Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không? (Cẩm nang mẹ bầu)

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận – Tiết Niệu – MậtGiám đốc Chuyên Môn tại Phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Nhờ hương vị tươi mát và hàm lượng dinh dưỡng cao, nước dừa được nhiều mẹ bầu lựa chọn là thức uống giải khát. Tuy nhiên, nhiều thống kê đã chỉ ra rằng, cứ 7 mẹ bầu, có 1 người bị tiểu đường thai kỳ. Căn bệnh này có thể làm gia tăng nguy cơ bị tiền sản giật, băng huyết sau sinh, nguy hiểm hơn là sảy thai. Vậy bị tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây.

Tác dụng nước dừa đối với cơ thể người

Nước dừa là thức uống phổ biến, nhất là ở các vùng nhiệt đới. Ước tính, trong 100ml nước dừa chứa nhiều canxi, muối kháng, chloride, kali và 0,5g chất béo, 0,5 – 1g protein,3 – 4g đường bột.

Nghiên cứu cho thấy, việc uống đều đặn nước dừa trong một khoảng thời gian nhất định giúp cơ thể:

  • Bổ sung vitamin và khoáng chất: Thành phần của nước dừa chứa nhiều natri, kali, canxi, mangan, đồng, sắt… là nguồn bổ sung dồi dào cho điện giải.
  • Giúp cải thiện tuần hoàn máu: Nước dừa có thể cải thiện tuần hoàn máu trong cơ thể, giúp giãn nở huyết mạch, hạn chế hình thành cục máu đông.
  • Không làm tăng đường huyết đột ngột: Vì nước dừa có chỉ số Glycemic thấp (cụ thể là 3) nên không có khả năng khiến đường huyết tăng nhanh đột ngột.
  • Duy trì cân nặng ổn định: Uống nước dừa giúp no lâu hơn, hạn chế tình trạng thèm ăn. Nhiều người uống nước dừa như bữa phụ để cung cấp năng lượng và ít calo.

Bị tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không?

Như đã phân tích ở trên, nước dừa chứa nhiều thành phần tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, chỉ số đường huyết của nước dừa chỉ nằm ở khoảng 3, đây là chỉ số an toàn đối với người bị tiểu đường.

Vì thế, đối với câu hỏi, tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không? – Câu trả lời là CÓ. Mẹ bầu có thể dùng nước dừa như bữa phụ trong ngày để bổ sung dinh dưỡng, vừa tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Phụ nữ mang thai từ tháng thứ 3 thai kỳ trở đi nên uống nước dừa thường xuyên. Đáng chú ý, theo các nhà khoa học, không chỉ không gây hại cho cơ thể, mẹ bầu uống nước dừa hàng ngày còn giúp cải thiện đường huyết và sức khỏe. Bởi vì, nước dừa chứa nhiều acid lauric và kali, khi vào cơ thể giúp điều hòa huyết áp, tăng lượng cholesterol tốt, bảo vệ hệ tim mạch,…

Ngoài ra, nước dừa còn chứa nhiều chất xơ và amino acid. Khi cơ thể dung nạp các chất này giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, tăng độ nhạy cảm của hormone insulin với tế bào và hấp thu đường ở niêm mạc ruột.

Hướng dẫn mẹ bầu bị tiểu đường cách uống nước dừa đúng cách

Nước dừa tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, mẹ bầu cần sử dụng đúng cách, đúng thời điểm mới đem lại hiệu quả cao.

Mẹ bầu bị tiểu đường cần bỏ túi một vài lưu ý khi dùng nước dừa như sau:

  • Uống nước dừa nguyên chất: Mẹ bầu nên uống nước dừa nguyên chất, hạn chế uống nước dừa pha chế vì thành phần bị trộn thêm nhiều đường và chất tạo ngọt không tốt cho bệnh tiểu đường.
  • Không nên lạm dụng quá nhiều: Việc uống nước dừa quá nhiều sẽ khiến cơ thể bị thừa Kali, hoạt động của tim bị rối loạn. Mẹ bầu bị tiểu đường chỉ nên dùng tối đa 1 quả dừa/ngày (khoảng 250ml) để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé.

Người tiểu đường chỉ nên uống tối đa 1 quả dừa mỗi ngày

  • Không ăn cùi dừa: Cùi dừa là món ăn ưa thích của nhiều mẹ bầu. Thế nhưng, thành phần của cùi dừa chứa nhiều chất béo bão hòa, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bị tiểu đường.
  • Uống ở thời điểm hợp lý: Việc uống nước dừa nên chia thành nhiều thời điểm trong ngày, trung bình 2 – 3 lần/ngày. Đặc biệt, mẹ bầu không nên uống nước dừa sau 7 giờ tối. Chỉ nên uống nước dừa khi đói để cải thiện sức khỏe hệ tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa.

Như vậy, ở bài viết trên, chúng tôi đã đề cập và giải đáp cụ thể, chi tiết về thắc mắc tiểu đường thai kỳ uống nước
dừa được không. Bên cạnh việc uống nước dừa, mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng khoa học, ngủ nghỉ điều độ. Đặc biệt, mẹ bầu bị tiểu đường cần thường xuyên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra sức khỏe tổng quát, từ đó bác sĩ sẽ kịp thời phát hiện những thay đổi bất thường dù là nhỏ nhất. Chúc mẹ bầu một thai kỳ an toàn và mạnh khỏe.

Array
Câu hỏi thường gặp
Giải đáp thắc mắc: Đường huyết bao nhiêu là cao?

Nội dung chínhTác dụng nước dừa đối với cơ thể ngườiBị tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không?Hướng dẫn mẹ bầu bị tiểu đường cách uống nước dừa đúng cách Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận […]

Xem chi tiết
Bệnh tiểu đường và quan hệ vợ chồng được không? Lý giải cụ thể

Nội dung chínhTác dụng nước dừa đối với cơ thể ngườiBị tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không?Hướng dẫn mẹ bầu bị tiểu đường cách uống nước dừa đúng cách Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận […]

Xem chi tiết
Bệnh tiểu đường xét nghiệm gì? Lưu ý khi xét nghiệm tiểu đường

Nội dung chínhTác dụng nước dừa đối với cơ thể ngườiBị tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không?Hướng dẫn mẹ bầu bị tiểu đường cách uống nước dừa đúng cách Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tai […]

Xem chi tiết
Bệnh tiểu đường chữa được không và chữa như thế nào? (Tư vấn mới nhất)

Nội dung chínhTác dụng nước dừa đối với cơ thể ngườiBị tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không?Hướng dẫn mẹ bầu bị tiểu đường cách uống nước dừa đúng cách Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận […]

Xem chi tiết
Tại Sao Tiểu Đường Lại Khát Nước? Biện Pháp Khắc Phục

Nội dung chínhTác dụng nước dừa đối với cơ thể ngườiBị tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không?Hướng dẫn mẹ bầu bị tiểu đường cách uống nước dừa đúng cách Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Bác sĩ Vân Anh Nhất Nam Y Viện chữa yếu sinh lý có tốt không?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?