Tiểu đường ở trẻ em: Chú ý tới biến chứng và biện pháp điều trị an toàn

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận – Tiết Niệu – MậtGiám đốc Chuyên Môn tại Phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Tiểu đường ở trẻ em là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi insulin của tụy bị thiếu hoặc giảm tác động trong cơ thể. Nếu trẻ đột nhiên buồn ngủ hoặc khát nước nhiều hơn bình thường thì đó có thể là triệu chứng của bệnh lý này. Vì vậy, khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường, phụ huynh nên đưa con đi khám từ sớm để phòng tránh biến chứng về sau.

Tiểu đường ở trẻ em là gì?

Tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh lý về nội tiết tố. Với người mắc bệnh, quá trình chuyển hóa chất đường trong máu sẽ bị rối loạn làm lượng đường luôn ở mức cao. Nó cũng là một trong những tác nhân gây ra tình trạng suy thận, huyết áp và bệnh về tim mạch.

Tiểu đường ở trẻ em là tình trạng rối loạn quá trình chuyển hóa chất đường trong máu
Tiểu đường ở trẻ em là tình trạng rối loạn quá trình chuyển hóa chất đường trong máu

Trẻ em bị tiểu đường type 1 có yếu tố di truyền từ người thân trong gia đình chiếm khoảng 10 – 20%. Trong khi tiểu đường type 2 chủ yếu xảy ra ở trẻ thừa cân, béo phì hoặc có chế độ dinh dưỡng không hợp lý.

Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết tiểu đường ở trẻ em

Đái tháo đường là một rối loạn nội tiết tố xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ. Trước thực trạng bệnh nhân tiểu đường đang gia tăng ở trẻ, chuyên gia khuyến cáo phụ huynh cần cân đối chế độ ăn lành mạnh và hợp lý.

Nguyên nhân của tiểu đường ở trẻ em

Đa số trẻ bị đái tháo đường tuýp 1 đều có yếu tố di truyền, sự rối loạn tổng hợp insulin, rối loạn nơi sản xuất insulin và mang tính chất bẩm sinh.

Những trẻ mắc tiểu đường loại 2 lại có mối liên hệ với chứng béo phì, thừa cân bởi lô ống thiếu cân bằng và chứng ăn uống không điều độ. Ngoài ra, một phần nguyên nhân là do nhận thức của bậc phụ huynh khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao.

Quá trình điều trị tiểu đường ở trẻ em không hề đơn giản bởi ngoài việc sử dụng thuốc còn các bé còn phải tiến hành một chế độ ăn uống nghiêm ngặt.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường

Tiểu đường ở trẻ nhỏ không xuất hiện nhiều biểu hiện rõ rệt nên rất khó nhận biết. Cha mẹ muốn kiểm tra chính xác tình trạng sức khỏe của bé cần đưa con đi xét nghiệm tiểu đường để chẩn đoán và trị bệnh kịp thời.

Tuy nhiên, phụ huynh vẫn có thể nhận ra trẻ có một số vấn đề về sức khỏe có liên quan tới tiểu đường như:

  • Thường xuyên khát nước.
  • Nhìn mờ hoặc đau đầu.
  • Đói nhanh.
  • Thường xuyên mệt mỏi.
  • Giảm cân không theo chủ đích.
  • Thay đổi cảm xúc bất thường và rất dễ bị kích thích.
  • Nhiễm nấm âm đạo ở trẻ chưa đến tuổi dậy thì.

Nếu cha mẹ không điều trị đái tháo đường cho trẻ đúng phương pháp, bé rất dễ gặp các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Đặc biệt, tình trạng hạ đường huyết làm ảnh hưởng tới não, làm giảm sự phát triển khiến trẻ giảm trí thông minh và gây suy giảm thị lực.

Khi bị tiểu đường, trẻ nhỏ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
Khi bị tiểu đường, trẻ nhỏ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi

Biến chứng tiểu đường ở trẻ em

Tiểu đường type 1 ở trẻ nhỏ có thể ảnh hưởng tới hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể, gồm tim, máu, dây thần kinh, thận và mắt. Biến chứng lâu dài của bệnh lý sẽ phát triển dần dần, có thể vô hiệu hóa chức năng thậm chí đe dọa trực tiếp tới tính mạng.

  • Bệnh tim và mạch máu: Tăng nguy cơ phát sinh các vấn đề tim mạch khác nhau, gồm bệnh động mạch vành với đau ngực, đau tim, đột quỵ, thu hẹp động mạch, huyết áp cao.
  • Ảnh hưởng thần kinh: Thừa đường khiến các bức thành của mạch máu nhỏ nuôi dưỡng dây thần kinh, đặc biệt là ở chân bị tổn thương. Nó có thể gây tê, ngứa ran hoặc đau từ ngón chân, ngón tay và dần lên phía trên.
  • Hại thận: Thận chứa hàng triệu mạch máu nhỏ lọc chất thải từ máu. Tuy nhiên, tiểu đường có thể dẫn tới suy thận hoặc mắc bệnh thận giai đoạn cuối không thể đảo ngược khiến trẻ có nguy cơ chạy thận hoặc ghép thận.
  • Thiệt hại mắt: Làm hỏng mạch máu của võng mạc, gây mù, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp.
  • Da tổn thương: Nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, ngứa, gia tăng nguy cơ biến chứng bàn chân.
  • Loãng xương: Khiến mật độ xương thấp hơn so với bình thường và tăng nhanh nguy cơ loãng xương.

Chẩn đoán và phương pháp điều trị

Nếu nghi ngờ bệnh tiểu đường, bác sĩ có thể thực hiện thử nghiệm sàng lọc để xác định bệnh lý.

Biện pháp kiểm tra đường huyết ngẫu nhiên: Một mẫu máu được xét nghiệm tại thời điểm ngẫu nhiên. Giá trị đường huyết thể hiện trong mg/dL hoặc millimoles/lít. Sau khi ăn lần cuối, mức độ đường trong máu ngẫu nhiên là từ 200mg/dL trở lên được cho là mắc bệnh tiểu đường.

Nếu kết quả kiểm tra ngẫu nhiên lượng đường trong máu không cho thấy tình trạng bệnh lý nhưng bác sĩ vẫn cảm thấy nghi ngờ, họ sẽ làm các xét nghiệm như:

  • Thử nghiệm HbA1c (Glycated hemoglobin): Cho thấy mức độ trung bình của đường trong máu vào 2 – 3 tháng qua. Một mức Hb1Ac là 6,5% hoặc cao hơn vào hai lần kiểm tra riêng biệt nghĩa là đã xuất hiện bệnh tiểu đường. Kết quả 6 và 6,5% được tính là tiền tiểu đường, chỉ ra nguy cơ phát triển bệnh lý.
  • Kiểm tra đường huyết lúc đói: Thử nghiệm này được diễn ra sau khi người bệnh nhịn đói qua đêm. Ở trạng thái bình thường, đường huyết lúc đói dưới 100mg/dL. Tiền tiểu đường: mức độ đường huyết lúc đói 100 – 125mg/dL. Bệnh tiểu đường: mức độ đường huyết 126mg/dL hoặc cao hơn vào hai bài kiểm tra riêng biệt.

Các biện pháp điều trị tiểu đường ở trẻ em

Cách điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 ở trẻ nhỏ là sự kết hợp của việc theo dõi đường huyết, insulin, tập luyện thể dục và chế độ ăn uống lành mạnh. Phụ huynh cần kết hợp chặt chẽ với bác sĩ, nhà giáo dục bệnh đái tháo đường cùng các chuyên gia dinh dưỡng để bệnh nhanh được chữa khỏi.

Cách điều trị bằng thuốc tây

Bệnh đái tháo đường ở trẻ em gồm 2 thể là tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2. Do đó, loại thuốc điều trị 2 thể này cũng có sự khác biệt:

Bổ sung Insulin là một trong những biện pháp chữa bệnh
Bổ sung Insulin là một trong những biện pháp chữa bệnh
  • Type 1: Lúc này, các tế bào beta tuyến tụy bị hủy hoại nên insulin không được tiết ra. Do đó, người bệnh cần điều trị bằng insulin.
  • Type 2: Muốn chữa bệnh bạn cần dùng nhóm thuốc hạ đường huyết loại uống để hỗ trợ cơ thể tăng sản xuất insulin. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe để chỉ định Alogliptin. Sitagliptin phosphate hydrate, Trelagliptin succinate…

Khi quyết định cho con chữa bệnh bằng thuốc Tây, cha mẹ cần đảm bảo tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Bởi lẽ, mọi sai lầm trong quá trình chữa bệnh đều đe dọa trực tiếp tới sức khỏe của trẻ.

Phương pháp chữa bệnh tại nhà

Trẻ nhỏ là đối tượng có sức đề kháng kém nên rất dễ gặp phản ứng phụ nếu dùng thuốc không hợp lý. Vì vậy, trong trường hợp bệnh nhẹ cha mẹ có thể tham khảo và điều trị bằng bài thuốc dân gian ngay tại nhà:

Cách chữa bằng mướp đắng

  • Rửa sạch mướp đắng và ép lấy nước cốt.
  • Thêm 1 ít muối hoặc 1 – 2 thìa nước cốt chanh và hòa tan.
  • Uống nước cốt mướp đắng vào buổi sáng, đặc biệt là trước khi ăn.
  • Nếu bé không thể uống được nước mướp đắng, mẹ có thể kết hợp với các món khổ qua xào thịt, khổ qua xào trứng, khổ qua nấu canh…

Dùng lá Sa kê

  • Chuẩn bị 100g lá sa kê vàng đã rụng và tách khỏi cây, 20g búp ổi, 100g đậu bắp.
  • Đổ 2 lít nước ngập các nguyên liệu trên và sắc cho đến khi nước cạn còn 500ml thì chia làm nhiều lần để uống trong ngày.

Chữa bệnh bằng lá xoài

  • Sau khi đã rửa sạch 2 – 3 lá xoài non với nước muối, mẹ nên thái thật nhỏ thành sợi.
  • Cho phần lá này vào cốc, đổ nước sôi ngâm qua đêm để tiết ra nước.
  • Lọc lấy phần nước rồi uống hết sau khi thức dậy.
  • Mỗi ngày mẹ có thể cho trẻ uống 1 lần.
Phụ huynh có thể chữa tiểu đường ở trẻ em bằng lá xoài
Phụ huynh có thể chữa tiểu đường ở trẻ em bằng lá xoài

Lưu ý, đây đều là các phương pháp mang tính truyền miệng và không đại diện cho phương pháp điều trị chính thống. Phụ huynh nếu muốn chữa bệnh cho trẻ bằng mẹo dân gian thì nên tham vấn bác sĩ trước và tuyệt đối không nghe lời hướng dẫn của những người thiếu kiến thức chuyên môn.

Chữa tiểu đường bằng Đông y

Theo y học cổ truyền, bệnh đái tháo đường thuộc phạm trù tiêu khát, nghĩa là sự đốt cháy tân dịch bên trong cơ thể khiến nhu cầu cơ thể cần ăn nhiều, uống nhiều nhằm bù đắp tân dịch. Nguyên nhân chữa bệnh do âm hư, ngũ tạng nhu nhược, ăn uống không điều độ. Do vậy, cách điều trị tiểu đường bằng Đông y cũng bám sát theo cơ chế này. Những thể bệnh của đái tháo đường và biện pháp điều trị phù hợp là:

Phế táo vị nhiệt:

Triệu chứng: Khát nước, gầy ốm, đói nhiều, lưỡi ráo miệng khô, mạch hoạt sắc, mép lưỡi nhọn đỏ.

Bài thuốc gồm:

  • Sắc trước sinh thạch cao: 60g.
  • Sinh địa: 30g.
  • Thiên hoa phấn: 15g.
  • Đẳng sâm: 15g.
  • Tri mẫu: 15g.
  • Ngọc trúc: 15g.
  • Mạch đông: 12g.
  • Cam thảo: 6g.

Thận âm suy

Triệu chứng: Đi tiểu nhiều lần, eo lưng mỏi, nước tiểu ngầu đục như nước đường, lưỡi nhẵn đỏ không rêu, mạch tế sác, miệng khô lưỡi đỏ.

Bài thuốc gồm:

  • Hoài sơn dược: 30g.
  • Sinh địa: 15g.
  • Sơn thù du: 15g.
  • Bạch thược: 12g.
  • Phục linh: 12g.
  • Cẩu kỷ tử: 12g.
  • Trạch tả: 12g.
  • Đồng tật lê: 12g.
  • Đan bì: 9g.

Thể âm dương hư

Triệu chứng: Nước tiểu vẩn đục như nước đường, tiểu nhiều lần, sắc mặt xám đen hoặc trắng bệch, đi ngoài nát loãng, sợ lạnh sợ rét, mạch trầm tế vô lực, lưỡi nhạt rêu trắng.

Bài thuốc:

  • Thục địa: 30g.
  • Sơn dược: 30g.
  • Sơn thù du: 15g.
  • Phục linh: 15g.
  • Đan bì: 9g.
  • Trạch tả: 9g.
  • Sắc trước phụ tử: 6g.
  • Nhục quế: 3g.

Liều lượng của các bài thuốc Nam được nêu trong bài chỉ mang tính tương đối nên phụ huynh không tùy tiện áp dụng cho trẻ. Tốt nhất, cha mẹ cần đưa con đi khám để y, bác sĩ kiểm tra sức khỏe và đưa ra liều lượng phù hợp cùng cách sắc thuốc chính xác.

Đông y chữa bệnh hiệu quả tốt
Đông y chữa bệnh hiệu quả tốt

Lưu ý trong chế độ dinh dưỡng để điều trị tiểu đường ở trẻ

Cha mẹ không nên để trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc mà cần kết hợp với một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Để gia tăng tốc độ chữa bệnh của con trẻ, phụ huynh cần chú ý:

  • Cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm cân đối về chất xơ và chất bột đường để đường huyết luôn ổn định sau ăn.
  • Phụ huynh cần chú ý đến chỉ số đường huyết của thực phẩm để phù hợp với sức khỏe của trẻ.
  • Hãy cho bé ăn thật nhiều rau xanh mỗi ngày để bổ sung chất xơ và giúp ổn định chỉ số đường huyết.
  • Thực phẩm giàu omega-3 như óc chó, hạt chia, cá hồi… rất có lợi cho hệ tim mạch.
  • Sử dụng ít sữa chất béo, chứa đường palatinose, chất xơ hòa tan để hạn chế tình trạng khiến đường huyết tăng nhanh sau ăn.

Như vậy, bài viết đã nêu ra đầy đủ những vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường ở trẻ em. Phụ huynh có thể tham khảo bài viết để tiếp thu thêm kiến thức và bổ trợ quá trình điều trị cho bé.

Array
Câu hỏi thường gặp
Giải đáp thắc mắc: Đường huyết bao nhiêu là cao?

Nội dung chínhTiểu đường ở trẻ em là gì?Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết tiểu đường ở trẻ emNguyên nhân của tiểu đường ở trẻ emTriệu chứng của bệnh tiểu đườngBiến chứng tiểu đường ở trẻ emChẩn đoán và phương pháp điều trịCác biện pháp điều trị tiểu đường ở trẻ emCách điều trị […]

Xem chi tiết
Bệnh tiểu đường và quan hệ vợ chồng được không? Lý giải cụ thể

Nội dung chínhTiểu đường ở trẻ em là gì?Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết tiểu đường ở trẻ emNguyên nhân của tiểu đường ở trẻ emTriệu chứng của bệnh tiểu đườngBiến chứng tiểu đường ở trẻ emChẩn đoán và phương pháp điều trịCác biện pháp điều trị tiểu đường ở trẻ emCách điều trị […]

Xem chi tiết
Bệnh tiểu đường xét nghiệm gì? Lưu ý khi xét nghiệm tiểu đường

Nội dung chínhTiểu đường ở trẻ em là gì?Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết tiểu đường ở trẻ emNguyên nhân của tiểu đường ở trẻ emTriệu chứng của bệnh tiểu đườngBiến chứng tiểu đường ở trẻ emChẩn đoán và phương pháp điều trịCác biện pháp điều trị tiểu đường ở trẻ emCách điều trị […]

Xem chi tiết
Bệnh tiểu đường chữa được không và chữa như thế nào? (Tư vấn mới nhất)

Nội dung chínhTiểu đường ở trẻ em là gì?Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết tiểu đường ở trẻ emNguyên nhân của tiểu đường ở trẻ emTriệu chứng của bệnh tiểu đườngBiến chứng tiểu đường ở trẻ emChẩn đoán và phương pháp điều trịCác biện pháp điều trị tiểu đường ở trẻ emCách điều trị […]

Xem chi tiết
Tại Sao Tiểu Đường Lại Khát Nước? Biện Pháp Khắc Phục

Nội dung chínhTiểu đường ở trẻ em là gì?Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết tiểu đường ở trẻ emNguyên nhân của tiểu đường ở trẻ emTriệu chứng của bệnh tiểu đườngBiến chứng tiểu đường ở trẻ emChẩn đoán và phương pháp điều trịCác biện pháp điều trị tiểu đường ở trẻ emCách điều trị […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?