Thông tin chi tiết về bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận – Tiết Niệu – MậtGiám đốc Chuyên Môn tại Phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Bệnh tiểu đường phụ thuộc Insulin chỉ chiếm 5% tổng số ca mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên nó lại thường xuất hiện ở những người trẻ tuổi, trong đó có cả trẻ em. Bởi vậy, nếu không được điều trị sớm, bệnh này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.

[Giải đáp] – Bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin là gì?

Bệnh đái tháo đường phụ thuộc Insulin chính là bệnh tiểu đường type 1. Sở sĩ có tên gọi này là do người bị tiểu đường tuýp 1 phải phụ thuộc hoàn toàn vào Insulin ngoại sinh suốt đời để đảm bảo sức khỏe và duy trì sự sống. Bởi đặc thù của căn bệnh này là tuyến tụy của bệnh nhân hoàn toàn không còn khả năng tự sản xuất ra hormone insulin.

ệnh tiểu đường phụ thuộc insulin chính là đái tháo đường tuýp 1
ệnh tiểu đường phụ thuộc insulin chính là đái tháo đường tuýp 1

Được biết, Insulin là loại hormone đặc biệt được tiết ra từ tế bào đảo tụy. Đồng thời đây cũng là hormon duy nhất trong cơ thể con người có khả năng chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng để cung cấp cho các tế bào. Tuy nhiên, vì 1 số lý do nào đó mà cơ thể người đã tự sinh ra loại kháng thể có thể phá hủy toàn bộ các tế bào beta đảo tụy của chính mình. Hậu quả là tuyến tụy đã hoàn toàn không còn khả tiết ra insulin, qua đó gây ra bệnh tiểu đường type 1.

Theo báo cáo mới nhất về số lượng trẻ bị mắc tiểu đường phụ thuộc insulin tại Nhật Bản thì cứ 100.000 trẻ em Nhật lại có khoảng 8 trẻ bị mắc bệnh này. Đáng chú ý, ở các nước Âu Mỹ, tỷ lệ mắc đái tháo đường tuýp 1 ở trẻ nhỏ phổ biến hơn và gấp tới 10~30 lần so với đất nước Nhật Bản.

Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân nào chính xác gây nên bệnh tiểu đường phụ thuộc Insulin. Tuy nhiên, có khá nhiều giả thuyết cũng đã được đưa ra, cụ thể:

  • Do tiền sử gia đình: Tức trong gia đình của người bệnh đã có ít nhất 1 người bị tiểu đường phụ thuộc Insulin
  • Người có tiền sử nhiễm virus.
  • Đối tượng tiếp xúc thường xuyên với hóa chất hay phóng xạ độc hại.

Bệnh tiểu đường phụ thuộc và không phụ thuộc insulin khác nhau như thế nào?

Việc phân biệt tiểu đường phụ thuộc và không phụ thuộc insulin là điều cần thiết. Bởi mỗi dạng bệnh đều có phương pháp điều trị đặc thù, riêng biệt.

Người bị tiểu đường tuýp 1 hoàn toàn không mất đi khả năng sản xuất Insulin
Người bị tiểu đường tuýp 1 hoàn toàn không mất đi khả năng sản xuất Insulin

Vậy bệnh tiểu đường không phụ thuộc Insulin là gì? Theo các bác sĩ, đây chính là tên gọi khác của tiểu đường tuýp 2. Những người bị bệnh này có đặc trưng là cơ thể vẫn có thể sản xuất ra Insulin.

Tuy nhiên, các tế bào trong cơ thể họ lại kháng với hormon này nên khiến chúng hoạt động không hiệu quả để chuyển hóa đường thành năng lượng. Lúc này, tuyến tụy bắt buộc phải tăng cường tiết ra Insulin để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Lâu dần, do cơ quan này hoạt động quá sức nên sẽ bị suy yếu dần chức năng dẫn đến sản xuất thiếu Insulin.

Thông thường ở bệnh nhân mắc tiểu đường type 2 thì thời gian đầu họ vẫn chưa phải tiêm Insulin như người bị đái tháo đường tuýp 1. Chỉ tới khi các loại thuốc tây mà bác sĩ đã kê đơn không thể kiểm soát tốt được đường huyết kết hợp với chức năng của tuyến tụy suy yếu mạnh thì họ mới phải tiêm Insulin.

Người tiểu đường phụ thuộc insulin có những triệu chứng gì?

Nhận biết sớm được các triệu chứng của tiểu đường phụ thuộc Insulin là điều vô cùng cần thiết. Bởi có như vậy, bạn mới có thể áp dụng các phương pháp điều trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng mà bệnh này gây ra.

Tiểu nhiều, khát nhiều, cơ thể mệt mỏi và sụt cân bất thường là những dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường tuýp 1 mà bạn có thể dễ dàng nhận biết. Cụ thể:

  • Tiểu nhiều: Triệu chứng này xuất hiện cả ở bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Biểu hiện là bạn sẽ buồn tiểu nhiều lần trong ngày với thể tích nước tiểu có thể lên tới 3l. Đáng chú ý, con số này cao hơn so với bình thường từ 1-2l. Nguyên nhân là do đường huyết tăng cao buộc cơ thể phải đào thải glucose thông qua thận bằng nước tiểu.
  • Khát nhiều: Khát nhiều ngay cả khi bạn vừa uống nước chính là dấu hiệu đặc trưng của bệnh tiểu đường phụ thuộc Insulin. Bởi việc đi tiểu nhiều đã buộc cơ thể bạn phải bổ sung nhiều nước để tránh tình trạng mất nước.
  • Mệt mỏi vô cơ: Ở bệnh nhân mắc tiểu đường type 1, lượng đường từ máu đã không được vận chuyển vào trong tế bào để chuyển hóa thành năng lượng do thiếu Insulin. Bởi vậy mà hoạt động của cơ thể kém dần đi với biểu hiện đặc trưng là mệt nhiều
  • Sụt cân nhiều: Khi tế bào bị thiếu đi năng lượng để hoạt động thì tất yếu cơ thể bạn sẽ phải sử dụng chất béo để chuyển hóa cúng thành ceton để thay thế. Đây cũng là nguồn năng lượng cung cấp cho các tế bào hoạt động nhưng không phải có nguồn gốc từ đường. Bởi vậy mà đường vẫn bị tích tụ vào máu còn chất béo thì được tiêu thụ hết, do đó bệnh nhân tiểu đường bị phụ thuộc insulin thường gầy đi rất nhanh.
Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh tiểu đường phụ thuộc Insulin
Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh tiểu đường phụ thuộc Insulin

Cách chẩn đoán bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin

Bệnh tiểu đường phụ thuộc Insulin có thể chẩn đoán được bằng 2 phương pháp xét nghiệm. Cụ thể là xét nghiệm đường trong máu và nước tiểu.

Với xét nghiệm máu, bạn sẽ được cho là mắc bệnh tiểu đường khi kết quả cho thấy lượng đường trong máu của bạn đang ở mức cao. Lúc này, kết quả đã rõ ràng nên bạn không cần phải thực hiện thêm bất cứ xét nghiệm nào nữa mà sẽ được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị ngay lập tức.

Xét nghiệm nước tiểu sẽ được áp dụng khi xét nghiệm máu chưa mang lại kết quả rõ ràng do một số yếu tố khách quan hoặc chủ quan nào đó. Nếu kết quả xét nghiệm lượng đường trong nước tiểu dương tính thì bạn vẫn phải thực hiện thêm xét nghiệm dung nạp glucose nữa. Cụ thể:

  • Bạn được bác sĩ cho 1 dung dịch ngọt, có chứa đường glucose.
  • Mẫu nước tiểu sau khi bạn dung nạp glucose sẽ được lấy để đi xét nghiệm.

Mục đích của xét nghiệm dung nạp glucose là kiểm tra chính xác khả năng tiết insulin cũng như sự biến đổi của lượng đường huyết. Ngoài ra, trong một số trường hợp, để có thể biết chính xác kết quả, bác sĩ còn tiến hành thêm một số phương pháp chẩn đoán khác như đo HbA1 / HbA1c và fructosamine trong máu.

Các bước xét nghiệm dung nạp glucose
Các bước xét nghiệm dung nạp glucose

Ngoài ra, bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin rất khó phân biệt với bệnh đái tháo đường tuýp 2. Bởi vậy, việc kiểm tra các kháng thể kháng các tiểu đảo tụy (hoặc tiểu đảo Langerhans) và cả kháng thể GAD sẽ mang lại có hiệu quả tốt trong việc chẩn đoán bệnh này.

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin

Bệnh tiểu đường tuýp 1 chủ yếu được điều trị bằng insulin. Tuy nhiên, việc chú ý tới chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động cũng vô cùng quan trọng.

Điều trị tiểu đường tuýp 1 bằng insulin

Trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1, tiêm insulin là việc làm tất yếu để duy trì tính mạng của người bệnh. Hơn thế nữa, người bệnh cũng sẽ phải phụ thuộc vào loại hormone ngoại sinh này suốt đời.

Có thể nói, tiêm insulin là một trong những phương pháp bổ sung insulin cơ bản nhất. Bên cạnh đó, nó cũng phù hợp với mọi lứa tuổi hay lối sống của nhiều người.

Thông thường, insulin sẽ được tiêm dưới da trung bình 2-4 lần mỗi ngày tùy vào từng loại thuốc và nhu cầu của người bệnh. Loại hormone đặc biệt này được các nhà khoa học sản xuất bằng cách áp dụng công nghệ của kỹ thuật gen hiện đại. Insulin được tạo ra cần được tổng hợp để tách bỏ các tạp chất gây dị ứng thì mới có thể dùng được cho người bệnh.

Thuốc insulin có 3 loại cơ bản là tác dụng nhanh, tác dụng trung bình và tác dụng lâu dài. Đúng như tên gọi, chúng có sự khác biệt lớn về thời gian xuất hiện hiệu quả điều trị từ lúc tiêm và cả thời gian duy trì tác dụng của thuốc. Bởi vậy, bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 có thể chọn sử dụng thuốc phù hợp với mình dựa theo các tính năng của từng loại.

Thuốc Insulin chỉ có dạng tiêm và không có dạng uống
Thuốc Insulin chỉ có dạng tiêm và không có dạng uống

Các dụng cụ tiêm cũng như kim tiêm insulin được sản xuất ra nhằm giúp bệnh nhân có thể tự tiêm insulin cho mình với liều lượng chính xác và giảm bớt sự đau đớn. Ngoài ra ốm tiêm bình thường thì bút tiêm insulin cũng đã có mặt trên thị trường hiện nay, rất thuận tiện để người bệnh mang theo bên mình.

Sau một thời gian điều trị bằng insulin, khi lượng hormon này tiết ra nhiều hơn thì bệnh nhân có thể giảm tần suất tiêm hoặc liều lượng thuốc đi. Tuy nhiên trong trường hợp các tế bào β tuyến tụy gần như biến mất hoàn toàn, thì bạn lại cần phải tăng liều lượng tiêm insulin.

Các bác sĩ khuyên rằng, mỗi bệnh nhân cần học về đặc trưng của từng loại thuốc insulin và cách tiêm đúng. Đồng thời cũng tự biết cách đo đường huyết của mình và tăng giảm liều lượng thuốc tiêm sao cho phù hợp với sự biến động của của đường huyết trong suốt quá trình điều trị bệnh.

Sử dụng thuốc điều trị được bác sĩ kê đơn

Nguyên tắc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 là bổ sung insulin. Bởi vậy, các loại thuốc có tác dụng hạ đường huyết hay giúp cải thiện tính kháng insulin gần như không mang lại hiệu quả.

Tuy nhiên, dù đã tiêm đủ liều lượng insulin trước bữa ăn, nhưng một số bệnh nhân vẫn có xu hướng tăng cao đường huyết sau ăn. Trong trường hợp này, việc sử dụng kết hợp các loại thuốc như chất ức chế alpha-glucosidase có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa đường tại ruột non và giảm hấp thụ đường của cơ thể là điều cần thiết.

Thay đổi thói quen ăn uống

Cũng giống bao người bình thường, chế độ dinh dưỡng người bị tiểu đường phụ thuộc Insulin cũng cần đầy đủ dinh dưỡng mỗi ngày. Tuy nhiên, lượng calo được dung nạp mỗi ngày cần được tính toán kỹ lưỡng để chúng không bị dư thừa quá nhiều.

Có một thoái quen ăn uống lành mạnh, phù hợp với sức khỏe bạn sẽ dễ dàng kiểm soát được lượng đường huyết của mình
Có một thoái quen ăn uống lành mạnh, phù hợp với sức khỏe bạn sẽ dễ dàng kiểm soát được lượng đường huyết của mình

Để làm được điều này, bạn cần kiêng những nhóm thực phẩm như sau:

  • Thực phẩm nhiều đường: Bao gồm bánh kẹo, mứt tết, kem, nước ngọt và cả nước trái cây được ép từ loại quả có hàm lượng đường cao như xoài, nho, anh đào, lê,…
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu: Bao gồm da, mỡ, nội tạng động vật, đồ ăn chiên qua dầu mỡ, thịt đóng hộp,…
  • Tinh bột: Loại tinh bột mà người bị tiểu đường cần tránh sẽ có nguồn gốc từ bánh mì, bột sắn dây, gạo trắng, miến, các loại củ nướng.
  • Chất kích thích: Gồm rượu, bia, thuốc lá và bất cứ loại chất kích thích nào khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Những thực phẩm mà người bị bệnh tiểu đường phụ thuộc Insulin cần tăng cường bổ sung gồm:

  • Ngũ cốc nguyên hạt: Gồm lúa mì nguyên chất, yến mạch, hạt diêm mạch, gạo lứt, ngô, hạt kê,…
  • Chất đạm có từ thịt trắng, hải sản, trứng và các loại dầu ăn có chứa đạm từ nguồn gốc thực vật.
  • Rau xanh và hoa quả: Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều rau xanh có nhiều chất xơ và hoa quả chứa ít đường như bưởi, đu đủ, dâu tây, dưa lưới,…
  • Sữa và chế phẩm từ sữa nhưng ít đường hoặc đã tách kem.

Ngoài những thực phẩm nên ăn và cần kiêng thì người bị tiểu đường tuýp 1 cũng cần tuân thủ nguyên tắc ăn uống sau:

  • Chia khẩu phần ăn của mình thành nhiều bữa trong ngày mục đích là để tránh tình trạng đường huyết bị tăng đột ngột sau ăn.
  • Ăn đủ bữa, đúng giờ, không để bụng quá đói hoặc quá no.
  • Điều chỉnh chế độ ăn một cách từ từ để cơ thể có thời gian thích nghi.
  • Tránh nằm hoặc ngồi ngay sau khi ăn, thay vào đó hãy đứng lên đi lại nhẹ nhàng trong 15 đến 20 phút.
  • Luôn luôn kiểm tra chỉ số đường huyết trước và sau khi ăn để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

Tăng cường vận động mỗi ngày

Tập luyện thể dụng thể thao với cường độ vừa phải là việc làm không thể thiếu đối bệnh nhân tiểu đường. Bởi có như vậy, lượng đường trong máu mới được tiêu thụ tốt và ít bị tích tụ lại trong máu.

Đii bộ 30 phú mỗi ngày rất tốt cho người bệnh tiểu đường
Đii bộ 30 phú mỗi ngày rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường cũng cần lưu ý, việc vận động chính là lúc mà cơ thể đang tiêu hao năng lượng. Bởi vậy nguy cơ hạ đường huyết đột ngột có thể xảy ra nếu bạn đang sử dụng insulin mà hoạt động thể dục thể thao quá sức. Lúc này, nếu không xử trí kịp thời thì người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị co giật, mất ý thức và thậm chí là dẫn đến tử vong. Trường hợp nhẹ thì bạn có thể bị chóng mặt, suy nhược cơ thể, dễ té ngã, sa sút trí tuệ,…

Các bác sĩ khuyên rằng, người bị tiểu đường nói chung và đái tháo đường phụ thuộc insulin nên lựa chọn các hình thức vận động nhẹ nhàng. Chẳng hạn như bạn có thể đi bộ, đi xe đạp, tập yoga, ngồi thiền, học múa,…Thời gian thích hợp nhất cho các hoạt động này trung bình là 30 đến 45 phút mỗi ngày.

Như vậy, để có thể kiểm soát tốt lượng đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng do bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin gây ra thì điều quan trọng là bạn phải nắm rõ được thông tin về bệnh. Bên cạnh đó, việc thăm khám bác sĩ thường xuyên cũng là điều vô cùng cần thiết đối với mỗi người bệnh.

Array
Câu hỏi thường gặp
Giải đáp thắc mắc: Đường huyết bao nhiêu là cao?

Nội dung chính[Giải đáp] – Bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin là gì?Bệnh tiểu đường phụ thuộc và không phụ thuộc insulin khác nhau như thế nào?Người tiểu đường phụ thuộc insulin có những triệu chứng gì?Cách chẩn đoán bệnh tiểu đường phụ thuộc insulinPhương pháp điều trị bệnh tiểu đường phụ thuộc insulinĐiều trị […]

Xem chi tiết
Bệnh tiểu đường và quan hệ vợ chồng được không? Lý giải cụ thể

Nội dung chính[Giải đáp] – Bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin là gì?Bệnh tiểu đường phụ thuộc và không phụ thuộc insulin khác nhau như thế nào?Người tiểu đường phụ thuộc insulin có những triệu chứng gì?Cách chẩn đoán bệnh tiểu đường phụ thuộc insulinPhương pháp điều trị bệnh tiểu đường phụ thuộc insulinĐiều trị […]

Xem chi tiết
Bệnh tiểu đường xét nghiệm gì? Lưu ý khi xét nghiệm tiểu đường

Nội dung chính[Giải đáp] – Bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin là gì?Bệnh tiểu đường phụ thuộc và không phụ thuộc insulin khác nhau như thế nào?Người tiểu đường phụ thuộc insulin có những triệu chứng gì?Cách chẩn đoán bệnh tiểu đường phụ thuộc insulinPhương pháp điều trị bệnh tiểu đường phụ thuộc insulinĐiều trị […]

Xem chi tiết
Bệnh tiểu đường chữa được không và chữa như thế nào? (Tư vấn mới nhất)

Nội dung chính[Giải đáp] – Bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin là gì?Bệnh tiểu đường phụ thuộc và không phụ thuộc insulin khác nhau như thế nào?Người tiểu đường phụ thuộc insulin có những triệu chứng gì?Cách chẩn đoán bệnh tiểu đường phụ thuộc insulinPhương pháp điều trị bệnh tiểu đường phụ thuộc insulinĐiều trị […]

Xem chi tiết
Tại Sao Tiểu Đường Lại Khát Nước? Biện Pháp Khắc Phục

Nội dung chính[Giải đáp] – Bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin là gì?Bệnh tiểu đường phụ thuộc và không phụ thuộc insulin khác nhau như thế nào?Người tiểu đường phụ thuộc insulin có những triệu chứng gì?Cách chẩn đoán bệnh tiểu đường phụ thuộc insulinPhương pháp điều trị bệnh tiểu đường phụ thuộc insulinĐiều trị […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?