Thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không? Giải đáp chi tiết
“Thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không?” là thắc mắc của nhiều bệnh nhân không may mắc căn bệnh này. Lý do có thắc mắc này là vì nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị có thể xuất phát từ việc vận động mạnh hoặc nằm sai tư thế.
Thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không?
Tình trạng thoát vị đĩa đệm là căn bệnh gây ra nhiều phiền toái trong việc vận động và đi lại của người mắc. Bệnh xuất hiện khi phần đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí ban đầu, lượng nhần nhầy thoát ra ngoài chèn ép lên các dây thần kinh. Từ đó tạo ra các cơn đau ảnh hưởng dữ dội đến cuộc sống của người bệnh.
Tùy giai đoạn mắc, người bệnh có thể nhận thấy các cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội. Rất nhiều trường hợp lầm tưởng đau do thoát vị với một số chứng đau lưng thông thường. Chỉ đến khi bệnh ở giai đoạn nặng mới thăm khám và tiến hành điều trị. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả và quá trình điều trị bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm do vận động mạnh hoặc mang vác nặng khiến cử động sai tư thế. Cử động mạnh khi đang bị bệnh có thể khiến cột sống bị áp lực khiến đau đớn nhiều hơn.
Vậy thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không? Theo bác sĩ chuyên khoa, người bệnh thoát vị đĩa đệm không nên nằm nhiều. Việc nằm nghỉ chỉ nên thực hiện khi xuất hiện các cơn đau. Vận động nhẹ nhàng kết hợp với các phương pháp điều trị khác sẽ giúp căn bệnh mau lành hơn.
Rất nhiều người lo sợ việc vận động sẽ khiến phần đĩa đệm bị lệch tiếp tục bị lệch. Từ đó gây ra các cơn đau nhiều hơn. Vì thế thay vì vận động nhẹ nhàng họ chọn cách nằm nhiều hơn. Đây là quan điểm không đúng đối với việc điều trị bệnh thoát vị.
Thực tế cho thấy việc vận động nhẹ nhàng giúp quá trình điều trị, hồi phục diễn ra nhanh hơn. Vận động cũng giúp người bệnh có tinh thần thoải mái, thư giãn. Dưới đây là lợi ích của việc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm kết hợp với vận động.
- Vận động giúp tăng cường tuần hoàn máu: Quá trình vận động sẽ giúp cột sống được linh hoạt hơn. Nhờ đó quá trình tuần hoàn máu tới các khớp xương được tăng cường. Các nguy cơ cứng khớp hay tê bì chân tay được loại bỏ.
- Vận động giúp ngăn ngừa loãng xương: Quá trình vận động giúp người bệnh ngăn ngừa tình trạng loãng xương, giúp xương khỏe mạnh hơn.
- Vận động giúp ngăn tăng cân: Thực tế cho thấy vận động là phương pháp rất tốt để chống lại căn bệnh béo phì. Ngược lại, việc nằm nhiều, nằm quá lâu dẫn tới nguy cơ mắc bệnh béo phì (một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây thoát vị đĩa đệm).
- Vận động giúp đào thải độc tố: Quá trình đi lại, di chuyển nhẹ nhàng giúp các bộ phận trên cơ thể được vận động. Đồng thời, việc đi lại sẽ khiến cơ thể ra mồ hôi. Đây là phương pháp giúp đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể. Người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể khỏe mạnh hơn, ăn ngon hơn và khỏe mạnh hơn.
Như vậy trả lời cho câu hỏi thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không? Người bệnh tuyệt đối KHÔNG NÊN NẰM NHIỀU. Thay vào đó nên kết hợp vận động nhẹ nhàng cùng với các biện pháp điều trị khác để quá trình trị bệnh diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn. Việc nằm nghỉ chỉ nên thực hiện khi xuất hiện các cơn đau.
Lựa chọn tư thế nằm tốt nhất cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm
Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên nằm nghỉ khi thấy xuất hiện các cơn đau. Tư thế nằm nghỉ cũng là vấn đề cần lưu ý để không ảnh hưởng tới diễn tiến của bệnh. Đồng thời tư thế đúng cũng giúp làm thuyên giảm các cơn đau nhức, khó chịu. Dưới đây là một số tư thế được bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo.
- Nằm nghiêng: Tư thế này phù hợp với người bệnh thoát vị đĩa đệm lưng. Người bệnh nằm nghiêng về một bên, 2 chân co lên phần ngực. Tay thả lỏng. Tuy nhiên người bệnh không nên thực hiện tư thế này quá lâu. Nên thay đổi các tư thế khác để linh hoạt hơn.
- Nằm nghiêng, để 1 chiếc gối giữa 2 chân: Tư thế nằm tương tự với tư thế nằm nghiêng thông thường. Tuy nhiên người bệnh có thể sử dụng thêm 1 chiếc gối kê giữa 2 chân để có cảm giác êm, dễ chịu hơn. Đây cũng là biện pháp được nhiều người lựa chọn để làm giảm đi các cơn đau đớn, khó chịu.
- Tư thế nằm sấp: Đây là tư thế thường được thực hiện và áp dụng cho các bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ. Người bệnh thực hiện nằm sấp, chân duỗi và tay thả lỏng. Phần dưới bụng nên kê 1 chiếc gối êm. Tư thế này sẽ giúp cố định phần cột sống. Tuy nhiên bác sĩ khuyến cáo không nên thực hiện tư thế quá lâu vì có thể ảnh hưởng tới phổi và tim.
- Tư thế nằm ngửa: Người bệnh nằm ngửa, sử dụng 1 chiếc gối để kê đầu và cổ. Một chiếc gối còn lại để kê phần chân. Đây là tư thế được bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện nhiều. Tư thế này sẽ giúp cân bằng áp lực đè lên cột sống. Hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, người bệnh cần linh hoạt thay đổi các tư thế. Không nên thực hiện một tư thế quá lâu sẽ ảnh hưởng tới vùng cột sống bị thoát vị.
Lưu ý gì khi điều trị thoát vị đĩa đệm?
Người bệnh nên nằm nghỉ khi xuất hiện các cơn đau nhức khó chịu. Nên thực hiện việc nằm nghỉ đúng tư thế. Ngoài ra, việc vận động nhẹ nhàng sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng. Dưới đây là các lưu ý dành cho bệnh nhân đang điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm.
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng.
- Tuân thủ tuyệt đối phương pháp và phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra.
- Có sự thay đổi các tư thế nằm và nghỉ ngơi để linh hoạt nhất và ngăn ngừa thoát vị nặng hơn.
- Nên sử dụng đệm hoặc gối chất lượng cao. Tốt nhất nên dùng sản phẩm được khuyến nghị trong việc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm.
- Quá trình tập luyện nên tránh vận động mạnh, vận động với cường độ cao.
- Có thể kết hợp các bài đi bộ nhẹ, bài tập yoga. Tập yoga hay đi bộ là phương pháp rèn luyện sức khỏe hiệu quả. Với người bệnh thoát vị đĩa đệm phương pháp này còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh bên cạnh việc điều trị bằng thuốc.
- Người bệnh cũng không nên ngồi làm việc hoặc ngồi một tư thế quá lâu sẽ ảnh hưởng tới phần tổn thương do đĩa đệm gây ra.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái nhất, không nên thức khuya và tránh để tinh thần căng thẳng.
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các thức ăn giàu vitamin, hạn chế đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ. Người bệnh cũng không nên sử dụng các đồ uống có cồn, các chất kích thích như bia, rượu.
- Thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng các vị trí bị đau mỗi ngày. Việc làm này sẽ tăng cường lưu thông máu tới các vị trí bị tổn thương giúp hồi phục bệnh nhanh chóng hơn.
- Kiểm soát cân nặng hiệu quả, tránh để xảy ra tình trạng béo phì. Việc nằm điều trị bệnh thời gian dài có thể gây tăng cân, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không? Người bệnh chỉ nên nằm nghỉ khi xuất hiện các cơn đau khó chịu và dai dẳng. Đồng thời khi nằm nghỉ hãy thực hiện nằm đúng tư thế. Việc di chuyển nhẹ nhàng kết hợp với quá trình điều trị bệnh sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.
Nội dung chínhThoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không?Lựa chọn tư thế nằm tốt nhất cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệmLưu ý gì khi điều trị thoát vị đĩa đệm? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng Hải Đăng – Khoa Xương khớp – Trưởng khoa […]
Xem chi tiếtNội dung chínhThoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không?Lựa chọn tư thế nằm tốt nhất cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệmLưu ý gì khi điều trị thoát vị đĩa đệm? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng Hải Đăng – Khoa Xương khớp – Trưởng khoa […]
Xem chi tiếtNội dung chínhThoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không?Lựa chọn tư thế nằm tốt nhất cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệmLưu ý gì khi điều trị thoát vị đĩa đệm? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng Hải Đăng – Khoa Xương khớp – Trưởng khoa […]
Xem chi tiếtNội dung chínhThoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không?Lựa chọn tư thế nằm tốt nhất cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệmLưu ý gì khi điều trị thoát vị đĩa đệm? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng Hải Đăng – Khoa Xương khớp – Trưởng khoa […]
Xem chi tiếtNội dung chínhThoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không?Lựa chọn tư thế nằm tốt nhất cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệmLưu ý gì khi điều trị thoát vị đĩa đệm? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng Hải Đăng – Khoa Xương khớp – Trưởng khoa […]
Xem chi tiết