Bệnh Tiểu Đường Bị Biến Chứng Phải Làm Sao? Biện Pháp Phòng Tránh
Bệnh tiểu đường bị biến chứng phải làm sao? Theo lời khuyên của các bác sĩ, lúc này biện pháp quan trọng nhất là người bệnh phải điều trị các biến chứng ngay lập tức đồng thời điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng và vận động sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe. Có như vậy những cơ quan quan như tim, thận, thần kinh và mắt…của bạn.
Bệnh tiểu đường bị biến chứng như thế nào?
Bệnh tiểu đường có thể gây ra các biến chứng từ nhẹ đến nặng tại nhiều bộ phận như răng miệng, da, mắt, thận, tim và cả hệ thống thần kinh.
Biến chứng tại răng miệng
Đa số người bị tiểu đường đều có nguy cơ cao mắc phải các vấn đề về sức khỏe răng miệng. Cụ thể, vi khuẩn Streptococcus Mutans sẽ sử dụng đường tồn đọng trong răng để sống. Khi lượng huyết của bạn quá cao do dung nạp quá nhiều đường hoặc tinh bột mỗi ngày sẽ tạo điều kiện cho chúng triển mạnh lên và gây sâu răng. Bên cạnh đó, nếu lượng đường trong máu không được kiểm soát mỗi ngày, họ cũng dễ mắc bệnh về nướu.
Ngoài ra, còn có một số biến chứng tại răng miệng của bệnh tiểu đường như:
- Đỏ, sưng hoặc chảy máu tại nướu, nhất là khi đánh răng hoặc xỉa răng.
- Răng bị khấp khểnh nặng hơn theo thời gian.
- Tình trạng hôi miệng kéo dài.
- Tụt lợi chân răng.
- Răng bị lung lay vĩnh viễn.
Các bệnh tại da
Biến chứng tại da chính là những biểu hiện dễ thận thấy đầu tiên của người mắc tiểu đường. May mắn thay tất cả chúng đều có thể được khắc phục dễ dàng nếu phát hiện không quá muộn.
Các biến chứng ở da của bệnh tiểu đường có thể chỉ là những biểu hiện thông thường mà bình thường tất cả mọi người đều có thể bị. Đó có thể là các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn ngoài do sự xâm nhập của vi khuẩn và nấm; da vàng, u hạt vòng, bệnh gai đen, bệnh bạch biến, mụn nhọt, phỏng nước,…
Bệnh tiểu đường bị biến chứng tại mắt
Khi lượng đường huyết tăng cao, mắt của người bệnh sẽ bị mờ dần theo thời gian. Nếu không có biện pháp kịp thời để giảm lượng đường trong máu thì những mạch máu nhỏ liti trong mắt sẽ dễ bị tắc nghẽn, thậm chí là bị bể trong lòng mắt. Điều này là vô cùng nguy hiểm vì nó có thể dẫn đến mù lòa.
Trong những năm đầu bị tiểu đường, người bệnh sẽ không xuất hiện các biến chứng tại mắt. Tuy vậy, bạn vẫn cần phải kiểm tra mắt thường xuyên và định kỳ mỗi năm để có thể sớm phát hiện những thay đổi bất thường tại cơ quan này để có biện pháp điều trị kịp thời.
Thận bị hư tổn
Đường bị tích tụ trong máu lâu ngày tất yếu gây tác động xấu tới thận thông qua việc làm thương tổn, đứt gãy các mạch máu nhỏ. Khi cơ quan này bị thương tổn, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, người bị phù nề, khó khăn khi thở do các cặn bã cũng như chất độc không được đào thải hết ra khỏi cơ thể.
Trong trường hợp thận đã bị hư hoàn toàn thì để duy trì sự sống, bệnh nhân chỉ còn cách duy nhất là dùng máy lọc với tần suất tăng dần theo thời gian. Chính vì vậy, nguyên tắc để hạn chế biến chứng này là hãy kiểm soát tốt lượng đường huyết ở mức ổn định mỗi ngày, đồng thời chỉ số huyết áp là dưới 130/80. Mẹo cho bạn là ăn nhạt, hạn chế dung nạp chất đạm và uống nhiều nước lọc.
Tai biến mạch máu não
Nếu bạn bị mỡ máu, huyết áp cao kết hợp với tiểu đường thì sẽ có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Hệ lụy của biến chứng này chính là liệt nửa người.
Nguyên nhân xuất hiện các biến chứng trên là do mỡ cùng đường tích tụ nhiều trong máu lâu ngày làm tắc nghẽn các động mạch. Qua đó khiến cho máu không thể lưu thông tới các bộ phận trong cơ thể để có thể nuôi dưỡng chúng. Chính bởi vậy, bạn cần đi thăm khám bác sĩ ngay lập tức khi có những triệu chứng điển hình như:
- Khó thở, mệt mỏi bất thường, đổ mồ hôi nhiều.
- Đau ngực khi đang làm việc nặng.
- Bàn chân bị lạnh và tím tái.
- Đau bắp chân khi đi bộ
Theo các bác sĩ, việc tập thể dục thể thao hàng ngày kèm theo chế độ ăn uống phù hợp với sức khỏe, kiêng hút thuốc, uống rượu bia… là biện pháp hữu hiệu để đẩy lùi tai biến mạch máu não. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên kiểm soát tốt lượng đường huyết để đảm bảo nó luôn ở ngưỡng an toàn cho sức khỏe.
Biến chứng tại hệ thống thần kinh
Biến chứng tại thần kinh của bệnh tiểu đường bao gồm 2 loại là Peripheral neuropathy và Autonomic neuropathy với những đặc điểm sau:
- Peripheral neuropathy: Đây còn gọi là biến chứng viêm dây thần kinh ngoại biên. Biểu hiện điển hình của nó là lở loét chân, nếu nặng người bệnh cần cắt cụt chi để giữ lại tính mạng. Bên cạnh đó, bị tiểu đường càng lâu thì chắc chắn bạn cũng càng dễ yếu hoặc teo bắp thịt gây khó khăn trong việc cử động, di chuyển.
- Autonomic neuropathy: Đây chính là các biến chứng thần kinh tự chủ. Khi gặp phải tình trạng này, bệnh nhân tiểu đường sẽ bị rối loạn nhịp tim, huyết áp bất ổn định, qua đó gây ra chứng như chóng mặt, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, tiểu khó, khô âm đạo và thậm chí là liệt dương.
Bệnh tiểu đường bị biến chứng gì khi mang thai?
Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ mắc khá nhiều biến chứng nếu không theo dõi và kiểm soát tốt tình trạng bệnh như:
- Thai nhi bị thừa cân hay quá to do đường từ trong máu của người mẹ truyền sang qua dây rốn.
- Khó sinh thường, thậm chí gây chấn thương cho cả mẹ và bé sau sinh do thai quá to.
- Thai nhi có mẹ bị tiểu đường sẽ có nguy cơ mắc đái tháo đường cao hơn sau khi sinh ra.
- Bé sinh ra có nguy cơ bị hạ đường huyết, suy hô hấp, tăng hồng cầu, vàng da,…
Để ngăn ngừa các biến chứng trên, phụ nữ mắc tiểu đường cần kiểm soát tốt lượng glucose trong máu trước và trong khi mang thai bằng các biện pháp tích cực như ăn uống lành mạnh, vận động thể dục mỗi ngày. Bên cạnh đó, thăm khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ cũng là việc làm cần thiết.
[pr_middle_post]
Bệnh tiểu đường bị biến chứng phải làm sao?
Theo thống kê, hiện nay có tới 60% bệnh nhân tiểu đường đã không may mắc phải các biến chứng ngay tại thời điểm bệnh mới khởi phát. Trong đó, sớm nhất là các biến chứng tại da, thần kinh và mạch máu. Thậm chí, còn có một số trường hợp khi có vết thương, vết loét lâu lành trên da thì mới đi khám và phát hiện ra bệnh tiểu đường.
Vậy bệnh tiểu đường bị biến chứng phải làm sao? Theo lời khuyên của nhiều người, việc bạn cần làm là tới cơ sở y tế uy tín ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tại đây, bạn sẽ được các bác sĩ tư vấn và áp dụng phác đồ chữa trị biến chứng phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiểm soát ổn định lượng đường huyết của mình bằng cách thực hiện lối sối lành mạnh, thói quen ăn uống khoa học và vận động hợp lý. Nếu áp dụng cách trên mà không mang lại hiệu quả thì bạn có thể cân nhắc tới việc tiêm Insulin hoặc sử dụng các loại thuốc đặc trị do bác sĩ kê đơn.
Biện pháp phòng tránh biến chứng ở người bị tiểu đường
Bất cứ bệnh nhân tiểu đường nào cũng đều có thể xuất hiện biến chứng. Tuy vậy bạn vẫn có thể ngăn chặn hoặc làm chậm sự xuất hiện của chúng. Dưới đây là những gợi ý hữu ích cho bạn về vấn đề này:
- Kiểm soát tốt chỉ số đường huyết mỗi ngày có thể bằng việc thay đổi thói quen ăn uống vận động sao cho phù hợp hoặc dùng thuốc điều trị đã được bác sĩ kê đơn.
- Bệnh đái tháo đường có liên quan rất nhiều đến chế độ dinh dưỡng vì vậy để ngăn ngừa biến chứng, bạn hãy đặc biệt lưu tâm đến yếu tố này. Cụ thể, áp dụng chế độ ăn hạn ít đường, tinh bột, muối và cả chất béo xấu. Bên cạnh đó bạn cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin có trong rau xanh, hoa quả.
- Uống nhiều nước mỗi ngày: Việc tăng cường bổ sung nước sẽ giúp bạn đẩy lùi các biến chứng tại thận, da đồng thời cũng giúp cơ thể khỏe khoắn hơn.
- Người bệnh tiểu đường nên kiêng tuyệt đối thuốc lá, rượu bia. Tạp chí sức khỏe Hoa Kỳ vào năm 2015 đã đăng tải một công trình nghiên cứu và cho biết những người thường xuyên hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 cao hơn tới 14% so với những người không sử dụng. Đáng chú ý, những người thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc dù không trực tiếp hút thì chỉ số này lại lên tới 22%.
- Kiểm soát tốt cân nặng: Người bệnh tiểu đường hãy căn cứ vào chỉ số BMI để kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể của mình. Theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn cần giữ cho chỉ số này luôn nằm trong khoảng từ 18 đến 24.
- Tăng cường vận động: Để đốt cháy lượng đường tích tụ trong máu, bạn hãy vận động nhiều hơn bằng cách đi bộ, luyện tập thể thao, tập yoga, ngồi thiền hay bất cứ hoạt động vui chơi, giải trí nào khác. Điều quan trọng nhất là nó phải phù hợp với thể trạng và tình hình sức khỏe của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý không nên ngồi hoặc nằm quá nhiều trong ngày, đặc biệt là để xem tivi.
- Chủ động gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và hướng dẫn điều chỉnh thuốc, chế độ ăn uống, tập luyện sao cho phù hợp với tình trạng bệnh.
Bệnh tiểu đường bị biến chứng là tình trạng thường gặp. Tuy nhiên bạn cũng có thể chủ động phòng tránh chúng để bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất bằng những phương pháp đơn giản như đã nêu trên.
Đường huyết bao nhiêu là cao? Có thể nói đây là thắc mắc của khá nhiều người, bởi hiện nay bệnh nhân bị tiểu đường ngày càng gia tăng cả về số lượng và đa dạng hơn về độ tuổi. Theo các bác sĩ chuyên khoa, chỉ số đường huyết được gọi là cao khi […]
Xem chi tiếtTiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người mắc. Và một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm là bệnh tiểu đường và quan hệ vợ chồng được không? Những thông tin trong bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải […]
Xem chi tiếtXã hội hiện đại kéo theo tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng cao. Bệnh lý này thường không thể hiện các biểu hiện rõ ràng ngay từ ban đầu, nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy, làm […]
Xem chi tiếtBệnh tiểu đường là một căn bệnh phổ biến gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận, mù lòa,… Chính vì vậy nó trở thành nỗi lo lắng của rất nhiều người bệnh. Vậy bệnh tiểu đường chữa được không, điều trị như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây […]
Xem chi tiếtTình trạng khát nước kèm đi tiểu nhiều thường gặp ở những bệnh nhân bị tiểu đường. Khát nước do bị bệnh tiểu đường là hiện tượng khát nước diễn ra liên tục trong ngày, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy tại sao tiểu đường lại khát nước? […]
Xem chi tiết