Tiểu Đường Ăn Khoai Môn Được Không? Lưu Ý Khi Sử Dụng
Khoai môn là một loại thực phẩm quen thuộc với người dân Việt Nam, có màu tím, hương vị thơm ngon và rất giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên loại thực lương thực này chứa rất nhiều tinh bột khiến nhiều người nghi ngại không biết bị tiểu đường ăn khoai môn được không? Nên chế biến như thế nào cho hiệu quả? Trong bài viết dưới đây hãy cùng đi tìm lời giải đáp cho những thắc mắc trên.
Các thành phần dinh dưỡng trong khoai môn
Khoai môn là một loại lương thực thực phẩm quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt. Khoai môn thuộc họ Ráy, bên ngoài có lớp vỏ màu nâu sần sùi, ruột màu trắng hoặc tím nhạt. Ở mỗi loại khoai môn khác nhau sẽ có những màu sắc đậm nhạt khác nhau.
Các chuyên gia cho biết, trong thành phần của khoai môn có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm: Calo (chủ yếu là carbohydrates), chất xơ, mangan, vitamin B6, vitamin C, vitamin E, kali, đồng, photpho, magie, folate, kẽm,…
Với những thành phần dinh dưỡng trên, khoai môn được xem là một loại lương thực lành tính, an toàn và rất tốt cho sức khỏe. Vậy người bị tiểu đường ăn khoai môn được không?
Bị tiểu đường ăn khoai môn được không? Tại sao?
Với thắc mắc “Người bị tiểu đường ăn khoai môn được không” thì câu trả lời là Có. Nhờ chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người, khoai môn được xem là lựa chọn hàng đầu so với những loại khoai khác như khoai tây, khoai lang,… Do vậy bệnh nhân bị tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng được khoai môn.
Dưới đây là những lý do tại sao bệnh nhân bị tiểu đường nên bổ sung khoai môn vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của mình.
Khoai môn có khả năng kiểm soát đường huyết hiệu quả
Khoai môn là một trong những loại thực phẩm có chứa chỉ số đường huyết GI ở mức thấp. Điều này cho phép người bệnh tiểu đường có thể sử dụng được loại thực phẩm này mà không sợ lượng đường trong máu bị tăng cao. Bên cạnh đó, hàm lượng tinh bột trong khoai môn còn giúp cải thiện độ nhạy cảm với insullin, giúp giảm tích trữ chất béo trong cơ thể. Ngoài ra, trong thành phần của loại khoai này còn có rất nhiều vitamin A, giúp ổn định lượng đường huyết hiệu quả.
Khoai môn có chứa nhiều chất xơ
Chất xơ là một chất đặc biệt quan trọng đối với người bị tiểu đường. Do đó đây là loại dưỡng chất luôn được người bệnh ưu tiên sử dụng. Trong khoai môn có chứa hàm lượng chất xơ khá cao, giúp cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa tình trạng táo bón, khó tiêu, đầy hơi,… Người bệnh nạp vào cơ thể lượng chất xơ từ khoai môn sẽ giúp no lâu và kiểm soát cơn thèm ăn hiệu quả.
Giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả
Trong thành phần dinh dưỡng của khoai môn có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch, kháng viêm diệt khuẩn rất tốt. Trong số đó có hợp chất polyphenol – đây là chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp vô hiệu hóa các gốc tự do, chữa lành những tế bào bị tổn thương và chống ung thư hiệu quả.
Giúp tăng cường lưu thông máu và giảm cholesterol
Khoai môn có chứa một lượng lớn tinh bột kháng. Chất này hoạt động như một chất nền giúp thúc đẩy quá trình lên men và sản xuất axit béo. Việc sử dụng khoai môn sẽ giúp làm giảm lượng đường huyết, cải thiện lưu thông máu, giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch. Đồng thời hàm lượng cholesterol và chất béo tập trung cũng sẽ được hạ thấp, giúp cải thiện nồng độ insulin trong máu hiệu quả.
Khoai môn tốt cho người bị tiểu đường suy thận
Khoai môn là một loại lương thực không có nhiều chất béo, đường hay đạm. Thế nhưng nó lại giàu calorie, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Điều này rất tốt cho những người đang trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường suy thận, thận hư, thận yếu,….
Giúp người bị tiểu đường béo phì giảm cân hiệu quả
Ở những bệnh nhân đái tháo đường đang bị thừa cân béo phì, khoai môn được xem là sản phẩm giúp giảm cân an toàn nhất. Những người ăn kiêng nên bổ sung thêm khoai môn vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Bởi khoai môn chứa nhiều chất xơ, tinh bột, không có chất béo, giúp người bệnh no lâu, làm hạn chế việc nạp các loại thức ăn khác vào cơ thể.
Tốt cho người bị tiểu đường thai kỳ
Nhiều mẹ bầu chắc hẳn cũng đang hoang mang không biết “tiểu đường thai kỳ ăn khoai môn được không?”. Trên thực tế, mẹ bầu bị bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng được loại thực phẩm này. Trong thành phần dinh dưỡng của khoai môn có chứa nhiều magie, canxi, rất thích hợp cho phụ nữ mang thai. Các chất này có tác dụng làm chắc khỏe xương, nâng cao hệ miễn dịch, giúp làm ổn định đường huyết, đồng thời hạn chế tình trạng bị chuột rút chân thường gặp ở phụ nữ mang thai.
Với những phân tích trên đây về tác dụng này của khoai môn đối với sức khỏe của bệnh nhân tiểu được. Chắc hẳn người bệnh đã tìm được đáp án cho câu hỏi “người tiểu đường ăn khoai môn được không?”. Do đó, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng khoai môn mà không cần phải lo lắng về bất cứ tác dụng phụ nào.
Bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng khoai môn như thế nào cho hiệu quả?
Khoai môn rất an toàn và lành tính đối với sức khỏe con người. Thế nhưng không phải vì vậy mà bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng một cách tùy tiện. Bạn vẫn cần phải tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời chú ý một số cách sử dụng khoai môn an toàn hiệu quả như sau.
- Ngâm khoai môn với backing soda
Trong thành phần của khoai môn có chứa chất gây kích ứng da. Vì vậy khi sơ chế loại củ này, bạn cần đeo găng tay để tránh bị ngứa tay. Đồng thời để tránh làm bỏng rát ở đầu lưỡi khi ăn, người bệnh hãy cạo sạch vỏ và ngâm khoai môn vào backing soda khoảng 10 phút rồi mới tiếp tục chế biến.
- Kiểm soát liều lượng tiêu thụ
Khoai môn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, cả món mặn lẫn món ngọt. Tuy nhiên người bệnh tiểu đường không nên ăn uống tùy tiện. Bạn cần kiểm soát liều lượng tiêu thụ loại thực phẩm này bằng cách ung cấp cho bác sĩ thông tin về thể trạng cũng như tình hình bệnh của mình để biết được cơ thể cần nạp khoảng bao nhiêu gam khoai môn trong mỗi lần sử dụng.
- Nên kết hợp khoai môn với rau xanh
Về bản chất, khoai môn vẫn chứa nhiều tinh bột và carb. Do đó bạn nên dùng khoai môn như một món ăn phụ. Khi sử dụng nên ăn kèm với rau xanh.
- Nên chế biến thành món luộc
Người bệnh nên luộc, hấp khoai môn thay vì chế biến chúng thành những món ăn giàu chất béo và nhiều dầu mỡ khác.
- Nên ăn liều lượng vừa phải
Người bệnh nên sử dụng loại thực phẩm này một cách khoa học và hợp lý. Khoai môn rất tốt cho cơ thể nhưng nếu sử dụng quá nhiều cũng sẽ gây phản tác dụng. Vì thế các bác sĩ khuyên người bệnh nên sử dụng khoảng 200-300g khoai môn/bữa, trung bình mỗi tuần nên ăn từ 2-3 bữa và phải đo chỉ số đường huyết sau khi ăn.
- Lưu ý khi chọn khoai môn
Khi chọn khoai môn, bạn cũng không nên chọn những loại củ bị sâu hoặc thối hỏng. Bởi nếu cố tình sử dụng có thể khiến bạn bị ngộ độc. Ngoài ra khi sử dụng khoai môn đó là nhiều người thường có thói quen gọt khoai môn thật sạch và bỏ đi lớp vỏ bên ngoài thật dày. Tuy nhiên đây là một suy nghĩ sai lầm bởi phần ruột ngay sau lớp vỏ mới cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
- Người bị bệnh ngoài da nên cẩn thận khi sử dụng
Nếu người bệnh thấy có xuất hiện tình trạng phát ban, nổi mề đay, ngứa ngáy,… thì cần ngưng sử dụng ngay, đồng thời đến gặp bác sĩ để được xem xét tình hình bệnh.
Bệnh nhân tiểu đường ăn khoai sọ được không?
So với khoai môn, khoai sọ cũng là một loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như sát, canxi, chất xơ, vitamin C, chất chống oxy hóa và các axit amin khác giúp hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa, điều hòa huyết áp và làm giảm lượng cholesterol trong máu. Bên cạnh đó, khoai sọ còn có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị bệnh thận, giúp bồi bổ cơ thể và tăng cường sức đề kháng.
Tuy nhiên loại củ này lại có chứa hàm lượng tinh bột cao. Chỉ số đường huyết của khoai sọ khi được nấu chín là GI = 58, thậm chí là con cao hơn khi nấu nhừ. Vì vậy bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này để tránh gây ra những tác động xấu đến sức khỏe.
Những thông tin trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc “Người bị tiểu đường ăn khoai môn được không?”. Người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học hợp lý theo chỉ dẫn của bác sĩ để lượng đường huyết trong cơ thể được cải thiện.
Nội dung chínhCác thành phần dinh dưỡng trong khoai mônBị tiểu đường ăn khoai môn được không? Tại sao?Khoai môn có khả năng kiểm soát đường huyết hiệu quảKhoai môn có chứa nhiều chất xơGiúp ngăn ngừa ung thư hiệu quảGiúp tăng cường lưu thông máu và giảm cholesterolKhoai môn tốt cho người bị tiểu […]
Xem chi tiếtNội dung chínhCác thành phần dinh dưỡng trong khoai mônBị tiểu đường ăn khoai môn được không? Tại sao?Khoai môn có khả năng kiểm soát đường huyết hiệu quảKhoai môn có chứa nhiều chất xơGiúp ngăn ngừa ung thư hiệu quảGiúp tăng cường lưu thông máu và giảm cholesterolKhoai môn tốt cho người bị tiểu […]
Xem chi tiếtNội dung chínhCác thành phần dinh dưỡng trong khoai mônBị tiểu đường ăn khoai môn được không? Tại sao?Khoai môn có khả năng kiểm soát đường huyết hiệu quảKhoai môn có chứa nhiều chất xơGiúp ngăn ngừa ung thư hiệu quảGiúp tăng cường lưu thông máu và giảm cholesterolKhoai môn tốt cho người bị tiểu […]
Xem chi tiếtNội dung chínhCác thành phần dinh dưỡng trong khoai mônBị tiểu đường ăn khoai môn được không? Tại sao?Khoai môn có khả năng kiểm soát đường huyết hiệu quảKhoai môn có chứa nhiều chất xơGiúp ngăn ngừa ung thư hiệu quảGiúp tăng cường lưu thông máu và giảm cholesterolKhoai môn tốt cho người bị tiểu […]
Xem chi tiếtNội dung chínhCác thành phần dinh dưỡng trong khoai mônBị tiểu đường ăn khoai môn được không? Tại sao?Khoai môn có khả năng kiểm soát đường huyết hiệu quảKhoai môn có chứa nhiều chất xơGiúp ngăn ngừa ung thư hiệu quảGiúp tăng cường lưu thông máu và giảm cholesterolKhoai môn tốt cho người bị tiểu […]
Xem chi tiết