Tiểu Đường Và Răng Miệng, Những Thông Tin Bạn Cần Biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận – Tiết Niệu – MậtGiám đốc Chuyên Môn tại Phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Khi một người bị bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu tăng cao làm ảnh hưởng tới nhiều bộ phận trong cơ thể, trong đó có răng và nướu. Phần lớn những người có lượng đường huyết cao thường gặp phải các vấn đề về răng miệng như viêm nha chu, chảy máu chân răng, sâu răng, viêm loét miệng,… Bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu mối liên quan giữa bệnh tiểu đường và răng miệng, đồng thời biết được cách phòng ngừa tình trạng sâu răng, rụng răng do bệnh tiểu đường gây ra.

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe răng miệng?

Bệnh tiểu đường và răng miệng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Bệnh đái tháo đường có thể khiến cơ thể khó kiểm soát lượng đường huyết, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng do vi khuẩn. Những người bị tiểu đường dễ gặp phải tình trạng khô miệng, đau nhức răng, sâu răng, rụng răng, bệnh nha chu, viêm loét miệng, chảy máu chân răng, nhiễm trùng răng miệng.

Bệnh tiểu đường và nhiễm trùng răng miệng có tác động qua lại lẫn nhau
Bệnh tiểu đường và nhiễm trùng răng miệng có tác động qua lại lẫn nhau

Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, khi kết quả A1C huyết sắc tố của người bệnh càng cao thì nguy cơ phát triển các bệnh nha chu càng cao. Trên thực tế, bệnh tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh nha chu cao hơn gấp 2 lần so với thông thường.

Ở chiều ngược lại, bệnh răng miệng cũng làm cho bệnh tiểu đường chuyển biến xấu hơn, gia tăng lượng đường huyết và làm suy yếu hoạt động của insulin. Các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi,… được đánh giá là dạng bệnh viêm nhiễm mãn tính, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Nếu tình trạng viêm nhiễm này kéo dài sẽ khiến người bệnh khó kiểm soát được lượng đường huyết của mình.

Do đó người bệnh cần chăm sóc sức khỏe răng miệng và kiểm soát lượng đường trong máu để ngăn ngừa các bệnh tiểu đường và răng miệng. Đó là một mũi tên hai chiều. Điều trị bệnh răng nướu giúp cải thiện lượng đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường và ngược lại, khi lượng đường huyết ổn định sẽ đáp ứng điều trị các vấn đề về nha khoa.

Mối liên quan giữa bệnh tiểu đường và răng miệng

Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng như:

Bệnh tiểu đường và sâu răng

Bệnh tiểu đường và sâu răng có mối liên quan mật thiết với nhau. Ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, hàm lượng đường trong nước bọt sẽ cao hơn so với người bình thường. Đây là môi trường thuận lợi để cho vi khuẩn và nấm phát triển. Vi khuẩn trong miệng cùng với tinh bột và đường từ thức ăn sẽ hình thành lên những mảng bám trên răng, gây sâu răng và khiến hơi thở có mùi khó chịu.

Tiểu đường và bệnh nha chu

Lượng đường trong máu cao gây chít hẹp mạch máu, làm giảm lượng máu nuôi dưỡng nướu răng. Cơ thể con người có khả năng miễn dịch bẩm sinh, chống lại các vi khuẩn gây mảng bám. Tuy nhiên bệnh tiểu đường làm giảm khả năng miễn dịch của con người, gia tăng nguy cơ hình thành mảng bám ở chân răng.

Khi lượng vi khuẩn tích tụ đủ nhiều sẽ khiến cho lợi bị viêm, gây chảy máu chân răng. Nếu mảng bám không được loại bỏ kịp thời sẽ hình thành cao răng, khiến cho bệnh nha chu tiến triển nặng hơn. Nếu không được điều trị cẩn thận có thể khiến răng bị phá hủy, dẫn đến rụng răng.

Tiểu đường và khô miệng

Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thường gặp phải tình trạng này. Hiện tượng khô miệng là do lượng đường trong máu tăng cao, trong khi đó lượng hydrat hóa bị thiếu hụt. Tuy nhiên cũng có thể bệnh tiểu đường làm yếu chức năng của tuyến nước bọt, gây khô miệng. Tình trạng này diễn ra lâu dài sẽ khiến vùng miệng bị viêm loét.

Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thường gặp phải tình trạng khô miệng
Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thường gặp phải tình trạng khô miệng

Bên cạnh đó, tình trạng khô miệng này cũng có thể do dùng thuốc. Viện Y tế Quốc gia đã xác định có tới 400 loại thuốc hiện nay gây ra triệu chứng khô miệng. Danh sách này có cả thuốc dùng cho bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2. Những loại thuốc này có tác dụng giúp làm giảm bớt các biến chứng của bệnh tiểu đường như bệnh thần kinh và đau dây thần kinh.

Tiểu đường và nhiễm nấm

Hàm lượng đường trong nước bọt tăng cao kích thích sự phát triển của nấm candida, gây ra bệnh nấm miệng. Nấm miệng tạo thành những mảng đỏ hoặc trắng giống như sữa, gây đau hoặc gây loét khoang miệng. Lưỡi bị nhiễm nấm sẽ gây ra tình trạng nóng rát, khó nuốt, làm thay đổi vị giác.

Người bị bệnh tiểu đường và răng miệng khi nào nên gặp bác sĩ?

Người bệnh tiểu đường nên đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện mình có những triệu chứng bất thường sau:

  • Nướu răng sưng đỏ, chảy máu
  • Lợi xuất hiện các vết sưng mủ, viêm loét
  • Lợi lỏng lẻo, bị tụt khỏi răng
  • Rụng răng bất thường
  • Hai hàm răng mở, khó khép lại với nhau
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Lưỡi xuất hiện nhiều mảng trắng như sữa
  • Miệng khô, nóng rát
  • Vị giá có vấn đề, ăn không thấy ngon

Phòng ngừa các bệnh răng miệng ở bệnh nhân bị tiểu đường

Để ngắn ngừa những ảnh hưởng xấu của bệnh tiểu đường và răng miệng, người bệnh cần chú ý hơn vào việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình. Dưới đây là một số giải pháp giúp bạn phòng ngừa bệnh hiệu quả:

Theo dõi sự tiến triển của bệnh tiểu đường

Để phòng ngừa bệnh tiểu đường và răng miệng, người bệnh cần thường xuyên theo dõi hàm lượng đường huyết của mình. Việc kiểm soát được lượng đường trong máu sẽ giúp bạn phòng tránh được bệnh viêm nướu và các vấn đề răng miệng khác.

Đánh răng 2 lần/ngày

Người bệnh cần đánh răng ít nhất 2 lần vào buổi sáng và tối. Nên sử dụng loại bàn chải đánh răng có lông mềm và kem đánh răng có chứa làm lượng fluoride. Trong quá trình đánh răng không nên chà mạnh, tránh gây tổn thương đến nướu. Lưu ý, bạn nên thay bàn chải đánh răng 3 tháng/lần để tránh tích tụ vi khuẩn trên bàn chải.

Đánh răng thường xuyên giúp ngăn ngừa các bệnh về răng miệng
Đánh răng thường xuyên giúp ngăn ngừa các bệnh về răng miệng

Xỉa răng mỗi ngày

Dùng tăm có thể chỉ là phương pháp xỉa răng tạm thời và nó không thực sự mang lại hiệu quả. Bạn nên dùng chỉ nha khoa để giúp loại bỏ mảng bám giữa các răng và nướu. Nếu cảm thấy khó khăn khi dùng chỉ nha khoa, bạn có thể sử dụng giá đỡ chỉ nha khoa.

Súc miệng bằng nước muối sinh lý

Muốn loại bỏ các vấn đề về răng miệng bạn cần phải thường xuyên súc miệng và họng bằng nước muối sinh lý. Nước muối có khả năng loại bỏ vi khuẩn và nấm, giúp làm sạch khoang miệng hiệu quả. Bạn có thể mua chai nước muối sinh lý tại các hiệu thuốc hoặc tự pha tại nhà.

Khám răng định kỳ 6 tháng/lần

Hãy ghé thăm nha sĩ thường xuyên 6 tháng/lần để đảm bảo răng miệng của bạn luôn khỏe mạnh. Điều này sẽ giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề không tốt của sức khỏe để đưa ra được hướng giải quyết kịp thời.

Người bệnh bị tiểu đường nên đi khám nha sĩ 1 năm 2 lần để phòng tránh bệnh viêm nha chu
Người bệnh bị tiểu đường nên đi khám nha sĩ 1 năm 2 lần để phòng tránh bệnh viêm nha chu

Hãy nói với nha sĩ bạn bị bệnh tiểu đường

Khi đi khám răng, bạn hãy cho nha sĩ biết mình đang bị bệnh tiểu đường. Đây là điều vô cùng quan trọng. Khi các nha sĩ biết bạn đang gặp phải căn bệnh này, họ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng phù hợp hơn.

Nhận biết những dấu hiệu của bệnh nướu răng

Nếu một ngày bạn phát hiện răng của mình có những dấu hiệu bất thường như: Sưng đỏ, chảy máu chân răng, khô miệng, lỏng răng, đau miệng,… hãy báo cho nha sĩ biết để có phương pháp điều trị kịp thời.

Bệnh tiểu đường và răng miệng nên ngưng dùng thuốc lá

Hút thuốc lá không những làm tăng nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường, mà còn khiến các vấn đề về răng miệng trở nên nghiêm trọng hơn. Thường xuyên sử dụng thuốc lá sẽ gây ra các bệnh về nướu răng và cuối cùng là mất răng. Chính vì vậy về phòng ngừa bệnh tiểu đường và răng miệng, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc lá ngay từ hôm nay.

Ăn nhiều rau xanh và hạn chế đồ ngọt

Rau xanh, đặc biệt là rau sống có tác dụng làm tăng hiệu quả tự làm sạch của răng. Đối với bệnh tiểu đường, rau xanh chứa nhiều vitamin và chất xơ, giúp kiểm soát được lượng đường huyết hiệu quả. Đồng thời người bệnh nên hạn chế sử dụng đồ ngọt và các thực phẩm chứa đường để tránh việc tích tụ mảng bám trong khoang miệng.

Ăn nhiều rau sống cũng là một cách giúp kiểm soát các bệnh tiểu đường và răng miệng
Ăn nhiều rau sống cũng là một cách giúp kiểm soát các bệnh tiểu đường và răng miệng

Tránh làm khô miệng

Bệnh tiểu đường thường khiến người bệnh dễ bị khô miệng. Do đó bạn hãy uống nhiều nước mỗi ngày, đồng thời nên sử dụng viên ngậm không đường hoặc nhai kẹo cao su không đường để kích thích cơ thể sản xuất nước bọt, tránh làm miệng bị khô.

Những thông tin về bệnh tiểu đường và răng miệng trên đây hy vọng sẽ giúp bạn có thêm được nhiều kiến thức hữu ích về 2 căn bệnh này. Điều quan trọng bây giờ là bạn cần chăm sóc sức khỏe răng miệng cẩn thận, đồng thời kiểm soát tốt lượng đường huyết để ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường. Đừng quên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị bệnh kịp thời.

Array
Câu hỏi thường gặp
Giải đáp thắc mắc: Đường huyết bao nhiêu là cao?

Nội dung chínhBệnh tiểu đường ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe răng miệng?Mối liên quan giữa bệnh tiểu đường và răng miệngBệnh tiểu đường và sâu răngTiểu đường và bệnh nha chuTiểu đường và khô miệngTiểu đường và nhiễm nấmNgười bị bệnh tiểu đường và răng miệng khi nào nên gặp bác sĩ?Phòng ngừa […]

Xem chi tiết
Bệnh tiểu đường và quan hệ vợ chồng được không? Lý giải cụ thể

Nội dung chínhBệnh tiểu đường ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe răng miệng?Mối liên quan giữa bệnh tiểu đường và răng miệngBệnh tiểu đường và sâu răngTiểu đường và bệnh nha chuTiểu đường và khô miệngTiểu đường và nhiễm nấmNgười bị bệnh tiểu đường và răng miệng khi nào nên gặp bác sĩ?Phòng ngừa […]

Xem chi tiết
Bệnh tiểu đường xét nghiệm gì? Lưu ý khi xét nghiệm tiểu đường

Nội dung chínhBệnh tiểu đường ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe răng miệng?Mối liên quan giữa bệnh tiểu đường và răng miệngBệnh tiểu đường và sâu răngTiểu đường và bệnh nha chuTiểu đường và khô miệngTiểu đường và nhiễm nấmNgười bị bệnh tiểu đường và răng miệng khi nào nên gặp bác sĩ?Phòng ngừa […]

Xem chi tiết
Bệnh tiểu đường chữa được không và chữa như thế nào? (Tư vấn mới nhất)

Nội dung chínhBệnh tiểu đường ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe răng miệng?Mối liên quan giữa bệnh tiểu đường và răng miệngBệnh tiểu đường và sâu răngTiểu đường và bệnh nha chuTiểu đường và khô miệngTiểu đường và nhiễm nấmNgười bị bệnh tiểu đường và răng miệng khi nào nên gặp bác sĩ?Phòng ngừa […]

Xem chi tiết
Tại Sao Tiểu Đường Lại Khát Nước? Biện Pháp Khắc Phục

Nội dung chínhBệnh tiểu đường ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe răng miệng?Mối liên quan giữa bệnh tiểu đường và răng miệngBệnh tiểu đường và sâu răngTiểu đường và bệnh nha chuTiểu đường và khô miệngTiểu đường và nhiễm nấmNgười bị bệnh tiểu đường và răng miệng khi nào nên gặp bác sĩ?Phòng ngừa […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe
string(10) "tieu-duong"

Chuyên mục

Tin mới

12 Cây Thuốc Chữa Dạ Dày Giúp Giảm Triệu Chứng Hiệu Quả

6 Cách Chữa Tinh Trùng Yếu Tại Nhà Nam Giới Nên Áp Dụng

Chi Phí Tán Sỏi Thận Qua Da: Quy Trình Và Những Điều Cần Biết

Gợi Ý 6 Cách Chữa Mộng Tinh Tại Nhà Hiệu Quả Cho Nam Giới

15 Cách Chữa Yếu Sinh Lý Tại Nhà Hiệu Quả Không Dùng Thuốc

4 Cách Chữa Viêm Họng Hạt Nhanh Khỏi Và Ngăn Ngừa Tái Phát

14 Cách Trị Vảy Nến Dân Gian Hiệu Quả Và Dễ Thực Hiện Tại Nhà

Viêm Xoang Mãn Tính: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Điều Trị

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?