Bệnh tiểu đường ăn bánh tráng được không? Những lưu ý cần nhớ
Trong thực đơn của người bị bệnh tiểu đường cần phải hạn chế sử dụng tinh bột. Tuy nhiên bánh tráng (bánh cuốn) lại chủ yếu được làm từ bột gạo. Do đó nhiều người thắc mắc không biết bệnh tiểu đường ăn bánh tráng được không? Cần lưu ý những gì? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm câu trả lời cho vấn đề trên.
Người bị tiểu đường ăn bánh tráng được không?
Với câu hỏi “Bị bệnh tiểu đường ăn bánh tráng được không?” thì câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên người bệnh nên ăn vừa phải, không nên ăn quá nhiều một lúc hoặc ăn quá thường xuyên.
Bởi trong thành phần của bánh tráng có chứa rất nhiều tinh bột, đường, đạm, cholesterol,… Tất cả những chất này đều có khả năng làm tăng chỉ số đường huyết trong máu. Vì vậy nếu sử dụng quá nhiều bánh tráng trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như: Suy thận, mù lòa, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim,….
Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Nên sử dụng một cách hài hòa tất cả các nhóm thực phẩm để đảm bảo cơ thể không bị thiếu hụt dinh dưỡng mà vẫn đảm bảo được lượng đường huyết ở mức độ an toàn.
Đối với những người bị tiểu đường thai kỳ cũng vậy, bạn vẫn có thể sử dụng bánh tráng. Tuy nhiên chỉ nên dùng ở mức độ vừa phải. Tuyệt đối không được ăn quá nhiều và ăn quá thường xuyên để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tiểu đường ăn bánh tráng cần lưu ý những gì?
Người bệnh bị tiểu đường vẫn có thể sử dụng bánh tráng, tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bệnh nhân chỉ nên ăn mỗi tuần khoảng 1-2 lần, mỗi lần từ 100-500g bánh tráng hoặc có thể chia thành những bữa nhỏ.
Nếu buổi sáng bạn ăn bánh tráng thì trong ngày hôm đó nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa tinh bột khác bao gồm: Cơm, bánh mì, bún, phở, miến,…Thay vào đó bạn nên ăn thêm nhiều rau xanh, hoa quả, các loại ngũ cốc để đảm bảo cung cấp đủ chất xơ, giúp bạn no lâu, đồng thời không làm tăng lượng đường huyết trong máu.
Bánh tráng thường được ăn kèm với nhiều loại giò chả khác. Người bệnh nên hạn chế ăn những loại đồ ăn này. Bởi giò chả được chế biến sẵn thường chứa nhiều chất béo và muối, không tốt cho hệ tim mạch, huyết áp, thận và bệnh tiểu đường.
Bên cạnh đó, người bệnh cần đo lượng đường huyết của mình trước và sau khi ăn bánh tráng để xem có bị tăng nhiều hay không. Nếu tăng nhiều bạn cần phải giảm bớt khẩu phần ăn cho những lần ăn tiếp theo.
Cách làm giảm lượng đường huyết khi đói
Chỉ số đường huyết an toàn là ở mức dưới 7mmol/l. Tuy nhiên đối với bệnh nhân tiểu đường, chỉ số đường huyết lúc đói thường trên 10mmol/l. Đây là giá trị cao, nếu người bệnh muốn đưa chỉ số này về mức độ an toàn cần phải thực hiện theo các lời khuyên như sau:
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên: Việc rèn luyện cơ thể mỗi ngày giúp các tế bào ở cơ bắt hấp thụ lượng đường từ máu nhiều hơn, nhờ đó giúp kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả. Theo thời gian, việc tập luyện sẽ giúp kiểm soát lượng đường huyết lúc đói và sau khi ăn hiệu quả hơn.
Uống thuốc theo đơn và tới tái khám định kỳ: Nếu bạn đã sử dụng thuốc trị đái tháo đường được một thời gian thì nên tiếp tục sử dụng theo đúng liều lượng. Sau đó hãy tới tái khám theo đúng lịch hẹn với bác sĩ để kiểm tra xem chỉ số đường huyết lúc đói có thay đổi gì không. Từ đó các bác sĩ sẽ có những điều chỉnh phù hợp dành cho bạn.
Hạn chế căng thẳng, stress: Căng thẳng stress kéo dài cũng là nguyên nhân khiến cho lượng đường huyết tăng cao. Khi bị căng thẳng mệt mỏi kéo dài, người bệnh nên giải tỏa bằng cách, nghe nhạc, ngồi thiền, nghỉ ngơi đúng giờ. Tuyệt đối không nên sử dụng cafe, trà đặc, thuốc lá, rượu bia,… để làm giảm căng thẳng.
Chú ý chế độ ăn uống khoa học: Kiểm soát chế độ ăn uống là phương pháp hạ đường huyết an toàn, hiệu quả nhất bạn cần thực hiện. Trong khẩu phần ăn của người bệnh nên cân bằng đầy đủ các nhóm chất bao gồm: Protein, chất béo, chất đạm, chất xơ, tinh bột, vitamin,… Tuy nhiên chất xơ và vitamin là 2 loại chất cần phải được ưu tiên sử dụng. Hãy bổ sung thêm nhiều rau xanh và trái cây tươi vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình để giúp kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả.
Những thông tin trên đây hy vọng đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Bệnh tiểu đường ăn bánh tráng được không?”. Người bệnh tiểu đường không nhất thiết phải kiêng khem tất cả các loại thực phẩm một cách quá đà. Bạn cần phải căn cứ vào thể trạng và tình hình sức khỏe của mình để lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp nhất.
Nội dung chínhNgười bị tiểu đường ăn bánh tráng được không?Tiểu đường ăn bánh tráng cần lưu ý những gì?Cách làm giảm lượng đường huyết khi đói Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận – Tiết Niệu – Mật […]
Xem chi tiếtNội dung chínhNgười bị tiểu đường ăn bánh tráng được không?Tiểu đường ăn bánh tráng cần lưu ý những gì?Cách làm giảm lượng đường huyết khi đói Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận – Tiết Niệu – Mật […]
Xem chi tiếtNội dung chínhNgười bị tiểu đường ăn bánh tráng được không?Tiểu đường ăn bánh tráng cần lưu ý những gì?Cách làm giảm lượng đường huyết khi đói Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tai – Mũi – Họng – […]
Xem chi tiếtNội dung chínhNgười bị tiểu đường ăn bánh tráng được không?Tiểu đường ăn bánh tráng cần lưu ý những gì?Cách làm giảm lượng đường huyết khi đói Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận – Tiết Niệu – Mật […]
Xem chi tiếtNội dung chínhNgười bị tiểu đường ăn bánh tráng được không?Tiểu đường ăn bánh tráng cần lưu ý những gì?Cách làm giảm lượng đường huyết khi đói Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận – Tiết Niệu – Mật […]
Xem chi tiết