Bệnh tiểu đường và insulin có liên quan gì đến nhau?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận – Tiết Niệu – MậtGiám đốc Chuyên Môn tại Phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Bệnh tiểu đường và insulin có liên quan gì đến nhau? Đái tháo đường là một bệnh có liên quan đến việc chuyển hóa. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là cơ thể người bệnh đã thiếu hụt hormone của tuyến tụy – Insulin trong máu.

Tổng quan bệnh tiểu đường và insulin

Để giải đáp thắc mắc bệnh tiểu đường và insulin có liên quan gì đến nhau thì trước tiên, bạn cần tìm hiểu rõ về những đặc điểm của chúng.

Bệnh tiểu đường

Đái tháo đường hay tiểu đường đều là một là bệnh lý mãn tính với biểu hiện đặc trưng là lượng đường (glucose) trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường. Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là do cơ thể con người bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, qua đó dẫn đến hiện tượng rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể của người bệnh không chuyển hóa được các chất tinh bột và đường từ thực phẩm một cách hiệu quả để có thể tạo ra năng lượng. Do đó lượng đường mỗi ngày sẽ bị tích tụ và tăng dần trong máu. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, hay gây ra các biến chứng tại mắt, thận, thần kinh,…

Hormone Insulin

Insulin là một loại hormone do cơ thể sản sinh nhằm mục đích giữ mức đường huyết luôn trong phạm vi an toàn. Nó được tạo ra trực tiếp từ các tế bào beta tại tuyến tụy.

Insulin là loại hormone quan trọng được tiết ra từ tuyến tụy
Insulin là loại hormone quan trọng được tiết ra từ tuyến tụy

Công việc chính của Insulin chính là chuyển đường glucose từ máu của con người vào các tế bào của cơ thể để có thể tạo ra năng lượng. Nếu như bạn không có đủ insulin thì chắc chắn glucose sẽ bị tích tụ trong máu thay vì được chuyển hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Bệnh tiểu đường và insulin có liên quan gì đến nhau?

Bệnh tiểu đường và insulin có liên quan gì đến nhau? Theo các chuyên gia, bệnh tiểu đường chỉ xuất hiện trong trường hợp cơ thể con người bị thiếu hụt hoặc không sử dụng insulin một cách hợp lý.

Mối quan hệ giữa tiểu đường tuýp 1 với insulin

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tiểu đường tuýp 1 là một loại bệnh lý tự miễn do cơ thể con người ngừng tạo ra hoặc sản xuất thiết liều lượng hormone insulin cần thiết mỗi ngày. Thay vào đó, lượng đường glucose tăng cao trong máu khiến sức khỏe của một người bị giảm sút đáng kể.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 rất hiếm gặp và nó thường xảy ra nhiều ở trẻ nhỏ và những người dưới 30 tuổi. Những người trẻ mắc bệnh này chỉ chiếm tỉ lệ dưới 10%. Đái tháo đường loại 1 sẽ đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh nếu họ không được bổ sung insulin nhân tạo. Đáng chú ý, để duy trì sự sống bình thường, họ phải tiêm insulin cho đến hết đời.

Về nguyên nhân, bệnh tiểu đường tuýp 1 hoàn toàn không phải do yếu tố lối sống. Hiện nay, Y học hiện đại vẫn chưa xác định lý do khởi phát của bệnh này. Tuy nhiên các nhà khoa học đã nghiên cứu ra một yếu tố gì đó có trong môi trường sống có thể kích hoạt đái tháo đường loại 1 ở một người có nguy cơ di truyền.

Việc thiếu hụt hormone Insulin trong cơ thể là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1
Việc thiếu hụt hormone Insulin trong cơ thể là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1

Cụ thể, hệ thống miễn dịch của cơ thể con người sẽ trực tiếp tấn công và phá hủy các tế bào beta tại tuyến tụy sau khi bị nhiễm virus. Bởi các nhà khoa học đã tìm ra các tế bào ngoại lai trong cơ thể người bệnh. Hầu hết những người được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 đều không có người thân trong gia đình mắc bệnh này.

Insulin và bệnh tiểu đường tuýp 2 có liên quan gì tới nhau?

Những người bệnh tiểu đường tuýp 2 đều đề kháng với insulin. Nghĩa là cơ thể họ vẫn có thể sản sinh ra insulin nhưng hormone này lại không thể chuyển hóa được đường glucose. Kết quả là lượng glucose trong máu bắt đầu tăng cao hơn so với mức bình thường.

Được biết, khoảng 90% – 95% người bệnh đái tháo đường trên thế giới là dạng tuýp 2. Đáng chú ý, một nửa trong số họ không biết mình bị bệnh này cho tới khi tới bệnh viện kiểm tra bởi họ hoàn toàn không có bất cứ một triệu chứng này.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 còn được gọi là bệnh đái tháo đường khởi phát ở những người trưởng thành. Về nguyên nhân, bệnh này thường có yếu tố di truyền. Nghĩa là những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có nhiều khả năng trong gia đình họ cũng có người mắc phải bệnh này. Bên cạnh đó, lối sống ăn uống, sinh hoạt kém khoa học, người thừa cân béo phì, lười vận động cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.

Khi được chẩn đoán lần đầu tiên (tức là bệnh chỉ mới khởi phát và chưa gây ra biến chứng nguy hiểm) thì nhiều người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể kiểm soát tình trạng của họ bằng cách:

  • Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh với việc giảm đường, giảm tinh bột đồng thời tăng cường chất xơ, vitamin.
  • Tăng cường vận động thể chất bằng việc chạy bộ, tập yoga, thiền hay đi xe đạp.
  • Theo dõi chỉ số đường huyết mỗi ngày, nhất là sau khi ăn để điều chỉnh là chế độ ăn uống sao cho phù hợp với sức khỏe và xác định hiệu quả điều trị bệnh.

Mối quan hệ giữa insulin và tiểu đường thai kỳ

Insulin là một hormone quan trọng được tuyến tụy sản xuất ra để giúp cơ thể có thể chuyển hóa glucose thành năng lượng một cách hiệu quả. Đồng thời nó cũng giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu.

Tuy nhiên, khi mang thai, các hormone được sản sinh tại nhau thai sẽ làm rối loạn việc tuyến tụy tiết ra Insulin. Lúc này, tuyến tụy bắt buộc phải sản xuất ra nhiều insulin hơn, thậm chí là gấp 2 lần so với bình thường.

Đa số các phụ nữ mang thai đều rất dễ mắc tiểu đường thai kỳ
Đa số các phụ nữ mang thai đều rất dễ mắc tiểu đường thai kỳ

Như vậy, nhu cầu tăng cao nhưng nếu Insulin không được cung cấp đủ thì chắc chắn lượng glucose máu sẽ tăng cao. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh tiểu đường thai kỳ – nỗi lo sợ của tất cả chị em phụ nữ.

Theo các chuyên gia, bác sĩ, bệnh tiểu đường thai kỳ có mối quan hệ mật thiết với tình trạng thừa cân béo phì. Bên cạnh đó, phụ nữ có ít nhất 1 người thân trong gia đình bị bệnh đái tháo đường cũng là yếu tố nguy cơ.

Bệnh đái tháo đường thai kỳ thường xảy ra ở khoảng 5 đến 10% phụ nữ mang thai. Tuy nhiên nó lại thường biến mất sau khi chị em sinh em bé xong. Đáng chú ý, những người bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 sau này.

Bệnh tiểu đường thai kỳ không quá nguy hiểm bởi nó không có triệu chứng. Chị em có thể kiểm soát bệnh bằng cách:

  • Đo chỉ số đường huyết thường xuyên, nhất là sau khi ăn.
  • Nhờ sự tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng về kế hoạch ăn uống lành mạnh mỗi ngày.
  • Cố gắng vận động thể chất thường xuyên với các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, ngồi thiền, tập yoga,…
  • Ngoài ra, cũng có một số phụ nữ cần phải tiêm insulin trong suốt quá trình mang thai để giúp kiểm soát lượng tốt lượng đường trong máu.

Cách điều trị tiểu đường bằng insulin

Hormone Insulin sẽ được tiêm dưới da của người bệnh. Ngoài y tá, bác sĩ thì bạn cũng có thể tự tiêm cho mình nếu đã được hướng dẫn chi tiết, cần thận.

Người bệnh có thể được tiêm insulin tại nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, chẳng hạn là đùi hay bụng dưới. Bạn hãy ghi nhớ rằng, tuyệt đối không tiêm thuốc này trong bán kính 5cm tính từ rốn. Đồng thời việc thay đổi vị trí tiêm để tránh khiến da bị chai cũng là điều cần thiết.

Tùy vào mỗi đối tượng mà bác sĩ sẽ chỉ định thời gian tiêm cũng như liều lượng Insulin khác nhau. Thông thường, bạn cần tiêm loại hormone này trong khoảng 60 phút trước khi ăn.

Liều lượng insulin cần tiêm vào cơ thể mỗi ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó quan trọng nhất là chế độ dinh dưỡng, mức độ vận động của cơ thể và tình trạng bệnh tiểu đường nặng hay nhẹ.

Việc tiêm Insulin là cần thiết khi trị bệnh
Việc tiêm Insulin là cần thiết khi trị bệnh

Một vài người bệnh chỉ cần tiêm insulin duy nhất 1 lần trong ngày trong khi đó những người khác lại cần tiêm tới 3 đến 4 lần. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kết hợp cả loại insulin tác dụng nhanh và kéo dài cho bạn nếu cần thiết.

Một số lưu ý khi sử dụng Insulin

Để sử dụng Insulin một cách hiệu quả và an toàn nhất, bạn cần đặc biệt lưu tâm tới một số vấn đề sau:

  • Thuốc tiêm Insulin có nhiều loại với những tính chất và công dụng khác nhau. Chính bởi vậy mà bạn không nên tự ý sử dụng hoặc thay đổi loại thuốc mà không tham khảo trước ý kiến của bác sĩ.
  • Mua ống tiêm có kích thước phù hợp với loại insulin và liều lượng tiêm. Chỉ nên dùng các ống tiêm của cùng một nhà sản xuất để đảm bảo số lượng insulin mỗi lần hút ra đều được đồng đều.
  • Việc dùng ống kim tiêm cũ không được khuyến khích, Tuy nhiên, nếu bạn muốn tái sử dụng chúng thì nên lau chùi sạch với rượu cồn hoặc đun sôi trong nước khoảng vài phút. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên dùng đi dùng lại ống tiêm quá nhiều lần.
  • Trước khi tiêm, hãy đảm bảo rằng insulin mà bạn mua có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và còn đầy đủ nhãn mác, bao bì, hạn sử dụng. Hãy vứt bỏ thuốc ngay nếu bạn thấy nó bị kết tủa, đục màu. Bởi các insulin bình thường đều lỏng như sữa và không bị vón cục.
  • Trước khi lấy thuốc vào ống tiêm, bạn cần lăn chai thuốc nhiều vòng trong lòng bàn tay (ngoại trừ với loại insulin short-acting). Mục đích là để cho dung dịch hòa tan đều. Chú ý, đừng lắc lọ thuốc quá nhanh hay quá mạnh vì bọt được tạo ra nhiều có thể khiến cho lượng thuốc hút vào kim tiêm không chính xác.
  • Trước khi lấy thuốc, bạn cần kéo ống tiêm lên để không khí có thể vào ống tiêm bằng với liều lượng insulin. Sau đó hãy cắm kim vào lọ, bơm không khí vào rồi mới hút thuốc ra.
  • Nơi tiêm thuốc thường là vị trí trên bụng, mông và sau đó mới đến mặt trước của đùi, mặt sau của tay. Bận nên thay đổi chỗ tiêm mỗi ngày để tránh làm da tổn thương và để lại sẹo dày, cản trở việc hấp thụ thuốc.
  • Sau khi tiêm Insulin xong, bạn hãy thoa nhẹ lên vùng da vừa tiêm để thuốc mau phân tán vào trong máu. Chú ý, tránh tiêm thuốc tại nơi da đã bị nhiễm độc hoặc là dị ứng hay nổi ban đỏ.
  • Insulin có thể tương tác với một số loại thuốc khác. Chính vì thế nếu bạn đang phải sử dụng bất cứ một loại dược phẩm nào thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm để đảm bảo an toàn.

Vừa rồi là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc: Bệnh tiểu đường và insulin có liên quan gì đến nhau? Hy vọng bài viết vừa rồi sẽ hữu ích cho bạn, nhất là những người đang có chỉ số đường huyết cao hoặc mắc bệnh đái tháo đường.

Array
Câu hỏi thường gặp
Giải đáp thắc mắc: Đường huyết bao nhiêu là cao?

Nội dung chínhTổng quan bệnh tiểu đường và insulinBệnh tiểu đườngHormone InsulinBệnh tiểu đường và insulin có liên quan gì đến nhau?Mối quan hệ giữa tiểu đường tuýp 1 với insulinInsulin và bệnh tiểu đường tuýp 2 có liên quan gì tới nhau?Mối quan hệ giữa insulin và tiểu đường thai kỳCách điều trị tiểu […]

Xem chi tiết
Bệnh tiểu đường và quan hệ vợ chồng được không? Lý giải cụ thể

Nội dung chínhTổng quan bệnh tiểu đường và insulinBệnh tiểu đườngHormone InsulinBệnh tiểu đường và insulin có liên quan gì đến nhau?Mối quan hệ giữa tiểu đường tuýp 1 với insulinInsulin và bệnh tiểu đường tuýp 2 có liên quan gì tới nhau?Mối quan hệ giữa insulin và tiểu đường thai kỳCách điều trị tiểu […]

Xem chi tiết
Bệnh tiểu đường xét nghiệm gì? Lưu ý khi xét nghiệm tiểu đường

Nội dung chínhTổng quan bệnh tiểu đường và insulinBệnh tiểu đườngHormone InsulinBệnh tiểu đường và insulin có liên quan gì đến nhau?Mối quan hệ giữa tiểu đường tuýp 1 với insulinInsulin và bệnh tiểu đường tuýp 2 có liên quan gì tới nhau?Mối quan hệ giữa insulin và tiểu đường thai kỳCách điều trị tiểu […]

Xem chi tiết
Bệnh tiểu đường chữa được không và chữa như thế nào? (Tư vấn mới nhất)

Nội dung chínhTổng quan bệnh tiểu đường và insulinBệnh tiểu đườngHormone InsulinBệnh tiểu đường và insulin có liên quan gì đến nhau?Mối quan hệ giữa tiểu đường tuýp 1 với insulinInsulin và bệnh tiểu đường tuýp 2 có liên quan gì tới nhau?Mối quan hệ giữa insulin và tiểu đường thai kỳCách điều trị tiểu […]

Xem chi tiết
Tại Sao Tiểu Đường Lại Khát Nước? Biện Pháp Khắc Phục

Nội dung chínhTổng quan bệnh tiểu đường và insulinBệnh tiểu đườngHormone InsulinBệnh tiểu đường và insulin có liên quan gì đến nhau?Mối quan hệ giữa tiểu đường tuýp 1 với insulinInsulin và bệnh tiểu đường tuýp 2 có liên quan gì tới nhau?Mối quan hệ giữa insulin và tiểu đường thai kỳCách điều trị tiểu […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Bọc Răng Sứ Có Bị Hôi Miệng Không? Cách Điều Trị Và Chăm Sóc

Khi Nào Nên Bọc Răng Sứ Để Mang Lại Hiệu Quả Thẩm Mỹ Tốt Nhất?

Bọc Răng Sứ Có Được Vĩnh Viễn Không? Yếu Tố Nào Tác Động?

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

[CHIA SẺ] Trước Và Sau Khi Bọc Răng Sứ Cần Biết Những Gì?

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?