Giải Đáp Uống Cà Phê Có Ảnh Hưởng Đến Xương Khớp Không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng Hải Đăng – Khoa Xương khớpTrưởng khoa Khám bệnh Y học cổ truyền Phòng khám Thuốc dân tộc – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Cà phê là một trong những đồ uống được yêu thích trên thế giới, giúp tăng thêm sự tỉnh táo và năng lượng cho ngời dùng. Tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng được loại đồ uống này. Vậy “uống cà phê có ảnh hưởng đến xương khớp không?”. Việc hiểu rõ tác động của cà phê đối với hệ xương khớp sẽ giúp người bệnh bảo vệ sức khỏe lâu dài.

Uống cà phê có ảnh hưởng đến xương khớp không?

Cà phê là một loại đồ uống quen thuộc được làm từ hạt của cây cà phê. Cà phê có hương vị thơm ngon đặc trưng, được tiêu thụ rộng rãi trên toàn thế giới và được rất nhiều người yêu thích. Trong thành phần của cà phê có chứa nhiều chất dinh dưỡng như: Caffeine, Axit Chlorogenic, Trigonelline, Vitamin B2 (Riboflavin), Vitamin B3 (Niacin), Vitamin B5 (Pantothenic Acid), Mangan, Kali.

Những dưỡng chất này có tác dụng giúp tăng cường sự tỉnh táo và tập trưng, chống oxy hóa, cải thiện hiệu suất vận động, hỗ trợ giảm cân, bảo vệ gan, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, Parkinson và Alzheimer.

Cà phê là loại đồ uống thơm ngon được nhiều người ưa chuộng
Cà phê là loại đồ uống thơm ngon được nhiều người ưa chuộng

Tuy nhiên cà phê cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe như mất ngủ, tăng nhịp tim và huyết áp, gây rối loạn tiêu hóa,… Vậy uống cà phê có ảnh hưởng đến xương khớp không? Câu trả lời là CÓ, uống cà phê có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xương khớp.

Nguyên nhân là bởi:

  • Giảm hấp thụ canxi: Caffeine trong cà phê có thể cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Canxi là một khoáng chất quan trọng đối với hệ xương khớp. Khi cơ thể không hấp thụ đủ canxi, xương sẽ trở nên yếu và dễ gãy.
  • Tăng thải canxi qua nước tiểu: Caffeine có tác dụng lợi tiểu, khiến cơ thể thải canxi ra ngoài qua nước tiểu nhiều hơn. Sự mất mát canxi này có thể làm giảm mật độ xương, đặc biệt nếu tiêu thụ cà phê quá mức.
  • Tác động lâu dài: Việc uống cà phê thường xuyên và với lượng lớn có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh loãng xương, đặc biệt là ở người lớn tuổi và phụ nữ sau mãn kinh, những người vốn đã có nguy cơ cao bị loãng xương.
  • Tình trạng viêm: Một số nghiên cứu gợi ý rằng caffeine có thể gây viêm ở một số người, ảnh hưởng tiêu cực đến các khớp và làm tình trạng viêm khớp trở nên tồi tệ hơn.
  • Gây mất nước: Caffeine có tác dụng lợi tiểu, làm tăng nhu cầu đi tiểu. Việc mất nước quá nhiều có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của canxi trong cơ thể.

Những căn bệnh xương khớp nào không nên uống cafe?

Một số bệnh xương khớp có thể trở nên tồi tệ hơn do tác động của caffeine trong cà phê. Dưới đây là các bệnh xương khớp mà người bệnh nên hạn chế hoặc tránh uống cà phê:

Loãng xương

Caffeine có thể làm giảm hấp thụ canxi và tăng thải canxi qua nước tiểu, dẫn đến sự mất canxi từ xương, làm cho tình trạng loãng xương trở nên tồi tệ hơn. Người bị loãng xương nên hạn chế uống cà phê và đảm bảo bổ sung đủ canxi và vitamin D từ chế độ ăn uống hoặc thực phẩm chức năng.

Viêm khớp dạng thấp

Caffeine có thể gây viêm và kích thích các triệu chứng viêm khớp. Một số nghiên cứu cũng gợi ý rằng caffeine có thể làm tăng mức độ đau và cứng khớp vào buổi sáng. Người bị viêm khớp dạng thấp nên hạn chế hoặc tránh tiêu thụ caffeine để giảm viêm và đau.

Gout

Mặc dù caffeine không trực tiếp gây ra gout, nhưng nó có thể làm tăng mức độ axit uric trong máu, gây ra các cơn đau gout. Người bị gout nên hạn chế lượng cà phê để kiểm soát mức axit uric và tránh các đợt bùng phát của bệnh.

Cà phê có thể làm tăng mức độ axit uric trong máu, gây ra các cơn đau gout
Cà phê có thể làm tăng mức độ axit uric trong máu, gây ra các cơn đau gout

Thoái hóa khớp

Mặc dù không có bằng chứng cụ thể rằng caffeine trực tiếp làm xấu đi tình trạng thoái hóa khớp, nhưng viêm nhiễm và đau có thể bị kích thích bởi caffeine ở một số người. Người bị thoái hóa khớp nên theo dõi phản ứng của cơ thể với caffeine và điều chỉnh lượng tiêu thụ nếu thấy triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.

Bệnh Lupus 

Lupus là một bệnh tự miễn gây viêm khớp và mô liên kết. Caffeine có thể làm tăng viêm và ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch. Người bị lupus nên hạn chế hoặc tránh tiêu thụ cà phê để kiểm soát viêm và duy trì sức khỏe hệ miễn dịch.

Bài viết trên đây đã cùng bạn đọc giải đáp thắc mắc “uống cà phê có ảnh hưởng đến xương khớp không?”. Có thể thấy, việc tiêu thụ cà phê quá mức sẽ gây tác động nhất định đến sức khỏe xương khớp. Do đó, người bệnh nên lựa chọn một loại đồ uống khác lành mạnh và phù hợp hơn.

Xem Thêm:

Array
Câu hỏi thường gặp
Bệnh Xương Khớp Có Nên Đi Bộ Không? Lưu Ý Khi Thực Hiện

Nội dung chínhUống cà phê có ảnh hưởng đến xương khớp không?Những căn bệnh xương khớp nào không nên uống cafe? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng Hải Đăng – Khoa Xương khớp – Trưởng khoa Khám bệnh Y học cổ truyền Phòng khám Thuốc dân tộc – […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyên mục

Tin mới

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Bác sĩ Vân Anh Nhất Nam Y Viện chữa yếu sinh lý có tốt không?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?