Biến Chứng Sau Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm – Nguy Cơ Phải Phòng Ngừa
Biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm là vấn đề khiến rất nhiều bệnh nhân lo sợ trước khi tiến hành biện pháp can thiệp ngoại khoa này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần biết về các nguy cơ có thể xảy ra cùng những lưu ý cần ghi nhớ để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, hạn chế được biến chứng nguy hiểm khi thực hiện.
Khi nào cần phải mổ thoát vị đĩa đệm?
Theo thống kê cho thấy hơn 90% các bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm điều trị thành công bằng phương pháp bảo tồn, 10% bệnh nhân còn lại là những trường hợp nặng cần đến sự can thiệp ngoại khoa. Cụ thể, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm được chỉ định ngoại khoa trong các trường hợp sau đây:
Chỉ định ngoại khoa tuyệt đối
Khi bệnh nhân không đáp ứng với mọi phương pháp điều trị bảo tồn bằng nội khoa, kể cả biện pháp sử dụng thuốc giảm đau và giãn cơ kết hợp với nghỉ ngơi hoàn toàn trong vòng 2 tháng. Đồng thời, người bệnh gặp các vấn đề sau đây:
- Chân bị đau ngày một yếu đi.
- Hội chứng chùm đuôi ngựa biểu hiện rõ hơn với hai bàn chân tê dại, khó đại – tiểu tiện, khó khăn trong đi lại, vận động hai chân.
- Teo cơ cẳng chân.
- Thoát vị đĩa đệm với các triệu chứng nặng nề của tình trạng chèn ép chùm đuôi ngựa. Đặc biệt, nếu có rối loạn cơ vòng xảy ra đột ngột cần phải tiến hành can thiệp ngoại khoa cấp cứu và loại bỏ nhân đệm.
Các chỉ định ngoại khoa tương đối
Điều trị nội khoa không cải thiện tốt triệu chứng đau dai dẳng theo rễ thần kinh mác hoặc rễ thần kinh chày – hai dây thần kinh này có vai trò chi phối phần lớn các hoạt động cảm giác, dinh dưỡng và vận động của hai chân, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống thường ngày.
Biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm
Cũng như các biện pháp can thiệp ngoại khoa khác, mổ thoát vị đĩa đệm tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho người bệnh. Với những đặc điểm giải phẫu đặc trưng tại cột sống, những biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm phải kể đến như sau:
Nhiễm trùng
Mọi cuộc phẫu thuật đều cần phải tạo ra một lỗ mở để các bác sĩ có thể tiến hành can thiệp vào bộ phận cơ thể cần tác động – đây cũng chính là con đường xâm nhập của các loại vi trùng từ bên ngoài. Vì vậy, nếu xảy ra sai sót trong khâu vệ sinh vết mổ có thể gây nên những biến chứng khôn lường.
Nhẹ nhất là nhiễm trùng miệng vết mổ, có thể ngăn chặn dễ dàng bằng cách thường xuyên vệ sinh, thay băng cẩn thận. Nếu tình trạng này không may xảy ra, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa kê đơn thuốc kết hợp điều trị tích cực trong vòng 7-10 ngày là cải thiện.
Tình trạng nhiễm trùng tiến triển nặng hay do những sai sót trong quá trình phẫu thuật (điều này rất hiếm khi xảy ra), dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như: nhiễm trùng tủy sống, nhiễm trùng xung quanh dây thần kinh, nhiễm trùng máu… Lúc này, việc giải quyết trở nên khó khăn hơn rất nhiều, thậm chí bệnh nhân có thể tử vong do sốc nhiễm khuẩn nặng.
Tổn thương thần kinh sau mổ thoát vị đĩa đệm
Cấu trúc giải phẫu của đĩa đệm và các rễ thần kinh ở cột sống có mối liên hệ mật thiết. Tổn thương thần kinh sau mổ thoát vị đĩa đệm có thể bị gây ra bởi ba nguyên nhân chính:
- Quá trình tiến hành mổ thoát vị đĩa đệm để lấy những phần nhân nhầy bị “thoát” ra ngoài bao xơ vô tình gây ra những tổn thương cho tổ chức thần kinh ngay cạnh đó.
- Khối nhân nhầy thoát ra ngoài đã gây nên những tổn thương không thể hồi phục ở rễ thần kinh có liên quan. Do đó, việc tiến hành phẫu thuật thoát vị đĩa đệm đương nhiên không thể khôi phục hay xóa bỏ hoàn toàn các tổn thương đó.
- Đĩa đệm bị tổn thương không hồi phục sau phẫu thuật đồng thời gây nên tổn thương cho dây thần kinh liên quan.
Các dây thần kinh cột sống tham gia chi phối sự vận động của toàn bộ các chi cũng như các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Nếu xuất hiện tổn thương, chúng sẽ kích thích gây ra cơn đau dai dẳng ở những vị trí tương ứng. Ở một vài trường hợp rất hiếm gặp, bệnh nhân có thể bị liệt các chi hay một số cơ.
Thoái hóa cột sống
Một biến chứng khác sau mổ thoát vị đĩa đệm người bệnh cũng có thể mắc phải là thoái hóa cột sống. Mặc dù loại bỏ được sự chèn ép của khối nhân nhầy lên các rễ thần kinh nhưng cấu trúc mô đĩa đệm không được tái tạo, cũng không còn được nguyên vẹn như ban đầu. Phần nhân nhầy còn lại trong đĩa đệm không đủ để thực hiện các chức năng của nó dẫn đến tình trạng thoái hóa cột sống.
Thoái hóa cột sống gây nên các triệu chứng đau và cứng khớp, làm giảm khả năng vận động, ảnh hưởng không nhỏ lên chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Thoát vị đĩa đệm tái phát sau mổ
Có khoảng 5-15% các bệnh nhân bị tái phát sau khi mổ thoát vị đĩa đệm. Như đã trình bày ở trên, việc phẫu thuật chỉ lấy đi phần nhân nhầy bị thoát ra ngoài, không hồi phục lại được cấu trúc ban đầu của đĩa đệm.
Phần bao xơ bị rách tiềm ẩn nguy cơ cao cùng với lượng nhân nhầy giảm làm hạn chế khả năng linh động của cột sống, tăng khả năng chấn thương, làm thoát vị đĩa đệm tái phát trở lại.
Làm sao để ngăn chặn các biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm?
Để ngăn chặn các biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm, cần tuyệt đối tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, đồng thời thực hiện tốt việc chăm sóc, phục hồi chức năng tại nhà. Dưới đây là một số lưu ý cần quan tâm:
- Thông báo ngay cho bác sĩ khi có các biểu hiện bất thường như mất kiểm soát đại – tiểu tiện, sốt, ớn lạnh, vết mổ chảy máu hay hình thành mủ,…
- Vệ sinh, chăm sóc tốt vết mổ. Để vết mổ khô thoáng, tránh làm ướt vết mổ.
- Nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng hoàn toàn trong tháng đầu tiên. Nằm sấp, hơi nghiêng, có thể gác một chân lên gối ôm để giảm sức ép lên cột sống.
- 2 tháng tiếp sau đó, đeo nẹp để cố định cột sống, tuyệt đối không thực hiện các cử động gây sức ép lên cột sống, dù là chỉ là những động tác đơn giản: cúi người, ưỡn người, vặn mình… Đi lại nhẹ nhàng, hạn chế đứng, ngồi phải có điểm tựa. Không nằm võng, ghế sofa hay nệm mềm, không áp dụng vật lý trị liệu trong thời gian này.
- 3 tháng tiếp theo, người bệnh có thể bắt đầu thực hiện các bài tập yoga, các môn thể thao nhẹ nhàng để tăng cường sự dẻo dai của hệ cơ xương khớp. Không gắng sức, khi nào thấy đau thì phải dừng lại ngay.
Ngoài ra, chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự hồi phục và ngăn chặn các biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm. Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho người thoát vị đĩa đệm phù hợp nhất.
- Một số nhóm chất hỗ trợ quá trình phục hồi sau mổ thoát vị đĩa đệm đáng được lưu tâm như: các thức ăn giàu protein, canxi, photpho, vitamin B, C, D, E, glucosamine, chondroitin…
- Các thức ăn giàu chất béo, các thức ăn khó tiêu, các chất kích thích như: đồ chiên xào, cay nóng, rượu, bia, thuốc lá… cũng nên hạn chế tối đa.
- Uống đủ nước và ăn nhiều rau xanh là một cách hữu hiệu để phòng ngừa táo bón sau phẫu thuật.
Nội dung chínhKhi nào cần phải mổ thoát vị đĩa đệm?Chỉ định ngoại khoa tuyệt đốiCác chỉ định ngoại khoa tương đốiBiến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệmNhiễm trùngTổn thương thần kinh sau mổ thoát vị đĩa đệmThoái hóa cột sốngThoát vị đĩa đệm tái phát sau mổLàm sao để ngăn chặn các biến […]
Xem chi tiếtNội dung chínhKhi nào cần phải mổ thoát vị đĩa đệm?Chỉ định ngoại khoa tuyệt đốiCác chỉ định ngoại khoa tương đốiBiến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệmNhiễm trùngTổn thương thần kinh sau mổ thoát vị đĩa đệmThoái hóa cột sốngThoát vị đĩa đệm tái phát sau mổLàm sao để ngăn chặn các biến […]
Xem chi tiếtNội dung chínhKhi nào cần phải mổ thoát vị đĩa đệm?Chỉ định ngoại khoa tuyệt đốiCác chỉ định ngoại khoa tương đốiBiến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệmNhiễm trùngTổn thương thần kinh sau mổ thoát vị đĩa đệmThoái hóa cột sốngThoát vị đĩa đệm tái phát sau mổLàm sao để ngăn chặn các biến […]
Xem chi tiếtNội dung chínhKhi nào cần phải mổ thoát vị đĩa đệm?Chỉ định ngoại khoa tuyệt đốiCác chỉ định ngoại khoa tương đốiBiến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệmNhiễm trùngTổn thương thần kinh sau mổ thoát vị đĩa đệmThoái hóa cột sốngThoát vị đĩa đệm tái phát sau mổLàm sao để ngăn chặn các biến […]
Xem chi tiếtNội dung chínhKhi nào cần phải mổ thoát vị đĩa đệm?Chỉ định ngoại khoa tuyệt đốiCác chỉ định ngoại khoa tương đốiBiến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệmNhiễm trùngTổn thương thần kinh sau mổ thoát vị đĩa đệmThoái hóa cột sốngThoát vị đĩa đệm tái phát sau mổLàm sao để ngăn chặn các biến […]
Xem chi tiết