Chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu được xem là bình thường?
Sự gia tăng đột biến của chỉ số đường huyết sau ăn có liên quan tới nguy cơ xuất hiện các biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường type 2. Chính bởi vậy bạn cần biết rõ những thông tin về chỉ số này để kiểm soát bệnh hiệu quả.
Thông tin tổng quan về chỉ số đường huyết
Chỉ số đường huyết (GI) giúp phản ánh mức độ làm tăng lượng đường huyết sau khi bạn ăn các thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường. Theo đó, GI của một thực phẩm sẽ thuộc 1 trong 3 loại là thấp, trung bình hoặc cao.
Những thực phẩm có chỉ số GI cao thông thường sẽ chứa loại đường glucose dễ hấp thu. Có nghĩa là sau khi ăn chúng thì lượng đường trong máu của bạn sẽ tăng vọt lên rất cao, tuy nhiên cũng giảm nhanh ngay sau đó.
Các thực phẩm có chỉ số đường huyết ở mức thấp sẽ tốt hơn cho người bệnh tiểu đường. Vì khi dung nạp chúng, mức đường huyết của bạn chỉ được tăng từ từ và cũng giảm xuống với cường độ chậm rãi.
Như vậy, bạn sẽ giữ được nguồn năng lượng ổn định và điều này rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là trí não. Ngoài ra, thực phẩm có chỉ số GI thấp còn hỗ trợ quá trình chuyển hóa lipid của cơ thể người diễn ra thuận lợi hơn, đặc biệt với người bị tiểu đường type 2.
Chỉ số đường huyết sau khi ăn là gì? Bao nhiêu là bình thường?
Chỉ số đường huyết sau ăn chính là nồng độ glucose có trong máu đo được sau khi ăn. Nó được đo bằng đơn vị là mmol/L hoặc là mg/dl.
Theo các bác sĩ, nồng độ đường trong máu sẽ liên tục thay đổi trong ngày. Ở máu của con người luôn có chứa một lượng đường nhất định, chỉ số này thường xuyên cao thì chắc chắn có thể dẫn tới bệnh tiểu đường.
Còn với người bệnh tiểu đường, do bị rối loạn quá trình chuyển hóa glucose nên sau khi ăn khoảng 2 giờ, đường huyết của họ có thể tăng cao bất thường. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe của họ.
Chỉ số đường huyết sau ăn 2h ở người bình thường được cho là an toàn khi đạt dưới 7.8 mmol/l. Tuy nhiên, những người đang bị tiểu đường và được điều trị thì lại khác. Cụ thể:
- Chỉ số đường huyết khi đói: Dưới 7mmol/L, tương đương với 126 mg/dL.
- Chỉ số đường huyết sau ăn 2h: Dưới 10mmol/L, tương đương nhỏ hơn 180 mg/dl nếu người bệnh đang uống thuốc. Còn trường hợp đang tiêm insulin thì GI đo được chỉ dưới 7,8 mmol/l.
Trường hợp chỉ số đường huyết sau ăn 2h tăng cao quá ngưỡng cho phép trong thời gian dài sẽ rất nguy hiểm. Bởi điều này sẽ làm tăng cao HbA1c – nguyên nhân gây nên các biến chứng nguy hiểm ở tim, mắt, thận và thần kinh. Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể bị mù lòa, suy thận, đột quỵ và thậm chí là mất đi sinh mạng.
Tại sao chỉ số đường huyết sau ăn thường có xu hướng tăng?
Trên thực tế, sau bữa ăn thì chỉ số đường huyết đều tăng ở cả người khỏe mạnh và cả người bị bệnh đái tháo đường. Nguyên nhân do:
- Theo các bác sĩ, nguyên nhân chính của hiện tượng tăng chỉ số đường huyết là do lượng đường hoặc tinh bột đã được dung nạp vào cơ thể. Mặc dù tuyến tụy vẫn sản sinh ra Insulin để chuyển hóa chúng thành năng lượng nhưng quá trình này cũng cần một khoảng thời gian nhất định. Thông thường sau 2 tiếng, chỉ số đường huyết ở người khỏe mạnh sẽ trở về mức bình thường và không có gì đáng lo ngại.
- Mặt khác, ở bệnh nhân tiểu đường, lượng insulin được tuyến tụy tiết ra không đủ hoặc chậm sẽ không thể hỗ trợ quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng để cung cấp cho các tế bào của cơ thể. Bởi vậy, đường sẽ bị tích tụ nhiều tại máu ngay cả sau khi ăn 2 giờ.
Làm sao để chỉ số đường huyết sau ăn không bị tăng cao?
Việc giá trị đường huyết sau ăn tăng bất thường, có thể là do bạn đang bị tiểu đường hoặc đơn giản là chưa có một thói quen ăn uống khoa học. Bởi vậy, để giảm chỉ số này về mức bình thường, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tăng cường bổ sung các loại rau, trái cây, ngũ cốc, các loại đậu vào trong thực đơn hàng ngày. Đây là nhóm các thực phẩm có hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất và cả chất xơ tốt cho sức khỏe của người có lượng đường trong máu cao.
- Hạn chế uống các loại nước ngọt hay sữa có đường. Bên cạnh đó, một số loại nước trái cây ngọt cũng có thể làm tăng chỉ số đường huyết của bạn sau ăn.
- Ăn ít các loại bánh kẹo ngọt, mứt tết, kem hay đồ ăn nhiều đường nói chung.
- Hạn chế dung nạp các chất béo có nguồn gốc từ động vật. Các chuyên gia khuyên rằng, bạn hãy chế biến đồ ăn bằng các loại dầu được chế biến từ quả oliu, hạt hướng dương, hạt cải…
- Số lượng thức ăn trong bữa ăn hàng ngày cũng ảnh hưởng đáng kể chỉ số đường huyết. Bởi vậy, bạn hãy cố gắng chia nhỏ bữa ăn của mình trong ngày đồng thời không ăn quá nhiều vào một bữa.
- Kiểm soát tốt cân nặng và sức khỏe bằng việc tập thể dục đều đặn 30 – 45 phút mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bạn tiêu thụ được nhiều đường hơn, qua đó giúp giảm nhanh glucose máu.
Vừa rồi là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc: Chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường? Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn, nhất là những ai đang muốn phòng tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Nội dung chínhThông tin tổng quan về chỉ số đường huyếtChỉ số đường huyết sau khi ăn là gì? Bao nhiêu là bình thường?Tại sao chỉ số đường huyết sau ăn thường có xu hướng tăng?Làm sao để chỉ số đường huyết sau ăn không bị tăng cao? Bài viết được tham vấn chuyên môn […]
Xem chi tiếtNội dung chínhThông tin tổng quan về chỉ số đường huyếtChỉ số đường huyết sau khi ăn là gì? Bao nhiêu là bình thường?Tại sao chỉ số đường huyết sau ăn thường có xu hướng tăng?Làm sao để chỉ số đường huyết sau ăn không bị tăng cao? Bài viết được tham vấn chuyên môn […]
Xem chi tiếtNội dung chínhThông tin tổng quan về chỉ số đường huyếtChỉ số đường huyết sau khi ăn là gì? Bao nhiêu là bình thường?Tại sao chỉ số đường huyết sau ăn thường có xu hướng tăng?Làm sao để chỉ số đường huyết sau ăn không bị tăng cao? Bài viết được tham vấn chuyên môn […]
Xem chi tiếtNội dung chínhThông tin tổng quan về chỉ số đường huyếtChỉ số đường huyết sau khi ăn là gì? Bao nhiêu là bình thường?Tại sao chỉ số đường huyết sau ăn thường có xu hướng tăng?Làm sao để chỉ số đường huyết sau ăn không bị tăng cao? Bài viết được tham vấn chuyên môn […]
Xem chi tiếtNội dung chínhThông tin tổng quan về chỉ số đường huyếtChỉ số đường huyết sau khi ăn là gì? Bao nhiêu là bình thường?Tại sao chỉ số đường huyết sau ăn thường có xu hướng tăng?Làm sao để chỉ số đường huyết sau ăn không bị tăng cao? Bài viết được tham vấn chuyên môn […]
Xem chi tiết