Thoái Hóa Khớp Háng Ở Người Trẻ: Cách Chữa Và Phòng Ngừa
Thoái hóa khớp háng ở người trẻ tuy không phổ biến như ở người lớn tuổi, nhưng vẫn là vấn đề đáng quan ngại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và khả năng vận động. Bài viết này sẽ cung cấp kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng gây bệnh và các phương pháp điều trị tình trạng này, nhằm nâng cao nhận thức và hỗ trợ việc phòng ngừa, can thiệp kịp thời.
Tìm hiểu thoái hóa khớp háng ở người trẻ là gì?
Thoái hóa khớp háng ở người trẻ là một tình trạng bệnh lý xảy ra khi sụn khớp háng bị bào mòn và mất đi tính đàn hồi, dẫn đến đau đớn, khó khăn trong vận động và giảm chất lượng cuộc sống.
Mặc dù thoái hóa khớp thường liên quan đến quá trình lão hóa tự nhiên, nhưng ngày càng có nhiều người trẻ tuổi, thậm chí dưới 30 tuổi, cũng mắc phải căn bệnh này.
Nguyên nhân khiến người trẻ thoái hóa khớp háng
Bác sĩ phân tích một số nguyên nhân chính đến tình trạng người trẻ bị thoái hóa khớp hàng như sau:
- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người thân bị các bệnh lý về xương khớp, bạn cũng có thể có nguy cơ thoái hóa cao hơn.
- Chấn thương: Các chấn thương vùng háng như gãy xương, trật khớp hoặc tổn thương sụn khớp do tai nạn, chơi thể thao hoặc hoạt động mạnh gây tổn thương lâu dài và dẫn đến thoái hóa khớp sớm.
- Hoạt động quá mức hoặc ít vận động: Vận động quá mức, đặc biệt là các hoạt động lặp đi lặp lại hoặc mang vác nặng sẽ gây áp lực lớn lên khớp háng, làm tăng tốc độ hao mòn sụn khớp. Ngược lại, lối sống ít vận động khiến các cơ xung quanh khớp háng yếu đi, làm giảm sự ổn định của khớp và tăng nguy cơ thoái hóa.
- Béo phì: Thừa cân hoặc béo phì làm tăng áp lực lên khớp háng, dẫn đến sự hao mòn nhanh chóng của sụn khớp.
- Các bệnh lý nền: Một số bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, bệnh Legg-Calve-Perthes hoặc các bệnh lý chuyển hóa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của khớp háng và làm tăng nguy cơ thoái hóa sớm.
- Dị tật bẩm sinh: Một số dị tật bẩm sinh ở khớp háng như loạn sản xương hông, cấu trúc khớp không bình thường,… làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp sớm do cấu trúc khớp không ổn định.
- Lạm dụng thuốc hoặc rượu bia: Sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau hoặc rượu bia có thể ảnh hưởng đến quá trình tái tạo sụn khớp và làm tăng nguy cơ thoái hóa.
- Chế độ dinh dưỡng: Nếu chế độ dinh dưỡng không cân đối, thiếu hụt vitamin D và canxi cũng góp phần vào sự phát triển của thoái hóa khớp háng ở người trẻ.
Triệu chứng điển hình của thoái hóa khớp háng ở người trẻ
Thoái hóa khớp háng ở người trẻ thường biểu hiện qua các triệu chứng sau:
- Đau: Đau (đau âm ỉ hoặc đau đau nhói) ở vùng háng, đùi hoặc mông, lan xuống đầu gối hoặc lên lưng dưới. Cơn đau thường xuất hiện buổi sáng hoặc khi ngồi lâu trong 1 tư thế.
- Cứng khớp: Khớp háng trở nên cứng đờ, khó khăn khi cử động. Cảm giác cứng khớp thường giảm dần sau khi vận động nhẹ nhàng.
- Khớp kêu khi cử động: Khi vận động khớp háng có thể phát ra tiếng lạo xạo, lục cục hoặc tiếng kêu răng rắc.
- Sưng, nóng, đỏ: Vùng xung quanh khớp háng bị sưng, nóng, đỏ, đặc biệt là khi có viêm kèm theo.
- Yếu cơ: Các cơ xung quanh khớp háng trở nên yếu hơn, dẫn đến tình trạng mất cân bằng khi đứng hoặc đi bộ.
- Dáng đi thay đổi: Người bệnh có thể phải thay đổi dáng đi để tránh đau, dẫn đến dáng đi khập khiễng hoặc không bình thường.
- Mất ngủ, căng thẳng: Đau đớn và khó chịu kéo dài dẫn đến gây mất ngủ, căng thẳng và ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh.
Biến chứng thoái hóa khớp háng ở người trẻ
Thoái hóa khớp háng ở người trẻ nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống như sau:
Giảm khả năng vận động:
- Hạn chế vận động nặng: Khi bệnh tiến triển, người bệnh gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày như đi lại, đứng lên ngồi xuống, thậm chí không thể tự chăm sóc bản thân.
- Tàn phế: Trong trường hợp nặng, thoái hóa khớp háng dẫn đến tàn phế, khiến người bệnh phải phụ thuộc vào người khác hoặc sử dụng các thiết bị hỗ trợ để di chuyển.
Biến dạng khớp háng:
- Biến dạng chi dưới: Sự mất cân bằng lực và thay đổi cấu trúc khớp háng có thể gây ra biến dạng chi dưới, như chân ngắn hơn bất thường.
- Ảnh hưởng đến cột sống và các khớp khác: Các cơn đau nhói khiến người bệnh thay đổi tư thế và cách di chuyển, gây áp lực lên cột sống và các khớp khác, dẫn đến đau lưng, đau gối hoặc các vấn đề về khớp khác.
Đau mãn tính:
- Đau dai dẳng: Đau khớp háng có thể trở nên mãn tính, kéo dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
- Phụ thuộc vào thuốc giảm đau: Người bệnh có thể phải sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên, dẫn đến nguy cơ tác dụng phụ và lệ thuộc thuốc.
Ảnh hưởng tâm lý:
- Trầm cảm, lo âu: Đau đớn kéo dài, hạn chế vận động và sự phụ thuộc vào người khác có thể gây ra căng thẳng, lo âu và thậm chí trầm cảm.
- Giảm chất lượng cuộc sống: Thoái hóa khớp háng ảnh hưởng đến khả năng làm việc, học tập và các hoạt động giải trí, gây ra sự cô lập xã hội và giảm chất lượng cuộc sống.
Các biến chứng khác:
- Viêm khớp nhiễm trùng: Trong một số trường hợp, khớp háng bị thoái hóa có thể bị nhiễm trùng, gây đau dữ dội, sưng và sốt.
- Gãy xương: Xương vùng háng bị suy yếu do thoái hóa có thể dễ gãy hơn, đặc biệt khi tuổi càng cao.
- Hoại tử chỏm xương đùi: Mất nguồn cung cấp máu đến chỏm xương đùi có thể dẫn đến hoại tử, gây đau đớn và hạn chế vận động nghiêm trọng.
Phương pháp chẩn đoán
Chẩn đoán thoái hóa khớp háng ở người trẻ đòi hỏi sự kết hợp giữa đánh giá lâm sàng và cận lâm sàng để xác định chính xác tình trạng bệnh.
Đánh giá lâm sàng
- Hỏi bệnh sử: Bác sĩ tìm hiểu về các triệu chứng, thời gian xuất hiện, tiền sử chấn thương, các bệnh lý nền và các yếu tố nguy cơ khác.
- Khám thực thể: Bác sĩ sẽ kiểm tra khớp háng, đánh giá phạm vi vận động, kiểm tra các dấu hiệu viêm và thực hiện các bài kiểm tra đặc biệt.
Cận lâm sàng
- Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang cho thấy các dấu hiệu như hẹp khe khớp, hình thành gai xương, đặc xương dưới sụn và thay đổi hình dạng xương.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI cung cấp hình ảnh chi tiết hơn về các cấu trúc mềm trong khớp háng như sụn, dây chằng và gân, từ đó phát hiện các tổn thương sụn sớm và các tổn thương khác.
- Chụp cắt lớp (CT scan): CT scan sẽ cung cấp hình ảnh chi tiết về cấu trúc xương, giúp đánh giá mức độ biến dạng khớp và các tổn thương xương khác.
- Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm máu giúp loại trừ các bệnh lý viêm khớp khác như viêm khớp dạng thấp hoặc nhiễm trùng khớp.
- Phân tích dịch khớp: Nếu nghi ngờ có viêm hoặc nhiễm trùng trong khớp, bác sĩ có thể chỉ định chọc hút dịch khớp để phân tích.
Phụ thuộc vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân và mức độ thoái hóa. Từ đó xây dựng phác đồ điều trị thoái hóa khớp hàng cho từng bệnh nhân.
Phương pháp điều trị
Thoái hóa khớp háng có thể áp dụng biện pháp điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Cụ thể như sau:
Áp dụng bài thuốc dân gian
Những trường hợp thoái hóa nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian dưới đây để cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa thoái hóa lan rộng.
- Cây cỏ xước: Có chữa Flavonoid, Saponin, Alkaloid mang tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, giảm đau, bảo vệ sụn khớp và ức chế quá trình thoái hóa. Người bệnh đem rễ cỏ xước phơi khô và sắc 10g uống hằng ngày.
- Cây trinh nữ: Trong cây trinh nữ chứa các hoạt chất có tác dụng giảm đau và kháng viêm như alkaloid, flavonoid và tannin, giúp ức chế viêm khớp, làm dịu cơn đau do thoái hóa gây ra. Giã nát rồi sao nóng rễ hoặc lá cây trinh nữ, đắp lên vùng khớp bị đau.
- Ngải cứu: Các chất như flavonoid, tannin và tinh dầu trong ngải cứu giúp giảm sưng, viêm và đau ở các khớp bị thoái hóa. Đem lá ngải sắc với 600ml nước đến khi còn khoảng 200ml và dùng uống hằng ngày.
- Dùng gừng tươi: Gừng chứa các chống viêm mạnh như gingerol và shogaol, giúp ức chế enzyme gây viêm, đồng thời bảo vệ tế bào sụn khớp. Đen giã nát gừng cùng muối hạt, sau đó đun với rượu trắng đến khi nóng đều. Bọc hỗn hợp trong vải và đắp lên khớp háng khoảng 20 phút.
Hiệu quả của các bài thuốc dân gian thường chậm và cần thời gian để thấy rõ. Những cần lưu ý phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể thay thế hoàn toàn điều trị Y học hiện đại.
Sử dụng thuốc Tây y
Điều trị thoái hóa khớp háng thường được chỉ định sử dụng các nhóm thuốc sau đây để giảm triệu chứng và kiểm soát bệnh:
- Thuốc giảm đau: Được sử dụng phổ biến để giảm đau nhẹ đến trung bình, bao gồm Paracetamol và thuốc giảm đau opioids. Đây là lựa chọn đầu tiên cho nhiều bệnh nhân do ít tác dụng phụ.
- Thuốc chống viêm không steroid: Các thuốc này giúp giảm đau và viêm ở khớp, thường được sử dụng khi paracetamol không còn hiệu quả. Một số thuốc phổ biến gồm Ibuprofen, naproxen, diclofenac.
- Thuốc giãn cơ: Được sử dụng trong trường hợp cơ xung quanh khớp bị co thắt gây đau. Bác sĩ thường chỉ định diazepam hoặc cyclobenzaprine.
- Tiêm corticosteroid: Thuốc corticosteroid được tiêm trực tiếp vào khớp háng để giúp giảm viêm mạnh và nhanh chóng. Các loại thuốc tiêm phổ biến gồm methylprednisolone hoặc triamcinolone.
- Thuốc khác: Các loại gel hoặc kem bôi ngoài da chứa các hoạt chất như diclofenac, ketoprofen có thể giúp giảm đau và viêm tại chỗ.
Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh cũng cần sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng thời gian và không tự ý ngưng thuốc hoặc thay đổi liều lượng.
Điều trị phẫu thuật
Những trường hợp thoái hóa khớp háng nặng và điều trị nội khoa không còn hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân phẫu thuật ngoại khoa.
Phẫu thuật nội soi khớp
- Chỉ định: Thường được sử dụng trong giai đoạn sớm của thoái hóa khớp háng, khi tổn thương sụn chưa quá nặng và chưa có biến dạng khớp.
- Kỹ thuật: Bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi nhỏ có gắn camera vào khớp háng thông qua các vết rạch nhỏ. Qua hình ảnh từ camera, bác sĩ có thể quan sát và thực hiện các thủ thuật.
Phẫu thuật thay khớp háng
Thường được sử dụng khi thoái hóa khớp háng đã tiến triển nặng, gây đau đớn và hạn chế vận động nghiêm trọng. Khớp háng nhân tạo có tuổi thọ cao kéo dài 15 – 20 năm hoặc lâu hơn.
- Thay khớp háng bán phần: Thay thế chỉ phần chỏm xương đùi bị hư hỏng bằng chỏm nhân tạo, giữ nguyên ổ cối tự nhiên.
- Thay khớp háng toàn phần: Thay thế cả chỏm xương đùi và ổ cối bằng các bộ phận nhân tạo.
Cắt xương chỉnh hình
- Chỉ định: Áp dụng cho một số trường hợp thoái hóa khớp háng ở người trẻ tuổi, khi có biến dạng khớp nhưng sụn khớp vẫn còn tương đối tốt.
- Kỹ thuật: Bác sĩ sẽ cắt và sắp xếp lại xương vùng háng để cải thiện sự phân bố lực lên khớp, giảm đau và làm chậm quá trình thoái hóa.
Cách phòng ngừa người trẻ thoái hóa khớp háng
Thoái hóa khớp háng ở người trẻ có thể phòng ngừa được nếu bạn chủ động thực hiện các biện pháp sau:
- Duy trì cân nặng: Giảm cân nếu cần thiết và duy trì cân nặng lý tưởng bằng chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện đều đặn.
- Tập thể dục: Lựa chọn các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe và khả năng của bản thân như bơi lội, đạp xe, yoga, thái cực quyền,…
- Chế độ ăn uống: Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe xương khớp như canxi, vitamin D, magie và omega-3.
- Tránh chấn thương: Cẩn thận khi tham gia hoạt động thể thao hay các hoạt động có nguy cơ gây chấn thương vùng háng, sử dụng dụng cụ bảo hộ phù hợp.
- Tư thế đúng: Duy trì tư thế đúng khi ngồi, đứng và đi lại để giảm áp lực lên khớp háng.
- Dùng thực phẩm chức năng: Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khỏe xương khớp như glucosamine, chondroitin hoặc collagen.
- Kiểm tra định kỳ: Thăm khám sức khỏe định kỳ với bác sĩ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường ở khớp và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Phòng ngừa và điều trị sớm là chìa khóa để ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng của thoái hóa khớp háng ở người trẻ. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào của thoái hóa khớp háng, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Xem Thêm:
- 6 biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa khớp có thể bạn chưa biết
- Tác dụng tuyệt vời của việc dùng gạo lứt chữa thoái hóa khớp
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!