Tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không? (Cẩm nang mẹ bầu)
Ổi là loại trái cây chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là với người bị tiểu đường. Vậy tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không? Mẹ bầu nên sử dụng ổi như thế nào cho đúng cách? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về những vấn đề này.
Giá trị dinh dưỡng tuyệt vời từ trái ổi đối với sức khỏe
Ổi là loại trái cây được rất nhiều người yêu thích, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh tật. Dưới đây là những công dụng tuyệt vời của trái ổi đối với sức khỏe con người.
- Tốt cho sức khỏe tim mạch: Trong thành phần của trái ổi có chứa nhiều vitamin A, C và khoáng chất như: Kali, đồng, mangan, chất xơ,… Không những thế, ổi còn chứa ít chất béo bão hòa, hàm lượng cholesterol và natri thấp nên tốt cho sức khỏe tim mạch.
- Phòng ngừa bệnh ung thư: Trái ổi chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa, có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư rất tốt. Các nghiên cứu đều cho thấy chiết xuất của trái ổi có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Hàm lượng oxy hóa trong ổi giúp ngăn cản các gốc tự do gây tổn thương các tế bào khỏe mạnh.
- Giúp giảm cân lành mạnh: Trong mỗi trái ổi đều có chứa 12% là chất xơ và chỉ chứa 37 calo. Do vậy khi ăn ổi giúp no lâu, đồng thời nạp vào cơ thể lượng calo không quá nhiều.
- Tăng cường sức đề kháng: Ổi chứa nhiều chất chống oxy hóa cùng vitamin C. Hai dưỡng chất này có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. Thường xuyên sử dụng loại trái cây này sẽ giúp cơ thể bạn luôn khỏe mạnh, phòng ngừa được các bệnh cảm sốt thông thường.
Bị tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không?
Do hàm lượng đường trong ổi tương đối cao nên nhiều mẹ bầu thắc mắc tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không. Tuy nhiên phụ nữ bị tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng được loại trái cây này. Bởi trái ổi có nhiều tác dụng tốt trong việc kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả.
Dưới đây là những tác dụng của ổi trong điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ:
Giúp ngăn chặn đường huyết tăng cao
Hàm lượng chất xơ trong ổi tương đối cao, trung bình cứ 100g ổi có đến 6g chất xơ. Dưỡng chất này trong ổi có tác dụng ngăn chặn lượng đường huyết tăng cao sau khi ăn, đồng thời giúp làm giảm khả năng hấp thụ cholesterol. Vì vậy người bị tiểu đường nói chung và tiểu đường thai kỳ nói riêng nên bổ sung ổi để kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả.
Giảm tính kháng insulin ở người bệnh
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, trong thành phần của lá ổi có chứa hoạt tính làm ức chế men protein tyrosine phosphatase 1B, mang lại tác dụng tích cực trong việc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Ngoài ta, chiết xuất từ trái ổi hoặc lá ổi đều có khả năng làm giảm tính kháng insulin ở bệnh nhân bị đái tháo đường.
Có chỉ số tải đường huyết thấp
Chuyên gia dinh dưỡng – Tiến sĩ Jonny Bowden cho biết, trong chế độ ăn uống của bệnh nhân bị tiểu đường không chỉ quan tâm tới chỉ số đường huyết của thực phẩm (GI) mà còn phải chú trọng đến cả chỉ số tải đường huyết của thực phẩm (GL). Do đó, bệnh nhân bị tiểu đường có thể sử dụng những loại thực phẩm có chỉ số GI cao, nhưng chỉ số GL phải thấp.
Chỉ số đường huyết của ổi là 78 nhưng chỉ số tải đường huyết của ổi lại khá thấp, chỉ chiếm 4/40. Vì thế người bệnh tiểu đường có thể dùng ổi để kiểm soát lượng đường trong máu của mình.
Như vậy với thắc mắc “người bị tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không?” thì câu trả lời là Có. Bởi loại trái cây này mang đến những tá dụng tích cực đối với sức khỏe của mẹ bầu. Tuy nhiên ổi có chứa nhiều hất tamin không tốt cho hệ tiêu hóa, có thể gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, táo bón,… điều này không tốt cho phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ.
Hướng dẫn sử dụng ổi đúng cách cho người bị tiểu đường thai kỳ
Mặc dù bị tiểu đường thai kỳ có ăn được ổi, thế nhưng nếu bạn sử dụng không đúng cách cũng sẽ không mang lại hiệu quả. Đặc biệt đối với người bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần sử dụng ổi theo cách như sau:
Tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không? Nên gọt vỏ khi ăn
Nhiều người có thói quen ăn cả vỏ ổi bởi nó ngon và giúp miếng thêm giòn hơn. Tuy nhiên trong vỏ ổi lại chứa nhiều chất tanin, làm tăng tình trạng táo bón ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên gọt vỏ ổi trước khi ăn.
Không sử dụng nước ép ổi
Ăn ổi nguyên quả giúp người bệnh hấp thu được tối đa các dưỡng chất trong trái ổi, đặc biệt là chất xơ. Chất xơ trong ổi giúp cân bằng lượng đường huyết và làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, có tác dụng tốt cho người bị bệnh tim mạch. Những người bị tiểu đường thai kỳ không nên sử dụng nước ép ổi vì có thể làm tăng hàm lượng đường huyết.
Không ăn quá nhiều ổi
Ăn ổi là tốt, nhưng ăn quá thường xuyên tới mức lạm dụng thì không hề tốt cho sức khỏe của người bị tiểu đường thai kỳ. Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân bị tiểu đường nên ăn ổi chừng mực, mỗi lần chỉ ăn khoảng 140g ổi (tương đương với 2 trái ổi nhỏ). Mỗi ngày bạn có thể ăn 2 lần vào trước bữa ăn hoặc ăn lúc đói, không nên ăn ngay sau khi vừa ăn no.
Biết cách chọn ổi
Bị tiểu đường thai kỳ có ăn được ổi nhưng bạn cần phải chọn ổi đúng cách. Mẹ bầu không nên sử dụng những trái ổi bị dập nát, vẫn còn non và xanh. Thay vào đó bạn nên sử dụng những quả ổi chín tới. Trước khi ăn bạn cũng cần rửa sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn hoặc tạp chất trên trái ổi.
Lá ổi chữa bệnh tiểu đường
Bên cạnh trái ổi, lá ổi cũng có tác dụng chữa bệnh tiểu đường hiệu quả. Một nghiên cứu y khoa trên tạp chí Nutrition & Metabolism đã cho biết, hàm lượng dưỡng chất trong lá ổi giúp làm giảm sự hoạt động của enzyme alpha-glucosidase (loại enzyme có khả năng biến đổi thức ăn thành đường trong máu). Từ đó làm giảm lượng đường huyết của bệnh nhân bị đái tháo đường.
Một số bài thuốc chữa tiểu đường từ lá ổi mà người bị tiểu đường có thể tham khảo:
Bài thuốc 1: Dùng lá ổi non sắc lấy nước uống
- Bạn chuẩn bị 100g lá ổi non (hoặc 30g lá ổi già)
- Rửa sạch lá ổi, đem nấu nước để uống trong ngày.
Bài thuốc 2: Dùng lá ổi non sắc với sa kê và đậu bắp tươi
- Bạn chuẩn bị 50g lá ổi non, 100g sa kê, 100g đậu bắp.
- Rửa sạch các nguyên liệu trên đem nấu nước để uống trong ngày.
Bài thuốc 3: Dùng lá ổi non sắc với bạch quả và râu ngô
- Bạn chuẩn bị 15g lá ổi non, 15g bạch quả và 30g râu ngô
- Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi sắc nước để uống trong ngày.
Bài thuốc 4: Dùng lá ổi kết hợp với dây thìa canh
- Bạn chuẩn bị 15g lá ổi, 15g dây thìa canh
- Rửa sạch các nguyên liệu trên, đem sắc lấy nước để uống hàng ngày.
Lưu ý: Đối với bệnh nhân bị tiểu đường thai kỳ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng các bài thuốc chữa bệnh dân gian khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Một số loại trái cây tốt cho bệnh tiểu đường thai kỳ
Bên cạnh vấn đề tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không, các mẹ bầu có thể tham khảo sử dụng thêm một số loại trái cây sau để giúp cân bằng đường huyết, ổn định huyết áp, giúp xương khớp chắc khỏe:
- Trái Kiwi phòng ngừa tiểu đường: Kiwi là một loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu như: Vitamin C, chất xơ, kali,… Chất axit folic trong trái kiwi có tác dụng ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Không những thế, loại trái cây này cũng có hàm lượng carbohydrates khá thấp, giúp điều chỉnh mức đường huyết luôn ở thế cân bằng.
- Trái Bơ hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết: Bơ là một loại trái ây rất tốt cho các bà bầu bị tiểu đường thai kỳ. Trong loại quả này có chứa hàm lượng carbohydrates thấp, chất xơ cao, không làm tăng lượng đường trong máu.
- Táo giúp hạn chế khả năng mắc tiểu đường thai kỳ: Táo là một loại trái cây bổ dưỡng, có nhiều công dụng bất ngờ cho sức khỏe. Nhờ chứa hàm lượng chất xơ, chất chống oxy hóa cao, cùng nhiều vitamin có lợi cho bà bầu bé nên loại quả này trở thành lựa chọn hàng đầu cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, ăn táo mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu làm giảm nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2.
- Trái lựu giúp phòng ngừa biến chứng tiểu đường: Đối với người bị tiểu đường thai kỳ, trái lựu sẽ giúp đào thảo cholesterol, phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường như cao huyết áp, tim mạch, động mạch vành,…. Bên cạnh đó, lựu còn chứa nhiều nguyên tố vi lượng, các axit amin tốt cho cơ thể, giúp tiêu hóa thức ăn, làm giảm nguy cơ bị táo bón trong quá trình mang thai.
- Các loại quả thuộc họ cam quýt: Cam quýt bưởi,… đều là những loại trái cây chứa nhiều chất xơ, vitamin A, B9, C, axit folic, kali, canxi, khoáng chất,… tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa nhiều bệnh tật. Bên cạnh đó, các loại trái cây này còn có tác dụng làm giảm nguy cơ dị dạng ở thai nhi. Giúp cân bằng và ổn định đường huyết, đảm bảo xương khớp luôn chắc khỏe.
Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không và gợi ý cho những người bị tiểu đường một số loại trái cây tốt cho sức khỏe. Chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai vô cùng quan trọng, vì thế mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để có được chế độ ăn uống phù hợp nhất với tình hình bệnh của mình.
Nội dung chínhGiá trị dinh dưỡng tuyệt vời từ trái ổi đối với sức khỏeBị tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không?Giúp ngăn chặn đường huyết tăng caoGiảm tính kháng insulin ở người bệnhCó chỉ số tải đường huyết thấpHướng dẫn sử dụng ổi đúng cách cho người bị tiểu đường thai kỳTiểu đường […]
Xem chi tiếtNội dung chínhGiá trị dinh dưỡng tuyệt vời từ trái ổi đối với sức khỏeBị tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không?Giúp ngăn chặn đường huyết tăng caoGiảm tính kháng insulin ở người bệnhCó chỉ số tải đường huyết thấpHướng dẫn sử dụng ổi đúng cách cho người bị tiểu đường thai kỳTiểu đường […]
Xem chi tiếtNội dung chínhGiá trị dinh dưỡng tuyệt vời từ trái ổi đối với sức khỏeBị tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không?Giúp ngăn chặn đường huyết tăng caoGiảm tính kháng insulin ở người bệnhCó chỉ số tải đường huyết thấpHướng dẫn sử dụng ổi đúng cách cho người bị tiểu đường thai kỳTiểu đường […]
Xem chi tiếtNội dung chínhGiá trị dinh dưỡng tuyệt vời từ trái ổi đối với sức khỏeBị tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không?Giúp ngăn chặn đường huyết tăng caoGiảm tính kháng insulin ở người bệnhCó chỉ số tải đường huyết thấpHướng dẫn sử dụng ổi đúng cách cho người bị tiểu đường thai kỳTiểu đường […]
Xem chi tiếtNội dung chínhGiá trị dinh dưỡng tuyệt vời từ trái ổi đối với sức khỏeBị tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không?Giúp ngăn chặn đường huyết tăng caoGiảm tính kháng insulin ở người bệnhCó chỉ số tải đường huyết thấpHướng dẫn sử dụng ổi đúng cách cho người bị tiểu đường thai kỳTiểu đường […]
Xem chi tiết