Bệnh tiểu đường uống bia được không? Lưu ý gì khi sử dụng?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận – Tiết Niệu – MậtGiám đốc Chuyên Môn tại Phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Bia là một loại đồ uống làm từ lúa mạch, có khả năng giải khát rất tốt nên được nhiều nam giới yêu thích. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng được loại đồ uống này. Vậy người bị tiểu đường có uống bia được không? Nếu có thì nên sử dụng như thế nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe? Cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết dưới đây để biết thêm được nhiều thông tin hữu ích.

Bệnh tiểu đường uống bia được không?

Những loại đồ uống có chứa cồn như rượu, bia được xếp vào nhóm thực phẩm an thần nên hạn chế sử dụng. Bởi rượu có thể gây suy yếu hệ thần kinh trung ương, làm ảnh hưởng đến mọi cơ quan trong cơ thể. Sau khi uống rượu bia, loại đồ uống này sẽ được hấp thụ nhanh vào dạ dày, ruột non sau đó đi vào máu và đến những cơ quan khác.

Với một người bình thường, trong vòng 1 giờ, gan sẽ chỉ phân hủy được một phần đồ uống có cồn. Lượng còn lại chưa được phân hủy sẽ được phân bổ khắp cơ thể, đến phổi, thận và da, sau đó được bài tiết và đào thải qua đường nước tiểu và mồ hôi.

Rượu bia là loại đồ uống có khả năng làm ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết trong cơ thể
Rượu bia là loại đồ uống có khả năng làm ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết trong cơ thể

Tùy vào lượng rượu bia bạn sử dụng mà mức độ tác động lên cơ thể của loại đồ uống này cũng khác nhau. Khi uống rượu bia với một lượng nhỏ, nó sẽ giúp bạn cảm thấy phấn chấn, thư giãn và vui vẻ. Ngược lại, nếu nạp vào cơ thể một lượng lớn sẽ làm tăng khả năng suy nhược cơ thể, làm ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh.

Rượu bia là những loại đồ uống có khả năng làm ứng chế sự hình thành glycogen trong gan, làm hạ đường huyết ở bệnh nhân đang sử dụng insulin hoặc thuốc làm hạ đường huyết. Do đó, với câu hỏi “tiểu đường uống bia được không?”, các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên hạn chế sử dụng, hoặc kiêng hoàn toàn tùy theo tình hình bệnh và thể trạng của bạn.

Người bệnh đái tháo đường nên kiêng hoặc hạn chế sử dụng bia rượu và các loại đồ uống có cồn khác
Người bệnh đái tháo đường nên kiêng hoặc hạn chế sử dụng bia rượu và các loại đồ uống có cồn khác

Lý giải điều này là bởi bất cứ loại đồ uống có cồn nào đều có thể gây ức chế hình thành glycogen tại gan, khiến cho hàm lượng đường huyết của người đang sử dụng insulin hoặc đang dùng thuốc hạ đường huyết giảm xuống thấp. Tuy nhiên, một số trường hợp bia lại khiến cho người bệnh tăng đường huyết lên cao đột ngột. Bên cạnh đó, loại đồ uống này còn gây ảnh hưởng xấu tới nhiều cơ quan khác trong cơ thể, làm nhiễu loạn quá trình điều trị bệnh tiểu đường.

Thực tế, người mắc bệnh đái tháo đường vẫn có thể uống bia. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng cho những người bị tiểu đường tuýp 1 và người bệnh cũng chỉ được phép dùng với hàm lượng rất nhỏ, sử dụng đúng cách, điều độ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời kiểm soát tốt được chỉ số đường huyết của mình sau khi sử dụng rượu bia và các đồ uống có cồn khác.

Thỉnh thoảng người bệnh tiểu đường có thể uống bia rượu nhưng lượng uống tối đa trong mỗi lần sử dụng không vượt quá 360ml đối với bia, 150ml đối với rượu vang và 40ml đối với các loại rượu mạnh như cognac, whiskey hay vodka,…

Bệnh tiểu đường uống bia được không là vấn đề được nhiều người quan tâm
Bệnh tiểu đường uống bia được không là vấn đề được nhiều người quan tâm

Theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ khuyến cáo, người mắc bệnh tiểu đường chỉ nên dùng tối đa 1 cốc bia nhỏ mỗi ngày, tốt nhất nên dùng vào buổi tối. Khi uống bia bạn có thể cho thêm đá để pha loãng. Điều quan trọng nhất đó là người bệnh tiểu đường phải luôn kiểm tra chỉ số đường huyết của mình sau khi sử dụng rượu bia để có thể đảm bảo lượng đường trong máu ở mức ổn định. Tránh gây ra những phản ứng tăng hoặc giảm đường huyết đột ngột do rượu bia gây ra.

Người tiểu đường khi uống bia cần lưu ý gì?

Nhìn chung rượu bia và các loại đồ uống có cồn đều được xếp vào danh sách những loại thực phẩm cần phải tránh sử dụng. Đối với bệnh nhân bị tiểu đường lại càng phải chú ý hơn. Tuy nhiên trong một số hoạt động xã giao, người bệnh rất khó có thể tránh được việc phải uống rượu bia, nhất là đối với nam giới. Nếu bắt buộc phải sử dụng, tốt nhất người bệnh nên tuân thủ một vài nguyên tắc sau đây:

Luôn đo đường huyết trước và sau khi uống bia rượu

Rượu bia có khả năng làm giảm hoạt động giải phóng glucose ở gan. Để tránh bị hạ đường huyết khi uống rượu bia, đặc biệt là trường hợp không may bị uống quá chén, người bệnh hãy đo đường huyết trước khi uống bia để đảm bảo lượng đường huyết của mình không quá thấp (nếu lượng đường trong máu đo được ở mức quá thấp hoặc quá cao, người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng). Sau khi uống rượu bia khoảng 1 giờ, người bệnh cũng cần phải tự kiểm tra lượng đường huyết trong máu để xem có bị tăng hay giảm không.

Người bệnh cần phải đo lượng đường huyết trước và sau khi sử dụng rượu bia
Người bệnh cần phải đo lượng đường huyết trước và sau khi sử dụng rượu bia

Không được uống rượu bia khi bụng đói

Khi trong máu có cồn, lượng thức ăn hấp thụ vào cơ thể sẽ chậm hơn. Hơn nữa, rượu bia có khả năng làm hạ đường huyết nhanh chóng, điều này là rất nguy hiểm. Do đó trước khi uống bia rượu, người bệnh nên ăn nhẹ một chút đồ ăn chứa tinh bột, rau xanh và trái cây để cân bằng đường huyết. Để cần thận hơn, người bệnh tiểu đường nên mang theo một tí kẹo có vị ngọt để sử dụng trong những trường hợp hạ đường huyết khẩn cấp.

Không uống rượu bia và thuốc tiểu đường cùng một lúc

Rượu bia có thể gây ra phản ứng với một số loại thuốc trị tiểu đường, cụ thể: Một số loại thuốc nhóm sulphonylureas và megglitinides trị bệnh tiểu đường tuýp 2 có tác dụng kích thích tế bào tuyến tụy tiết ra insulin, khi sử dụng chung với rượu bia có thể gây hạ đường huyết quá mức. Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Điều đáng nói ở đây là tình trạng say rượu và hiện tượng bị hạ đường huyết có những biểu hiện giống nhau như: Đau đầu, mệt lả, chân tay run,… nên nhiều người không nhận ra để kịp thời xử lý.

Đối tượng không nên sử dụng rượu bia

Bệnh nhân tiểu đường là những đối tượng như: Trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có dấu hiệu biến chứng về tim mạch, suy thận, thần kinh,… không được sử dụng rượu bia và bất kỳ loại đồ uống có cồn khác, kể cả với liều lượng nhỏ.

Không sử dụng rượu bia sau khi luyện tập nặng

Sau khi luyện tập thể thao mệt mỏi hoặc làm việc nặng nhiều người có xu hướng sử dụng bia để giải khát. Tuy nhiên, loại thức uống này không có khả năng bổ sung lượng dịch bị mất. Trong khi đó lại gây tác động đến hệ thần kinh và hệ tuần hoàn, làm ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong máu. Do đó, người bệnh tiểu đường cần chú ý sau khi luyện tập thể dục thể thao quá sức hoặc làm việc nặng không nên sử dụng các loại đồ uống có cồn. Thay vào đó, bạn nên bổ sung các loại nước khoáng, nước trái cây hoặc nước bù điện giải để bổ sung nước cho cơ thể.

Cẩn trọng với những loại bia nguyên chất

Người bệnh nên cẩn trọng với những loại bia nguyên chất tự làm bởi chúng có thể chứa lượng calo và cồn cao gấp đôi so với các loại bia khác. Bên cạnh đó, người bệnh có thể chọn các loại bia có nồng độ thấp để thay thế những loại bia thông thường trên thị trường.

Nên uống bia với mức độ vừa phải

Khi uống rượu bia, người bệnh nên uống chậm rãi từng ngụm nhỏ, không nên uống hết trong một lần. Bởi gan cần thời gian từ 1-1.5 giờ đồng hồ để phân hủy một phần đồ uống này. Vì thế uống càng nhiều nguy cơ bị hạ đường huyết càng cao. Hãy kiểm soát điều này bằng cách sử dụng các loại cốc nhỏ để uống. 

Người bệnh nên uống rượu bia ở mức độ vừa phải để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe
Người bệnh nên uống rượu bia ở mức độ vừa phải để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe

Nhìn chung, người bệnh tiểu đường cần hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia và các loại đồ uống có cồn khác. Bạn cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh khoa học để không làm ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh. Đồng thời kết hợp với chế độ rèn luyện thể dục thể thao để có một sức khỏe tốt nhất.

Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn có được câu trả lời cho thắc mắc “Người bệnh tiểu đường uống bia được không?”. Những loại đồ uống có cồn như rượu bia có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu, sẽ tốt cho cơ thể nếu chúng ta sử dụng chúng một cách hợp lý. Tuy nhiên những bệnh nhân tiểu đường cần hết sức lưu ý khi sử dụng các loại đồ uống này. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để được đưa ra lời khuyên hữu ích nhất.

Array
Câu hỏi thường gặp
Giải đáp thắc mắc: Đường huyết bao nhiêu là cao?

Nội dung chínhBệnh tiểu đường uống bia được không?Người tiểu đường khi uống bia cần lưu ý gì?Luôn đo đường huyết trước và sau khi uống bia rượuKhông được uống rượu bia khi bụng đóiKhông uống rượu bia và thuốc tiểu đường cùng một lúcĐối tượng không nên sử dụng rượu biaKhông sử dụng rượu […]

Xem chi tiết
Bệnh tiểu đường và quan hệ vợ chồng được không? Lý giải cụ thể

Nội dung chínhBệnh tiểu đường uống bia được không?Người tiểu đường khi uống bia cần lưu ý gì?Luôn đo đường huyết trước và sau khi uống bia rượuKhông được uống rượu bia khi bụng đóiKhông uống rượu bia và thuốc tiểu đường cùng một lúcĐối tượng không nên sử dụng rượu biaKhông sử dụng rượu […]

Xem chi tiết
Bệnh tiểu đường xét nghiệm gì? Lưu ý khi xét nghiệm tiểu đường

Nội dung chínhBệnh tiểu đường uống bia được không?Người tiểu đường khi uống bia cần lưu ý gì?Luôn đo đường huyết trước và sau khi uống bia rượuKhông được uống rượu bia khi bụng đóiKhông uống rượu bia và thuốc tiểu đường cùng một lúcĐối tượng không nên sử dụng rượu biaKhông sử dụng rượu […]

Xem chi tiết
Bệnh tiểu đường chữa được không và chữa như thế nào? (Tư vấn mới nhất)

Nội dung chínhBệnh tiểu đường uống bia được không?Người tiểu đường khi uống bia cần lưu ý gì?Luôn đo đường huyết trước và sau khi uống bia rượuKhông được uống rượu bia khi bụng đóiKhông uống rượu bia và thuốc tiểu đường cùng một lúcĐối tượng không nên sử dụng rượu biaKhông sử dụng rượu […]

Xem chi tiết
Tại Sao Tiểu Đường Lại Khát Nước? Biện Pháp Khắc Phục

Nội dung chínhBệnh tiểu đường uống bia được không?Người tiểu đường khi uống bia cần lưu ý gì?Luôn đo đường huyết trước và sau khi uống bia rượuKhông được uống rượu bia khi bụng đóiKhông uống rượu bia và thuốc tiểu đường cùng một lúcĐối tượng không nên sử dụng rượu biaKhông sử dụng rượu […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?