ngược ở trẻ là: Esomeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole, Omeprazole, Rabeprazole,…

Lưu ý: Các loại thuốc Tây y đều có ít nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Do vậy, phụ huynh tuyệt đối phải tuân thủ theo chỉ định của các bác sĩ.

Tuy nhiên, nếu triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ không có dấu hiệu cải thiện khi sử dụng thuốc thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để kiểm soát tình trạng bệnh, ngăn biến chứng. Trẻ nhỏ dễ bị tổn thương khi phẫu thuật, vì vậy chỉ nên áp dụng phương pháp này khi thực sự cần thiết.

Thuốc Tây có hại cho trẻ nhỏ vì vậy không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc
Thuốc Tây có hại cho trẻ nhỏ vì vậy không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc

Biện pháp dân gian chữa trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em 

Nếu xuất hiện tình trạng trào ngược dạ dày ở mức độ nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp dân gian giúp giảm trào ngược sau đây:

Sử dụng lá bạc hà: Lá bạc hà có tác dụng giúp giảm viêm, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và giảm nhanh các triệu chứng khó chịu khi trẻ bị trào ngược dạ dày.

Cách thực hiện như sau: 

  • Cách 1: Cho bé uống trà lá bạc hà hàng ngày, mỗi ngày nên từ 2 – 3 lần để giảm nhanh chứng bệnh.
  • Cách 2: Kết hợp sử dụng tinh dầu bạc hà và dầu oliu để massage vùng bụng của trẻ nhỏ. Mỗi ngày nên massage bụng cho trẻ khoảng 2 lần, kiên trì áp dụng các triệu chứng bệnh nhanh chóng thuyên giảm.

Sử dụng giấm táo: Giấm táo có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa, vì vậy được dân gian sử dụng để điều trị các chứng bệnh liên quan đến dạ dày trong đó có trào ngược dạ dày. 

Cách sử dụng như sau: Pha 1/2 thìa giấm táo với 1 cốc nước ấm, khuấy đều rồi cho trẻ uống mỗi ngày. Trẻ uống nước giấm táo mỗi ngày giúp kiểm soát tình trạng trào ngược dạ dày và tăng cường hệ miễn dịch.. 

Để tăng hiệu quả điều trị, khi uống có thể cho thêm 1 thìa mật ong vào. Tuy nhiên, cha mẹ không được sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì mật ong có thể dẫn đến nóng trong và gây ra một số tác động xấu ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.

Sử dụng dầu dừa: Dầu dừa có chứa acid lauric giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, dầu dừa còn có khả năng giảm viêm hiệu quả do trào ngược dạ dày thực quản gây ra.

Cách dùng: 

  • Pha 1/2 thìa dầu dừa nguyên chất với cốc nước ấm, khuấy đều rồi cho trẻ uống hàng ngày. 
  • Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể dùng dầu dừa kết hợp cùng với dầu gừng để massage vùng bụng cho trẻ mỗi ngày.
Massage bụng bằng dầu dừa cũng là biện pháp giảm trào ngược đáng kể
Massage bụng bằng dầu dừa cũng là biện pháp giảm trào ngược đáng kể

Các biện pháp dân gian thực hiện rất đơn giản nhưng không mang lại hiệu quả ngay tức thời. Vì vậy, cha mẹ nên áp dụng thường xuyên để trị hết chứng trào ngược ở trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển tốt hơn.

Điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ an toàn bằng Đông y

Ngoài các cách điều trị trên, cha mẹ có thể sử dụng một số bài thuốc Đông y để chữa trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em. Một số bài thuốc Đông y thường được sử dụng để trị bệnh cho trẻ nhỏ là:

  • Bài thuốc 1: Lá lốt, đương quy, hoàng kỳ, xương bồ, gừng tươi, bạch truật, ngũ sắc, lá đắng và một số thảo dược khác. Đem các vị thuốc sắc với nước và cho trẻ sử dụng 2 lần/ngày. Dùng cho trẻ mắc chứng khó tiêu do ăn đồ cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ ảnh hưởng hệ tiêu hóa và dẫn đến trào ngược/
  • Bài thuốc 2: Rau má, mã đề, đường quy, bạch truật và một số thảo dược khác. Đem các vị thuốc sắc cùng  nước trên lửa nhỏ đến khi cô đặc còn 1/2 thì cho trẻ uống 2 lần/ngày. Dùng cho trẻ bị suy nhược dẫn đến rối loạn co bóp, acid bài tiết gây ra nhiều gây trào ngược dạ dày thường xuyên có thể dùng bài thuốc sau:
  • Bài thuốc 3: Bán hạ chế, chỉ xác, phòng sâm, cam thảo, tần bì và các thảo dược khác. Đem các loại thảo dược đã chuẩn bị sắc cùng nước và cho trẻ uống 2 lần/ ngày để trị bệnh. Dùng cho trẻ bị căng thẳng stress dẫn đến tỳ vị, dịch vị không lưu thông và bị trào ngược dạ dày. 

Lưu ý: Dựa vào tình trạng bệnh và cơ địa của trẻ mà các thầy thuốc thay đổi số lượng và vị thuốc sao cho hợp lý, việc dùng thuốc cần trải qua một thời gian nhất định mới mang lại hiệu quả. Thuốc Đông y khá khó uống với trẻ nhỏ nên phụ huynh cũng nên cân nhắc điều này.

Sử dụng thuốc Đông y trong thời gian dài mới có thể giúp trẻ khỏi bệnh
Sử dụng thuốc Đông y trong thời gian dài mới có thể giúp trẻ khỏi bệnh

Lưu ý khi điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

Ngoài sử dụng các phương pháp điều trị, cha mẹ có thể kết hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà giúp bé nhanh khỏi bệnh hơn. 

Chế độ ăn uống

  • Đối với trẻ dưới 2 tuổi: Mẹ nên cho trẻ bú nhiều lần và thời gian mỗi lần cho trẻ bú cách nhau từ 1 – 1,5 giờ. Khi trẻ bú mẹ cũng nên chú ý cho trẻ bú đúng tư thế để tránh trường hợp trẻ nuốt nhiều hơi vào dạ dày gây trào ngược.
  • Đối với trẻ lớn hơn 2 tuổi: Cần hạn chế cho trẻ ăn nhiều thực phẩm có chất béo, đồ chiên rán, thức ăn nhanh, socola, thực phẩm chứa nhiều acid hay đồ uống có ga ảnh hưởng đến dạ dày. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau xanh, của quả để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và tránh trào ngược dạ dày. Đặc biệt, cha mẹ không nên cho trẻ ăn quá no, thay vào đó nên chia thành nhiều bữa ăn phụ trong ngày.

Thay đổi lối sống

  • Đối với trẻ nhỏ, nên giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng trong vòng 20 đến 30 phút sau khi bú và trẻ lớn hơn thì nên tránh nằm xuống hoặc ngay sau khi ăn.
  • Nên cho trẻ ăn ít nhất 2 – 3 giờ trước khi ngủ để dạ dày có thời gian tiêu hóa thức ăn và tránh bị chèn ép dẫn đến trào ngược khi ngủ.
  • Nếu trẻ bị béo phì, cha mẹ cần cân đối lại chế độ dinh dưỡng và có biện pháp kiểm soát cân nặng cho trẻ.
  • Khi ngủ cần kê gối cho trẻ từ 12 – 15cm để dạ dày thấp hơn đầu và giảm trào ngược khi ngủ.

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của trẻ nhỏ nên rất nguy hiểm. Vì vậy cha mẹ không nên chủ quan mà cần có biện pháp khắc phục trào ngược cho trẻ ngay từ ban đầu.

Array
Câu hỏi thường gặp
Khám Trào Ngược Dạ Dày Ở Đâu Tốt? – Top 15+ Địa Chỉ Uy Tín

Nội dung chínhNguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ emBiểu hiện trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ emHiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không?Cách điều trị dạ dày thực quản ở trẻ emTây y – Thuốc điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em hiệu […]

Xem chi tiết
Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Điều trị như nào?

Nội dung chínhNguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ emBiểu hiện trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ emHiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không?Cách điều trị dạ dày thực quản ở trẻ emTây y – Thuốc điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em hiệu […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?