Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? [BÁC SĨ GIẢI ĐÁP]

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng Hải Đăng – Khoa Xương khớpTrưởng khoa Khám bệnh Y học cổ truyền Phòng khám Thuốc dân tộc – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không luôn là thắc mắc của không ít bệnh nhân đang gặp phải vấn đề về bệnh cơ xương khớp. Đi bộ vốn là một môn thể thao đơn giản, dễ tập và có khả năng tăng cường sức khỏe tuyệt vời. Nếu bạn đọc cũng đang băn khoăn chưa có lời giải cho câu hỏi trên thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây.

Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?

Giữa các xương đốt sống đều có đĩa đệm đóng vai trò giảm ma sát, giảm xóc trong quá trình di chuyển và giúp cơ thể vận động dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu một trong các đĩa đệm này bị tổn thương khiến phần nhân nhầy bên trong tràn ra ngoài sẽ gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm. Phần nhân nhầy đè nén lên hệ thống các dây thần kinh cột sống xung quanh, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức rất khó chịu.

Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị hay tăng cường bổ sung dưỡng chất qua thực phẩm, rèn luyện thể chất cũng là một trong những biện pháp được bác sĩ khuyến khích với bệnh nhân thoát vị. Thế nhưng, không phải ai cũng nắm rõ được vấn đề tập luyện ra sao và nên chọn bộ môn thể thao nào. Rất nhiều người thắc mắc rằng liệu những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ hay không?

"Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ?" là chủ đề được quan tâm dạo gần đây
“Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ?” là chủ đề được quan tâm dạo gần đây

Theo các bác sĩ, đi bộ là một trong những dạng vận động rèn luyện phù hợp với người đang gặp vấn đề với xương sống, trong đó bao gồm cả thoát vị đĩa đệm. Nguyên nhân là vì đi bộ có thể mang đến cho cơ thể người bệnh những lợi ích tuyệt vời dưới đây:

  • Giúp lưu thông máu: Nhiều bệnh nhân thoát vị thường cho rằng hạn chế vận động mới là điều nên làm khi bị đau nhức xương khớp. Tuy nhiên, thực chất việc này lại không tốt cho sức khỏe người bệnh. Khi cơ thể ít hoạt động thể chất, các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng vùng cột sống rất dễ bị co lại, làm giảm lưu lượng hồng cầu đến khu vực này. Việc đi bộ thường xuyên có thể giúp người bệnh hạn chế được vấn đề trên đồng thời cải thiện tuần hoàn máu của toàn bộ cơ thể.
  • Giúp đào thải những độc tố tích tụ lâu ngày: Cơ bắp trong quá trình giãn nở có khả năng tạo ra một số độc tố sinh lý học, về lâu dài chúng sẽ tích tụ dưới lớp biểu bì và gây ảnh hưởng xấu đến các khớp. Việc đi bộ đều đặn có thể giúp người bệnh thoát vị vùng cột sống ngăn chặn được hiện tượng này cũng như giúp cơ thể gia tăng tính dẻo dai, linh hoạt.
  • Thư giãn các cơ bắp vùng bị ảnh hưởng: Đi bộ có thể tác động đến các cơ và khớp vùng thắt lưng, hông và hai chân, giúp chúng được kéo căng và thư giãn tối đa sau những giờ làm việc văn phòng vất vả. Điều này cũng giúp các trường hợp bị thoát vị gia tăng tính linh hoạt trong chuyển động, giảm cảm giác đau và tê buốt ở những vùng bị ảnh hưởng. 

Người bệnh thoát vị đĩa đệm khi đi bộ cần lưu ý gì?

Tuy rằng câu hỏi “Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?” nhận được đáp án “Có” từ các bác sĩ nhưng điều này không đồng nghĩa với việc người bệnh có thể đi bộ thoải mái mà không cần chú ý gì. Tổn thương ở đĩa đệm cột sống rất dễ trở nên trầm trọng hơn nếu bạn vận động một cách tùy tiện và quá sức. Dưới đây là một số các vấn đề người bệnh bị thoát vị khi đi bộ cần lưu ý:

  • Bắt đầu với các bài tập ngắn: Thời gian đi bộ quá lâu có thể gây ảnh hưởng xấu đến lưng và hai chân của bệnh nhân. Các chuyên gia khuyến khích người bị thoát vị nên bắt đầu đi bộ trong thời gian ngắn trước, khoảng từ 15-20 phút mỗi ngày. Khi cơ thể quen dần với cường độ bài tập thoát vị đĩa đệm này, người bệnh có thể tăng dần từ 5-10 phút  mỗi tuần.
  • Lựa chọn hình thức đi bộ phù hợp: Đi bộ không có nghĩa là người bệnh bắt buộc phải lựa chọn đi trên đường đất, đường nhựa,..tại công viên hay gần khu vực sống. Bệnh nhân hoàn toàn có thể đa dạng hình thức luyện tập với máy đi bộ, máy elliptical hay đi bộ trong hồ bơi. Đây là những cách vận động ít gây áp lực lên vùng thắt lưng và có thể điều chỉnh tùy theo trạng thái của cơ thể.
Người bệnh nên lựa chọn hình thức đi bộ thích hợp với bản thân
Người bệnh nên lựa chọn hình thức đi bộ thích hợp với bản thân
  • Tư thế khi đi bộ: Nhiều người có thói quen đi gù lưng, đi hai hàng nhưng thực tế đây đều là những tư thế không tốt cho cột sống. Khi đi bộ, các chuyên gia khuyến nghị người bệnh nên giữ thẳng lưng, mắt nhìn thẳng phía trước, thả lỏng vai, ưỡn ngực và mũi chân vuông góc với bắp chân. Nếu cảm thấy đau nhức vùng lưng khi đi bộ, người bệnh nên báo ngay với bác sĩ để được chẩn đoán rõ nguyên nhân.
  • Lựa chọn giày tập thích hợp: Giày thể thao là một phần không thể thiếu của môn thể thao đi bộ. Việc đi một đôi giày thích hợp giúp người bệnh giảm được áp lực lên đôi chân cũng như phòng tránh những chấn thương không đáng có. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên lựa chọn các loại trang phục thoải mái, co giãn và thấm hút mồ hôi tốt.

Hy vọng với những thông tin bổ ích được bài viết tổng hợp, bạn đọc đã phần nào gỡ bỏ được những băn khoăn liên quan đến chủ đề “Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?”. Bên cạnh việc tăng cường rèn luyện thể dục thể thao, những người đang đối mặt với bệnh lý thoát vị cũng cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi và đi khám tại bệnh viện định kỳ.

Array
Câu hỏi thường gặp
Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục? Các giai đoạn

Nội dung chínhThoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?Người bệnh thoát vị đĩa đệm khi đi bộ cần lưu ý gì? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng Hải Đăng – Khoa Xương khớp – Trưởng khoa Khám bệnh Y học cổ truyền Phòng khám Thuốc dân […]

Xem chi tiết
Mổ thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất? Thông tin chi tiết

Nội dung chínhThoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?Người bệnh thoát vị đĩa đệm khi đi bộ cần lưu ý gì? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng Hải Đăng – Khoa Xương khớp – Trưởng khoa Khám bệnh Y học cổ truyền Phòng khám Thuốc dân […]

Xem chi tiết
Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? (Giải đáp chi tiết)

Nội dung chínhThoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?Người bệnh thoát vị đĩa đệm khi đi bộ cần lưu ý gì? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng Hải Đăng – Khoa Xương khớp – Trưởng khoa Khám bệnh Y học cổ truyền Phòng khám Thuốc dân […]

Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chữa Được Không? Tư Vấn Chi Tiết Từ Các Bác Sĩ

Nội dung chínhThoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?Người bệnh thoát vị đĩa đệm khi đi bộ cần lưu ý gì? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng Hải Đăng – Khoa Xương khớp – Trưởng khoa Khám bệnh Y học cổ truyền Phòng khám Thuốc dân […]

Xem chi tiết
Thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không? Giải đáp chi tiết

Nội dung chínhThoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?Người bệnh thoát vị đĩa đệm khi đi bộ cần lưu ý gì? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng Hải Đăng – Khoa Xương khớp – Trưởng khoa Khám bệnh Y học cổ truyền Phòng khám Thuốc dân […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?